Đánh giá ưu,nhược điểm của quản lígiáo dục đạo đức sinh viên trường

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà nội (Trang 75)

Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội

2.5.2.1. Về ưu điểm

Đa số cán bộ quản lí, cán bộ viên chức, giảng viên và sinh viên trường ĐHNN - ĐHQGHN đã có nhâ ̣n thức đúng đắn về tấm quan tro ̣ng của công tác quản lí GDÐÐSV. Hầu hết sinh viên đều phấn đ ấu tu dưỡng, có phẩm chất đạo đúc tốt, tự giác tích cực trong ho ̣c tâ ̣p và rèn luyê ̣n . Nhiều sinh viên đã tích cực, khắc phu ̣c khó khăn , vươn lên trong ho ̣c tâ ̣p và rèn luyê ̣n , tự khẳng đ ịnh năng lực bản thân, yêu nghề, có hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức . Nhà trường hàng năm triển khai tổ chức chỉ đa ̣o kế hoa ̣ch v à biện pháp tăng cường hiê ̣u quả công tác phối hợp giữa ban cán sự lớp , cố vấn học tâ ̣p , giáo vụ các khoa, các đơn vị chức năng liên quan giải quyết những khó khăn vướng mắc trong ho ̣c tâ ̣p cũng như viê ̣c giải quyết các giấy tờ thủ tu ̣c hành chính , phối hợp với chính quyền đi ̣a phương, công an khu vực quan tâm đến cuô ̣c sống ngoa ̣i trú, cũng như cuộc sống trong ký túc xá của sinh viên . Nhà trường phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hô ̣i Sinh viên tổ chức cho sinh viên tham gia chương trinh “Mùa hè xanh”, các hoạt động nâng cao văn hóa, văn nghê ̣ thể du ̣c, thể thao và triển khai việc học tập tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh.

Những ưu điểm nêu trên rất cần được tính đến để quản lí và đưa ra biện pháp quản lí phù hợp, phát huy hơn nữa những kết quả đã có trong GDÐÐSV trường ĐHNN – ĐHQGHN.

2.5.2.2. Về nhược điểm

GDÐÐSV trườ ng ĐHNN – ĐHQGHN ngoài những ưu điểm đã trình bày ở mục trên, cũng còn những những khuyết nhược điếm, tồn tại mà người quản lí rất cần nắm bắt. Như đã phân tích ở thực trạng GDÐÐSV và thực trạng quản lí GDÐÐSV trườ ng ĐHNN – ĐHQGHN, vẫn còn một bộ phận cán bộ quản lí, giảng viên và sinh viên nhà trường chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của công tác GDÐÐSV nhà trường, nhất là trong tình hình phát triển – kinh tế xã hội hiện nay, rất nhiều thời cơ, nhưng cũng không ít thách thức. Một số sinh viên không có lí tưởng đúng đắn, lành mạnh, mà chạy theo những lợi ích vật chất, đồng tiền. Những giá trị sống căn bản, cao đẹp không được họ phát huy, những tinh hoa của nền văn hoá truyền thống nước nhà không được phát huy, bị thay bằng lối sống nước ngoài không thích hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nước mình. Tinh thần kỉ luật, nề nếp học tập có khi không được duy trì. Nhiệm vụ quan trọng nhất là học tập có khi lại bị lơ là, chểnh mảng, v.v...

Việc phối hợp các lực lượng quản lí GDÐÐSV có khi, có lúc còn thiếu đồng bộ. Kế hoạch GDÐÐSV chung, dài hơi, cả năm thì đầy đủ, nhưng kế hoạch cho tháng, cho tuần có khi không cụ thể hoá được rõ ràng, chưa thật thực tế, thành ra khó thực hiện, nhìn lại thì thời gian đã qua mất. Nhiệm vụ chuyên môn, học tập được tập trung chú ý, điều này đúng, nhưng lại vì thế mà ít đầu tư cho các hoạt động xã hội ngoài lớp của sinh viên. Việc tổng kết, rút kinh nghiệm về GDÐÐSV không được làm thường xuyên, có khi làm nhưng thực chất, rất ít khen thưởng về mảng công tác này, v.v...

Những tồn tại nêu trên có ảnh hưởng không tốt đến GDÐÐSV và quản lí GDÐÐSV của nhà trường, rất cần được khắc phục. Đây cũng là một thực tế rất cần được quan tâm trong GDÐÐSV và đề ra biện pháp quản lí GDÐÐSV để khắc phục.

