Giáo dục, trao đổi khoa học kĩ thuật

Một phần của tài liệu Sức mạnh mềm của Trung Quốc tại Châu Phi (Trang 66)

5. Kết cấu luận văn

2.4.3.Giáo dục, trao đổi khoa học kĩ thuật

Trong việc thực hiện các dự án, các nước châu Phi được nhận bàn giao và các hướng dẫn kĩ thuật của các chuyên gia Trung Quốc, được hỗ trợ về kĩ thuật, hỗ trợ nhà máy dụng cụ nông nghiệp cung cấp các dụng cụ cầm tay cho các quốc gia châu Phi. Xây dựng 100 trường tiểu học ở nông thôn, tăng học bổng dành cho sinh viên châu Phi từ 2000 suất/năm lên 4.000 suất/năm.

Ngoài ra, Trung Quốc còn tham gia vào việc xây dựng năng lực cho các nước châu Phi, không những khuyến khích học tiếng Trung cũng như tìm hiểu văn hóa Trung Quốc mà còn tham gia vào việc đào tạo sinh viên châu Phi và các nhà lãnh đạo quan điểm châu Phi, đây có thể coi là một trong những chiến lược riêng của Trung Quốc với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực châu Phi nhằm giúp họ thấm nhuần những quan điểm, sắc thái mang giá trị Trung Quốc. Không những có mặt ở các ngành nghề kinh doanh, người Trung Quốc còn có mặt trong các nghành nghề tư vấn chính sách cho chính phủ các nước, làm công tác tình nguyện trong một số bệnh viện, các y, bác sĩ của Trung Quốc cũng tham gia đào tạo các bác sĩ châu Phi, cung cấp thuốc và các thiết bị y tế. Cho tới năm 2005, Trung Quốc đã cử 15.000 chuyên gia y tế sang 47 nước châu Phi làm công tác tình nguyện để điều trị bệnh tật cho khoảng 170 triệu bệnh nhân. Năm 2009, Trung Quốc tiếp tục cử thanh niên tình nguyện sang châu Phi, làm việc trong các bệnh viện địa phương và trường học.

Trung Quốc còn chú ý đến phát triển nguồn nhân lực cho châu Phi. Không những đã đưa nhiều bác sĩ đến châu Phi chữa bệnh cho người dân địa phương (bảo đảm chất lượng dân số), gửi giáo viên đến khu vực này để nâng cao dân trí, đồng thời cung cấp học bổng (cả đại học và sau đại học) cho hàng ngàn sinh viên châu Phi theo học tại Trung Quốc. Các chương trình giáo dục như thế này mang lại thêm thiện chí từ châu Phi, đồng thời chuẩn bị nguồn nhân lực cho công cuộc làm ăn kinh tế của Trung Quốc ở châu lục này về cả

64

ngắn hạn và dài hạn [ 31]. Trong sự trợ giúp, điều đáng quan ngại là vấn đề đào tạo giúp nguồn nhân lực cho các nước trong khu vực. Vấn đề này được đánh giá là khá quan trọng trong việc thực hiện sức mạnh mềm của Trung Quốc. Các nguồn nhân lực được đào tạo cả về chuyên môn và tư tưởng Trung Quốc, khi trở về nước chính các nguồn nhân lực này sẽ là lực lượng chính để thao túng và giúp sức cho quá trình thực hiện sức mạnh mềm của Trung Quốc tại mỗi nước sở tại.

Trung Quốc còn chuyển đổi sang các nước châu Phi công nghệ giá rẻ. Tháng 1 năm 2008, Chính phủ Uganda và Trung Quốc và nhà sản xuất ô tô Trung Quốc Geely quốc tế đã thành lập một liên doanh để xây dựng một nhà máy lắp ráp xe hơi. Các nhà máy tương tự đã được xây dựng ở Angola, Kenya, Tanzania, Nigeria, Ethiopia và Ai Cập [60].

Việc các nước phát triển đầu tư và chuyển dịch cơ sở sản xuất sang các nước đang phát triển đã giúp các nước này tiêu thụ một lượng lớn máy móc, thiết bị, công nghệ mới, tạo điều kiện, nền tảng để nghiên cứu và phát triển cho một nền kinh tế tri thức cho những nước tiếp nhận đầu tư, trong đó các các nước tại châu Phi. Không thể phủ nhận những trợ giúp về kĩ thuật của Trung Quốc đã nâng cao và hiện đại hóa nền sản xuất công nghiệp ở nhiều nước châu Phi. Điều đó thể hiện rõ nhất trong việc hợp tác nông nghiệp: là việc thành lập các viện nghiên cứu giống cây trồng, nghiên cứu những giống mới cao, chất lượng; chuyển giao các mô hình trang trại nông nghiệp với quy mô lớn, sử dụng máy móc nhằm tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất.

