ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đã được trình bày ở các chương trước và các nguyên tắc đề xuất biện pháp ở trên, chúng tôi đề xuất một số biện pháp quản líGDÐÐSV trườ ng ĐHNN – ĐHQGHN nhằm ta ̣o sự chuyển biến tích cực , góp phần nâng cao chất lượng GDÐÐSV và giáo dục toàn diện cho sinh viên nhà trường.
3.2.1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho mọi lực lượng tham gia giáo dục đạo đức sinh viên giáo dục đạo đức sinh viên
Nhận thức tư tưởng bao giờ cũng là khâu đầu tiên của mọi quá trình hoạt động xã hội. Do đó việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lí, cán bộ Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên và giảng viên về vị trí vai trò của GDÐÐSV là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện và hoạt đông GDÐÐSV trong nhà trường. Đây chính là điều đầu tiên phải làm để phát huy được tinh thần hợp tác, thống nhất, trách nhiệm và đồng bộ trong quản lí GDÐÐSV củanhà trường.
3.2.1.1. Mục đích
Tạo ra sự chuyển biến về mặt nhận thức và năng lực nhận thức trong cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên về vai trò, vị trí, mục tiêu của công tác GDÐÐSV, xác định rõ và nâng cao trách nhiệm của mỗi thành viên đối với công tác GDÐÐSV. Từ kết quả nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm tạo nên động lực thúc đẩy hoạt động GDÐÐSV đạt được mục tiêu đề ra.
3.2.1.2. Nội dung
Tuyên truyền, quán triệt sâu sắc đến đội ngũ cán bộ quản lí, cán bộ nhân viên, giảng viên, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên những chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục – Đào tạo, chính quyền các cấp về vai trò, mục tiêu của giáo dục đại học và GDÐÐSV trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Từ thực trạng chất lượng đạo đức của sinh viên và công tác GDÐÐSV trường ĐHNN- ĐHQGHN làm cho cán bộ quản lí, cán bộ viên chức, giảng viên,
Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên và sinh viên có sự nhận thức sâu sắc, đầy đủ về hệ thống giá trị đạo đức, thấy rõ vai trò, vị trí của công tác GDÐÐSV, xác định được vai trò, nhiệm vụ, ý thức trách nhiệm, mục tiêu phải phấn đấu trong GDÐÐSV trong bối cảnh mới, trong từng năm học cụ thể.
Căn cứ vào vai trò, vị trí và nhiệm vụ của các lực lượng giáo dục trong nhà trường để lựa chọn nội dung cần nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm phù hợp cho từng đối tượng cụ thể, như sau:
Với Cán bộ quản lí, Công đoàn: Cần làm cho họ thấu hiểu tinh thần, đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về giáo dục và phát triển con người Việt Nam trong thời kỳ mới, về phương hướng, nhiệm vụ của giáo dục đại học trong giai đoạn Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước, phương hướng GDÐÐSV trong giai đoạn hiện nay và kế hoạch, nhiệm vụ GDÐÐSV trong mỗi năm học, để mỗi cán bộ thấy rõ được công việc gắn với trách nhiệm cụ thể của mình.
Với cán bộ Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên: Cần làm cho họ nhận thức rõ vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên trong công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ hội nhập quốc tế, thấy được trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường và các mục tiêu giáo dục thanh niên. Muốn vậy phải làm cho mỗi cán bộ đoàn nắm bắt được mọi chủ trương của Đảng, Đoàn, chính quyền các cấp về công tác thanh niên và vấn đề GDÐÐ thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
Với giảng viên: Cần phải xác định cho họ thấy rõ tầm quan trọng của GDÐÐ và xác định đúng đắn mối quan hệ giữa “ dạy chữ” và “ dạy người”. Từ đó thấy rõ trách nhiệm phải thường xuyên bồi đắp những tình cảm đạo đức, thói quen, hành vi, phẩm chất đạo đức cho sinh viên bằng sự lồng ghép nội dung bài học và bằng chính tấm gương nhân cách của người thầy, như Khổng tử đã nói : Người Thầy không chỉ dạy chữ cho trò mà còn dạy cho trò bằng toàn bộ nhân cách của mình, người học trò không chỉ học chữ ở Thầy mà còn học cả cách sống, cách đối nhân xử thế của Thầy.
Với cán bộ viên chức: Phải xác định cho họ thấy rõ, làm việc trong môi trường mô phạm, đòi hỏi các thành viên trong tập thể phải cư xử với nhau có văn hóa theo đúng chuẩn mực đạo đức, nếp sống sư phạm. Cách giao tiếp có văn hóa, lối sống đạo đức của mỗi cán bộ tuy ít tiếp xúc với sinh viên, nhưng vẫn có ảnh hưởng đến việc GDÐÐSV. Ông W.Veugekers, một nhà giáo dục học Hà Lan khẳng định: Giá trị đạo đức được khắc sâu vào tâm trí sinh viên không chỉ qua nội dung dạy học môn đạo đức trong chương trình đào tạo, mà quan trọng hơn là giá trị đạo đức trong môi trường văn hóa học đường và đặc biệt là cách thể hiện giá trị đó của thầy cô giáo trong công việc và ứng xử với mọi người xung quanh. Như vậy, mọi cán bộ viên chức trong nhà trường đều có trách nhiệm trong việc GDÐÐSV, chứ không chỉ là trách nhiệm của cán bộ quản lí, cán bộ Công đoàn, cán bộ Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên.