2.5.3. Những vấn đề đặt ra về biện pháp quản lí giáo dục đạo đức sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội

Qua thực trạng đã trình bày và nguyên nhân của thực trạng xem xét đã trình bày ở trên, thấy rất rõ một số vấn đề dưới đây về biện pháp quản lí GDÐÐSV trường ĐHNN – ĐHQGHN.

Nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của GDÐÐSV của một bộ phận cán bộ và sinh viên nhà trường vẫn chưa đúng và đầy đủ. Để GDÐÐSV trường ĐHNN – ĐHQGHN có hiệu quả và chất lượng, vẫn cần bắt đầu từ khâu nhận thức. Cần làm cho mọi cán bộ trong trường thông suốt vai trò, tầm quan trọng của GDÐÐSV.

Vấn đề kế hoạch hoá chương trình, nội dung GDÐÐSV trường ĐHNN – ĐHQGHN cũng cần được chú trọng, nhất là việc cụ thể hoá kế hoạch tháng, tuần để hiện thực hoá kế hoạch năm. Không làm tốt được việc này, GDÐÐSV dễ “đầu voi, đuôi chuột”, thiếu thực tế, ít tác dụng giáo dục.

Việc phối hợp các lực lượng GDÐÐSV ở trong trường và ngoài trường cũng cần phải làm tốt hơn.

Việc khen thưởng, nhất là khen thưởng trực tiếp những cán bộ, sinh viên thực hiện tốt về rèn luyện đạo đức, sinh hoạt, lối sống trong các đoti thi đau, trong các phong trào sinh viên cũng cần được quan tâm xứng đáng hơn.

Các khía cạnh khác trong quản lí, nhất là những mặt mạnh của sinh viên cũng cần được tiếp tục phát huy.

Những vấn đề trên là những vấn đề có tính cần thiết, bức xúc và cũng là khả thi với thực tế nhà trường, rất cần được xem xét, tiếp tục và phát triển trong việc đề xuất các biện pháp quản lí GDÐÐSV trường ĐHNN – ĐHQGHN để công tác này thực sự có hiệu quả và chất lượng.

Kết luận chƣơng 2

Nhà trường ĐHNN – ĐHQGHN rất chú trọng đến GDÐÐSV. Nội dung GDÐÐSV rất đa dạng, hình thức GDÐÐSV khá phong phú. Sinh viên nhà trường nhìn chung rất tích cực rèn luyện, tu dưỡng, trau dồi các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp, tiếp thu những tinh hoa văn hoá của các nước có ngôn ngữ được học, hình thành và pháp triển những phẩm chất đạo đức quý giá của dân tộc. Tuy nhiên, vẫn còn có những tồn tại cần được khắc phục.

Việc quản lí GDÐÐSV của nhà trường có nội dung khá phù hợp, đảm bảo được các quy định, hướng dẫn của các cấp quản lí nhà trường và trên nhà trường. Một số biện pháp đã được sử dụng và phát huy hiệu quả. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại cần xem xét, khắc phục. Vì vậy ở chương 3, tôi đề xuất một số biện pháp quản lí giáo dục đạo đức sinh viên ở trường ĐHNN-ĐHQGHN.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÍ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lí giáo dục đạo đức sinh viên trƣờng Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Mọi đề xuất, mọi giải pháp khi đưa ra muốn đạ t được kết quả tốt cần phải dựa trên những nền tảng , cơ sở vững chắc là những căn cứ khoa ho ̣c . Để xây dựng được những biê ̣n pháp quản lí GDĐĐSV trường Đ HNN – ĐHQGHN, chúng tôi dựa trên những căn cứ khoa học cơ bản sau:

- Căn cứ vào lý luận về GDĐĐSV và quản lí GDÐÐSV trường ĐHNN – ĐHQGHN.

- Căn cứ vào những đi ̣nh hướng, mục tiêu phát triển giáo dục đào ta ̣o, giáo dục đại học của Đảng, Nhà nước, Bô ̣ Giáo dục – Đào tạo, ĐHQGHN và của các đi ̣a phương thông qua các văn kiê ̣n , nghị định, quyết đi ̣nh, chỉ thị …và các văn bản pháp quy khác.

- Căn cứ vào những biến đô ̣ng và kết quả dự báo về xu thế phát triển kinh tế văn hóa xã hô ̣i của thế giới , các nước trong khu vực , tình hình trong nước , tình hình của thành phố Hà Nội.