“Vũ khí dân số”

Người Trung Quốc có mặt tại châu Phi kể từ những thập kỉ 1960, 1970 khi chính phủ Trung Quốc cử các chuyên gia y tế, giáo dục sang châu Phi với xu hướng xã hội chủ nghĩa. Vấn đề di dân của Trung Quốc sang các nước châu Phi đang ngày càng phát triển rầm rộ, đặc biệt là từ năm 2000 khi Trung

65

Quốc và châu Phi thành lập cơ chế đối thoại chính thức với tên gọi là Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc - châu Phi (FOCAC) 3 năm một lần, quy tụ tất cả các nhà lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc và các nước châu Phi. Các công trình Trung Quốc viện trợ đầu tư cho châu Phi đều do các công nhân Trung Quốc sang trực tiếp thi công, nhiều công nhân Trung Quốc sau khi hết hạn lao động hợp đồng đều ở lại định cư. Trong 10 năm đầu thế kỉ XXI, 1 triệu người Trung Quốc đã chuyển tới châu Phi sinh sống và làm việc. Nghiên cứu cho thấy, trong 53 quốc gia của châu lục này, Trung Quốc đã có đại diện ngoại giao tại 49 nước, bao gồm 37 đại sứ quán, nhiều hơn cả Mỹ.

Theo số liệu của chính phủ Trung Quốc năm 2000, số lượng người Trung Quốc sang Nam Phi đã tăng mạnh và đạt 70.000 người, Mauritius là 40.000 người, Zimbabwe là 500 người. Ngoài ra người Trung Quốc còn có mặt ở nhiều nước châu Phi mà không có mối quan hệ truyền thống trước đây như Cameroon 450 người, Sudan, Ghana 465 người. Tính tới tháng 8/2007 có khoảng 750.000 người Trung Quốc đang sinh sống và làm việc tại các nước châu Phi, trong đó điển hình là Nam Phi có 200.000 người, Angola khoảng 100.000 người, Zambia khoảng 80.000 người… Chỉ trong vòng 7 năm (2000 - 2007) số lượng người Trung Quốc ở châu Phi đã tăng lên 750.000 người, tăng gấp nhiều lần so với con số so với những năm của thập kỉ 60, 70. Điều này cho thấy người Trung Quốc đang coi châu Phi là một miếng đất “màu mỡ” cho việc làm ăn sinh sống lâu dài của họ.

Người Trung Quốc sang châu Phi chủ yếu là công nhân, nông dân lao động, tiểu thương kèm theo đó là các dự án lớn của chính phủ Trung Quốc. Lao động Trung Quốc hiện nay đang có mặt ở hầu hết các nước, các vùng lãnh thổ tại châu Phi. Từ Nam Phi, Zimbabwe, Angola, họ còn có mặt ở các vùng lãnh thổ khác như Algeria, Marocco, Ethiopia, Kenya, từ các nước giàu tài nguyên dầu lửa tới các nước giàu tài nguyên khoáng sản… như Botswana,

66

Cote d‟Ivoie và tới cả các nước nghèo tài nguyên khoáng sản và cuộc sống khó khăn như Lesotho, Mauritiu hay các nước đang có nội chiến xung đột như Sudan, Siera Leone. Dường như người Trung Quốc đi tới ngang cùng ngõ hẻm ở mảnh đất châu Phi. Lao động Trung Quốc có mặt ở tất cả các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau ở các nước châu Phi. Họ làm việc trong nhà máy, hầm mỏ, xí nghiệp, các khu buôn bán thương mại, các công trình xây dựng.Vấn đề này được đánh giá là khá quan trọng trong việc tác động trở lại đối với chiến lược sức mạnh mềm của Trung Quốc. Khi trở về nước, chính các nguồn nhân lực được đào tạo cả về chuyên môn và tư tưởng tại Trung Quốc, sẽ là lực lượng chủ yếu giúp sức cho quá trình thực hiện sức mạnh mềm của Trung Quốc tại mỗi nước sở tại.

