Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà nội (Trang 102)

Biện pháp quản lí là những cách tiến hành hoạt động quản lí nhằm tác động có hiệu quả đến khách thể để thực hiện nhiệm vụ quản lí và đạt được những mục tiêu quản lí đã đề ra. Trong 7 biện pháp chúng tôi đề xuất ở trên, thì biện pháp Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho mọi lực lượng tham gia công tác GDĐĐSV có ý nghĩa tiên quyết vì có nhận thức đúng thì mới có hành động đúng. Nhận thức chi phối, định hướng cho hành động. Biện pháp này sẽ tạo tiền đề để thực hiện hiệu quả các biện pháp khác.

Các biện pháp “Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động quản lí GDĐĐSV”, Tăng cường xây dựng tập thể sinh viên tự quản tốt” giữ vai trò then chốt, quyết định chất lượng GDÐÐSV. Chúng thể hiện năng lực tố chức thực hiện nhiệm vụ của nhà trường trong suốt quá trình GDÐÐSV.

Biện pháp “Củng cố cơ chế phối hợp các lực lượng giáo dục” để GDÐÐ SV mang tính toàn diện bởi đích của biện pháp là xã hội hóa giáo dục, phát huy sức mạnh tổng hợp cho giáo dục.

Biện pháp “Tăng cường xây dựng tập thể sinh viên tự quản tốt” có ý nghĩa vô cùng quan trọng, khi giáo dục nhà trường hướng tới việc biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, để các sinh viên tự thể hiện, tự đánh giá và điều chỉnh trong rèn luyện đạo đức.

Biện pháp “Tổ chức thực hiện tốt công tác thi đua, khên thưởng vàkỉ luật về GDÐÐSV”: Xây dựng chế độ khen thưởng, trách phạt hợp lí làm điều kiện đảm bảo cho công tác GDÐÐSV được cụ thể, công bằng, khách quan. Biện pháp “Chú trọng giáo dục tình hữu nghị với sinh viên nước ngoài và tiếp thu giá trị văn hoá trong ngôn ngữ được học” là biện pháp không thể thiếu, rất đặc trưng đối với sinh viên nhà trường ngoại ngữ giúp cho sinh viên phát triển nhân cách toàn diện.

Tóm lại, để GDÐÐSV một cách hiệu qủa, nhà quản lí phải vận dụng, phối hợp linh hoạt, đồng bộ nhiều biện pháp. Không có biện pháp nào là vạn năng. Mỗi biện pháp quản lí đã đề xuất có những ưu điểm, những hạn chế nhất định và có tác động khác nhau đến đối tượng quản lí. Việc thực hiện có hiệu quả ở biện

pháp này sẽ tạo điều kiện cho biện pháp khác phát huy và ngược lại, một biện pháp nào đó triển khai kém hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện các biện pháp khác.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà nội (Trang 102)