- Căn cứ vào thực tra ̣ng đa ̣o đức, công tác GDÐÐSV và quản lí GDÐÐSV trường ĐHNN- ĐHQGHN.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừ a

Đây là nguyên tắc quan tro ̣ng khi đề xuất các biê ̣n pháp quản lí về GDÐÐSV trường ĐHNN- ĐHQGHN. Nguyên tắc này đòi hỏi nhà lãnh đa ̣o khi xây dựng biê ̣n pháp phải xem xét dựa trên những biê ̣n pháp đã có và đang thực hiê ̣n, tránh phủ định toàn bộ và tạo ra hệ thống quản lí mới, nhưng không dựa trên thực tiễn, thực tra ̣ng biê ̣n pháp cũ..Thực hiê ̣n nguyên tắc kế thừa đảm bảo viê ̣c thực hiê ̣n các biê ̣n pháp quản lí tạo được sự ổn định, phát huy hiệu quả ở mức cao hơn.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và tính khả thi

Đây là nguyên tắc then chốt, thể hiê ̣n yêu cầu phát triển biê ̣n chứng của sự vâ ̣t. Không thể duy ý chí tự đưa ra các biê ̣n pháp không có căn cứ thực tiến . Các biê ̣n pháp quản lí đề xuất phải xuất phát từ thực tiễ n, thực tra ̣ng quản líGDÐÐSV, từ cả những ưu điểm lẫn những ha ̣n chế trong quá trình quản líGDÐÐSV thì mới đảm bảo tính khả thi, Biện pháp quản lí phải khắc phục được các mă ̣t chưa làm được , còn hạn chế hiện nay và phát huy được những ưu điểm trong các khâu quản líGDÐÐSV của nhà trường.

Các biện pháp phải phù hợp với điều kiê ̣n thực tế của nhà trường như nội dung, đội ngũ, đă ̣c điểm văn hóa , điều kiê ̣n về cơ sở vâ ̣t chất , khả năng quản lí, tổ chức, điều hành, cũng như đă ̣c điểm , sự phát triển tâm lý lứa tuổi của sinh viên và sự tác động của các yếu tố bên ngoài đến sự hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên.

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ và toàn diện

Hê ̣ thống biê ̣n pháp GDÐÐSV trường ĐHNN- ĐHQGHN phải đồng bộ , toàn diện, nghĩa là các biê ̣n pháp này phải tác động vào các mặt, các khâu, các yếu tố của qúa trình quản lívà quá trình GDÐÐSV.

Hê ̣ thống quản lí GDÐÐSV của nhà trường được hình thành từ các tổ chức: Ban giám hiê ̣u, Đoàn Thanh niên, Hô ̣i Sinh viên, công đoàn, khoa, phòng ban và giáo viên ...; mỗi bộ phâ ̣n đều có chức năng , nhiê ̣m vu ̣ riêng, nhưng vẫn có sự liên kết , liê ̣n hê ̣ với các bô ̣ phâ ̣n khác để thực hiê ̣n nhiê ̣ m vu ̣ chính tri ̣ của nhà trường. Hơn nữa, GDÐÐSV không chỉ là viê ̣c làm của riêng nhà trường mà cần phải có sự phối hợp của các lực lượng khác ngoài nhà trường. Do đó, khi nghiên cứu đề xuất biê ̣n pháp quản líGDÐÐSV phải đảm bảo sự thống nhất giữa các mục tiêu, nô ̣i dung, phương pháp giáo du ̣c, cần có sự phân công rõ ràng , tạo được ý thức tự giác , sự phối hợp chă ̣t chẽ giữa các bô ̣ phâ ̣n và cá nhân tham gia công tác GDÐÐSV, tạo điều kiện cho công tác quản líGDÐÐSV tiến hành thống nhất, toàn diện và đồng bộ nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

3.2. Các biện pháp quản lí giáo dục đạo đức sinh viên trƣờng Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đã được trình bày ở các chương trước và các nguyên tắc đề xuất biện pháp ở trên, chúng tôi đề xuất một số biện pháp quản líGDÐÐSV trườ ng ĐHNN – ĐHQGHN nhằm ta ̣o sự chuyển biến tích cực , góp phần nâng cao chất lượng GDÐÐSV và giáo dục toàn diện cho sinh viên nhà trường.

3.2.1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho mọi lực lượng tham gia giáo dục đạo đức sinh viên giáo dục đạo đức sinh viên

Nhận thức tư tưởng bao giờ cũng là khâu đầu tiên của mọi quá trình hoạt động xã hội. Do đó việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lí, cán bộ Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên và giảng viên về vị trí vai trò của GDÐÐSV là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện và hoạt đông GDÐÐSV trong nhà trường. Đây chính là điều đầu tiên phải làm để phát huy được tinh thần hợp tác, thống nhất, trách nhiệm và đồng bộ trong quản lí GDÐÐSV củanhà trường.