Với sinh viên: Cần cung cấp cho sinh viên những tri thức, những phẩm chất đạo đức cơ bản; cho họ thấy vai trò, tầm quan trọng của đạo đức trong sự phát triển toàn diện nhân cách của con người; chỉ ra cách thức, phương pháp rèn luyện, tu dưỡng, ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy định, cũng như quyền lợi, nghĩa vụ của sinh viên theo quy định của các cấp; đồng thời cũng cần hình thành ở họ một thái độ đạo đức đúng mức. Theo Liada K.Lau và cộng sự (2012), thái độ của sinh viên đối với vấn đề đạo đức cũng là một tiêu chuẩn đánh giá đạo đức của sinh viên.
3.2.1.3. Cách thực hiện
- Thông qua đợt sinh hoạt chính trị đầu năm học, Hiệu trưởng hoặc đại diện Ban giám hiệu cần quán triệt cho toàn thể cán bộ quản lí, cán bộ viên chức, giảng viên và sinh viên thấy được vai trò, vị trí, mục tiêu của công tác GDÐÐSV trong bối cảnh hiện nay và trách nhiệm của mỗi lực lượng đó trong sứ mệnh GDÐÐSV.
- Tăng cường đối thoại với sinh viên về các vấn đề đạo đức: Ở mỗi kỳ học, Hiệu trưởng cần tổ chức đối thoại với sinh viên về công tác đào tạo, giảng dạy và đạo đức nghề nghiệp, cách giao tiếp, ứng xử của giáo viên, về tinh thần thái
độ phục vụ của nhân viên, lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên đối với cán bộ, giảng viên trong nhà trường qua phiếu điều tra nhằm rút kinh nghiệm kịp thời những hạn chế, vướng mắc, đồng thời tìm hiểu việc học tập, rèn luyện của sinh viên thông qua dư luận tập thể.
- Tuyên truyền, triển khai phát động cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn thể cán bộ, giáo viên và sinh viên trong toàn trường. Tạo ra một phong trào thi đua sôi nổi trong việc tìm hiểu những câu chuyện đạo đức về Bác Hồ, làm theo tấm gương đạo đức của Bác trong học tập, tu dưỡng, rèn luyện, các cuộc hội thảo tìm hiểu về tư tưởng Hồ Chí Minh như: Bác Hồ với thanh niên – thanh niên với Bác Hồ, Tuổi trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ...
- Tổ chức hội thảo khoa học, câu lạc bộ, báo cáo chuyên đề về đạo đức bằng cách: nhà trường và các khoa đào tạo cần phối hợp với Hội Sinh viên, Đoàn Thanh niên tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề ... về các nội dung liên quan đến GDÐÐ và thông qua các hình thức như: tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, các buổi lễ mít tinh, các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn, tọa đàm về Sinh viên với an toàn giao thông, Sinh viên nói không với ma túy... Để hội thảo, tọa đàm thành công và đạt hiệu quả, nhà trường phải lên kế hoạch, chuẩn bị nội dung chuyên đề phải thiết thực, những vấn đề thời sự như “Mục tiêu GDÐÐSV thời hội nhập toàn cầu”; “Nội dung GDÐÐ cho sinh viên thành thị”, “Vai trò của cố vấn học tập trong công tác GDÐÐSV” …, cũng như nghiên cứu viết tham luận, chọn người am hiểu về quản lí GDÐÐSV để hội thảo; không chỉ có báo cáo, tham luận, mà còn là buổi thảo luận, tranh luận, giao lưu học hỏi kinh nghiệm trong công tác GDÐÐSV. Tất cả những việc làm đó là nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lí, cán bộ viên chức và giảng viên.
- Trong qúa trình giảng dạy, giảng viên lồng ghép vào nội dung bài học, chuyên đề để có thể chuyển tải đến người học kiến thức về đạo đức một cách linh hoạt, mềm dẻo phù hợp với thực tiễn cuộc sống.
- Kịp thời nhắc nhở, uốn nắn những cán bộ viên chức, giảng viên và sinh viên có biểu hiện coi thường, vi phạm các nguyên tắc GDÐÐSV, đi lệch với mục tiêu GDÐÐSV của nhà trường và xã hội.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện
- Đảng ủy, BGH, cán bộ quản lí phải quan tâm thường xuyên đến công tác GDÐÐSV và là những người gương mẫu, tiên phong trong công tác này.
- Hiệu trưởng giao nhiệm vụ cho Phòng Chinh trị - Công tác học sinh sinh viên làm đầu mối xây dựng kế hoạch GDÐÐSV cho cả năm học, đảm bảo bao quát, cụ thể, khoa học, phù hợp với mục tiêu GDÐÐSV và tình hình thực tiễn dạy học của nhà trường.
- Tạo dựng và duy trì bầu không khí sư phạm lành mạnh, tích cực.
- Lựa chọn các nội dung cần nâng cao nhận thức cho phù hợp với vai trò, chức năng, trách nhiệm, đặc điểm của từng đối tượng, lựa chọn hình thức truyền đạt, tổ chức thực hiện nhiệm vụ nâng cao GDÐÐSV hiệu quả, có tính kinh tế cao.
- Lựa chọn, phân công đúng người, đúng việc trong công tác GDÐÐSV. - Xem xét chế độ ưu đãi đối với cán bộ viên chức làm công tác GDÐÐSV. đảm bảo đúng, đủ, công bằng để họ yên tâm công tác, hứng thú trong công việc.
- Đảm bảo cơ sở vật chất, điều kiện tài chính cho công tác tuyên huấn.