Trung Quốc hiện đang có khoảng 85 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực chế tạo trình độ thấp so với con số 8-10 triệu tại châu Phi. Nếu Trung Quốc chuyển được 5-7 triệu việc làm sang lục địa đen sẽ gia tăng được cơ hội việc làm cho khu vực này thêm 50%. Tới nay, Trung Quốc đã tiến hành hai đợt di cư sang châu Phi. Đợt 1 có ít nhất 150.000 người, diễn ra trong thập kỷ 60 của thế kỷ trước khi Trung Quốc cử chuyên gia y tế, giáo dục và nông nghiệp sang một số nước châu Phi nhằm giúp đỡ các nước này sau khi giành được độc lập. Đợt hai diễn ra sau năm 2000, khi Trung Quốc và châu Phi thành lập cơ chế đối thoại chính thức Diễn đàn hợp tác châu Phi - Trung Quốc (FOCAC) [22, tr.41-48].

Điểm đáng chú ý trong việc “di dân” sang châu Phi trong những năm cuối thế kỷ XX- những năm đầu thế kỷ XXI chính là tính chất định hướng của nó. Khác với những đợt di cư của người Trung Quốc trước đây sang các nước châu Á, châu Âu… là những đợt di cư tự do hay tự nguyện, do bản thân những người di cư quyết định bởi nhiều nguyên nhân khác nhau trong nước Trung Quốc thì những người “di dân” Trung Quốc sang châu Phi hoàn toàn

67

do chính sách của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quyết định. Nhiều nông dân Trung Quốc sang châu Phi làm ăn được chính phủ Trung Quốc khuyến khích, chọn tuyển và cung cấp tài chính. Những châu Phi gốc Trung Quốc tương lai này mang trong mình tư tưởng dân tộc chủ nghĩa Trung Quốc hiện đại.

Như vậy, ngoài văn hóa, những nét Trung Quốc truyền thống, những người Trung Quốc di cư sang châu Phi còn mang đậm tư tưởng nước Trung Quốc trỗi dậy về kinh tế, văn hóa và quân sự, niềm tự hào của một Trung Quốc “phục hưng” truyền bá sang các châu Phi sở tại. Đây chính là sức mạnh tiềm ẩn của sức mạnh mềm Trung Quốc tại châu Phi. Khi cần thiết, những người di dân này sẽ là những “chiến binh”, “hồng vệ binh mới” thực hiện sứ mệnh của “thiên quốc” tại châu Phi. Họ sẽ là những “công dân tu hú” chỉ mang lại lợi ích cho “chính quốc- thiên triều”.

Tiểu kết chƣơng 2

Những năm cuối thế kỷ XX- đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc đã, có thể nói như vậy, thành công trong việc triển khai sức mạnh mềm tại châu Phi.

Với những thành công đạt được Trung Quốc tự nhận mình là một nước đang phát triển và thể hiện hình ảnh một nước có mô hình phát triển phù hợp với các nước châu Phi. Điều đó làm cho người dân khu vực này cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận công nghệ và kinh nghiệm quản lí phù hợp với các nước đang phát triển như Trung Quốc. Thông qua các lĩnh vực trợ giúp nước ngoài, tài chính, hạ tầng, kinh doanh, lao động, môi trường cũng như du lịch, Trung Quốc đã gia tăng sức ảnh hưởng của văn hóa một cách toàn diện trên nhiều cấp độ ở nhiều quốc gia tại châu Phi sự gia tăng này sẽ nâng cao sức hấp dẫn về văn hóa, truyền bá sức mạnh văn hóa, hình thành nên hạt nhân

68

của các nguồn sức mạnh của Trung Quốc nhằm thúc đẩy ủng hộ Trung Quốc trên con đường quốc tế, nhất là các nước đang phát triển.

Quá trình triển khai mở rộng và phát triển sức mạnh mềm của Trung Quốc tại châu Phi trên các lĩnh vực rất thiết thực, toàn diện. Nổi bật lên trên cả là lĩnh vực kinh tế và văn hóa. Phát triển văn hóa nhằm vào những nhu cầu tâm lí, làm cho các nước này yêu thích, muốn tìm hiểu và “thân thiết” hơn với Trung Quốc. Về kinh tế Trung Quốc nhằm tới những nhu cầu thực tế khi mà cuộc sống của người dân ở nơi đây quá khó khăn, với những hình thức hỗ trợ viện trợ, giảm nợ, phát triển nông nghiệp, tạo việc làm, và lời hứa hẹn làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân nơi đây. Có thể nói với đường lối chính sách của nhà nước cùng với việc triển khai lĩnh vực một cách khéo léo trên đã giúp Trung Quốc đạt được những mục đích quan trọng trong chiến lược mở rông sức mạnh mềm sang châu Phi.

69

Chƣơng 3

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA SỨC MẠNH MỀM TRUNG QUỐC TẠI CHÂU PHI

VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Sức mạnh mềm của Trung Quốc tại Châu Phi (Trang 66)