3.2.1.1. Mục đích

Tạo ra sự chuyển biến về mặt nhận thức và năng lực nhận thức trong cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên về vai trò, vị trí, mục tiêu của công tác GDÐÐSV, xác định rõ và nâng cao trách nhiệm của mỗi thành viên đối với công tác GDÐÐSV. Từ kết quả nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm tạo nên động lực thúc đẩy hoạt động GDÐÐSV đạt được mục tiêu đề ra.

3.2.1.2. Nội dung

Tuyên truyền, quán triệt sâu sắc đến đội ngũ cán bộ quản lí, cán bộ nhân viên, giảng viên, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên những chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục – Đào tạo, chính quyền các cấp về vai trò, mục tiêu của giáo dục đại học và GDÐÐSV trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Từ thực trạng chất lượng đạo đức của sinh viên và công tác GDÐÐSV trường ĐHNN- ĐHQGHN làm cho cán bộ quản lí, cán bộ viên chức, giảng viên,

Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên và sinh viên có sự nhận thức sâu sắc, đầy đủ về hệ thống giá trị đạo đức, thấy rõ vai trò, vị trí của công tác GDÐÐSV, xác định được vai trò, nhiệm vụ, ý thức trách nhiệm, mục tiêu phải phấn đấu trong GDÐÐSV trong bối cảnh mới, trong từng năm học cụ thể.

Căn cứ vào vai trò, vị trí và nhiệm vụ của các lực lượng giáo dục trong nhà trường để lựa chọn nội dung cần nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm phù hợp cho từng đối tượng cụ thể, như sau:

Với Cán bộ quản lí, Công đoàn: Cần làm cho họ thấu hiểu tinh thần, đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về giáo dục và phát triển con người Việt Nam trong thời kỳ mới, về phương hướng, nhiệm vụ của giáo dục đại học trong giai đoạn Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước, phương hướng GDÐÐSV trong giai đoạn hiện nay và kế hoạch, nhiệm vụ GDÐÐSV trong mỗi năm học, để mỗi cán bộ thấy rõ được công việc gắn với trách nhiệm cụ thể của mình.

Với cán bộ Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên: Cần làm cho họ nhận thức rõ vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên trong công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ hội nhập quốc tế, thấy được trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường và các mục tiêu giáo dục thanh niên. Muốn vậy phải làm cho mỗi cán bộ đoàn nắm bắt được mọi chủ trương của Đảng, Đoàn, chính quyền các cấp về công tác thanh niên và vấn đề GDÐÐ thanh niên trong giai đoạn hiện nay.

Với giảng viên: Cần phải xác định cho họ thấy rõ tầm quan trọng của GDÐÐ và xác định đúng đắn mối quan hệ giữa “ dạy chữ” và “ dạy người”. Từ đó thấy rõ trách nhiệm phải thường xuyên bồi đắp những tình cảm đạo đức, thói quen, hành vi, phẩm chất đạo đức cho sinh viên bằng sự lồng ghép nội dung bài học và bằng chính tấm gương nhân cách của người thầy, như Khổng tử đã nói : Người Thầy không chỉ dạy chữ cho trò mà còn dạy cho trò bằng toàn bộ nhân cách của mình, người học trò không chỉ học chữ ở Thầy mà còn học cả cách sống, cách đối nhân xử thế của Thầy.

Với cán bộ viên chức: Phải xác định cho họ thấy rõ, làm việc trong môi trường mô phạm, đòi hỏi các thành viên trong tập thể phải cư xử với nhau có văn hóa theo đúng chuẩn mực đạo đức, nếp sống sư phạm. Cách giao tiếp có văn hóa, lối sống đạo đức của mỗi cán bộ tuy ít tiếp xúc với sinh viên, nhưng vẫn có ảnh hưởng đến việc GDÐÐSV. Ông W.Veugekers, một nhà giáo dục học Hà Lan khẳng định: Giá trị đạo đức được khắc sâu vào tâm trí sinh viên không chỉ qua nội dung dạy học môn đạo đức trong chương trình đào tạo, mà quan trọng hơn là giá trị đạo đức trong môi trường văn hóa học đường và đặc biệt là cách thể hiện giá trị đó của thầy cô giáo trong công việc và ứng xử với mọi người xung quanh. Như vậy, mọi cán bộ viên chức trong nhà trường đều có trách nhiệm trong việc GDÐÐSV, chứ không chỉ là trách nhiệm của cán bộ quản lí, cán bộ Công đoàn, cán bộ Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà nội (Trang 75)