Thực hiện các chuyến thăm viếng

Một phần của tài liệu Sức mạnh mềm của Trung Quốc tại Châu Phi (Trang 39)

5. Kết cấu luận văn

2.1.2Thực hiện các chuyến thăm viếng

Năm 2005, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã có chuyến thăm đầu tiên tới một số nước châu Phi. Năm 2007, ông tiếp tục có chuyến thăm chính thức 8 nước châu Phi, với mục đích cụ thể hóa đề nghị 8 điểm đã nêu tại Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác Trung Quốc - Châu Phi, qua đó thúc đầy các mối quan hệ kinh tế, chính trị, khai thác khoáng sản dầu khí. Để gia tăng mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên, việc thực hiện chính sách giảm nợ cho các nước tiếp tục được thực thi.

Năm 2009, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào một lần nữa tới thăm các nước châu Phi là Mali, Xênêgan, Tandania, Môrixơ. Mục tiêu của chuyến thăm này là cùng các nước châu Phi khắc phục hậu quả cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và kinh tế thế giới; kêu gọi cồng đồng quốc tế quan tâm hơn tới các thiệt hại đối với các nước đang phát triển, nhất là với các nghèo và các nước chậm phát triển như ở châu Phi. Trung Quốc sẵn sàng tăng cường sự hợp tác quốc tế để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng, ủng hộ việc gia tăng quyền được phát ngôn của các nước đang phát triển trong việc cải tổ hệ thống tài chính quốc tế và kêu gọi cồng đồng quốc tế giúp đỡ một cách thiết thực cho các nước đang phát triển, nhất là các nước châu Phi trong việc khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới.

37

Tiếp theo đó, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Dương Khiết Trì đã tới thăm các nước: Nam Phi, CHDC Conggo, Burundi, Etiopia. Chuyến viếng thăm lần này của nhà lãnh đạo Trung Quốc được báo Les Echos của Pháp

đánh giá là “giúp Trung Quốc mở rộng những lợi ích chiến lược của mình tại lục địa đen, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp”. Ngay sau chuyến thăm này, quỹ phát triển Trung Quốc - Châu Phi (CADF) đã triển khai chương trình đầu tư của mình vào châu Phi với việc đầu tư 90 triệu USD vào 4 dự án ở châu Phi. Các công ty quốc doanh của Trung Quốc đã có mặt ở hầu hết các quốc gia châu Phi.

Kể từ khi có Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc - Châu Phi, thường xuyên diễn ra các chuyến thăm viếng chính thức giữa các nguyên thủ quốc gia của Trung Quốc tới các quốc gia tại châu Phi, làm cho quan hệ Trung Quốc - Châu Phi được đẩy lên tầm cao mới. Các chuyến thăm đã thể hiện tầm quan trọng của mối quan hệ Trung Quốc - Châu Phi mối quan hệ chiến lược kiểu mới như đã được khẳng định trong Văn kiện chính sách đối ngoại.

Tháng 3/2013, ngay sau chuyến thăm Nga, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Trung Quốc, Tập Cận Bình đã đến thăm một số nước châu Phi. Điều này phản ánh vị trí quan trọng của châu Phi trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Chuyến thăm không những thể thiện mối quan hệ chặt chẽ giữa hai bên mà còn tạo ra những mối quan hệ mới, những lợi ích kinh tế và sự phát triển bền vững của khu vực. Theo Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc sẽ làm việc với tất cả các nước châu Phi nhằm thúc đẩy các mối quan hệ đối tác, cũng như các dự án xây dựng hạ tầng xuyên biên giới ở Châu lục này. Trung Quốc sẵn sàng tăng cường trao đổi thương mại song phương và củng cố hợp tác nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân các nước cũng như bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển. Mới đây, Chủ tịch

38

Tập Cận Bình cam kết hỗ trợ 20 tỷ USD cho các quốc gia châu Phi trong giai đoạn 2013-2015.

Cảm nhận của nhân dân châu Phi về những chuyến thăm viếng

Báo chí của Tandania nhấn mạnh đánh giá của tổng thống nước này rằng: Trung Quốc đang giúp đỡ châu Phi một cách vô điều kiện, họ trở thành đối tác ngày càng biết tới của các nước đang phát triển. Theo Tổng thống Tandania: Trung Quốc có chính sách viện trợ luôn dựa trên sự tôn trọng quyền lợi của các nước nhận viện trợ. Chính phủ và nhân dân Tandania hoan nghênh đề nghị 6 điểm về quan hệ Trung Quốc - Châu Phi do Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đề xướng.

Các nước châu Phi khác đánh giá cao lời phát biểu của chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào. Lãnh đạo một số nước châu Phi tuyên bố rằng, mối quan hệ Trung Quốc - Châu Phi có thể được coi là hình mẫu của sự cộng tác hữu nghị với châu Phi. Châu Phi sẽ tiếp tục củng cố sự hợp tác hữu nghị với Trung Quốc.

Qua mối quan hệ chính trị, Trung Quốc đã đạt được những lợi ích nhất định trong chính sách phát triển quốc gia của mình, ít nhất là các vấn đề trong việc thống nhất Trung Quốc, vấn đề Đài Loan và các vấn đề trong quan hệ quốc tế như Liên Hiệp Quốc mà có được sự ủng hộ không nhỏ từ các nước châu Phi.

Một phần của tài liệu Sức mạnh mềm của Trung Quốc tại Châu Phi (Trang 39)