Củng cố cơ chế phối hợp các lực lượng giáo dục để giáo dục đạo đức sinh viên

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà nội (Trang 88)

được quán triệt đến các thành viên, bộ phận tham gia công tác quản lí GDÐÐSV để họ tự xác đinh được nghĩa vụ , trách nhiệm, tự giác thực hiện theo kế hoạch đã đề ra.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

Muốn có kế hoạch quản lí GDÐÐSV đạt được tính khả thi, hiệu quả thì đơn vị đầu mối xây dựng kế hoạch phải hiểu sâu sắc đặc điểm, tình hình chính trị xã hội, văn hóa của địa phương, thuận lợi, khó khăn, điểm mạnh, điểm yếu của cán bộ viên chức nhà trường, chất lượng dạy và học, cũng như thực trạng đạo đức sinh viên của trường.

Kế hoạch phải được triển khai thực hiện đồng bộ, đúng quy trình, nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của các lực lượng tham gia công tác GDÐÐSV. Trong quá trình thực hiện kế hoạch, Đảng ủy, Ban giám hiệu, phòng chức năng phải quan tâm, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch thường xuyên và kịp thời có những điều chỉnh thích hợp, đồng thời làm tốt công tác khen thưởng, uốn nắn kịp thời.

3.2.3. Củng cố cơ chế phối hợp các lực lượng giáo dục để giáo dục đạo đức sinh viên sinh viên

Sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể giữ vai trò quan trọng đối với công tác GDÐÐSV. Vai trò của giáo dục tại nhà trường được xem là yếu tố quyết định, do vậy nhà trường cần chủ động phối hợp với gia đình và xã hội, thống nhất từ mục tiêu, nội dung, hình thức, biện pháp tổ chức đến khâu kiểm tra, đánh giá công tác GDÐÐSV, giữ vai trò định hướng, uốn nắn những hành vi của sinh viên theo chuẩn mực giá trị chung của xã hội, gia đình có vai trò cốt lõi trong việc giáo dục đạo đức sinh viên, tấm gương của cha mẹ, người thân trong gia đình cũng như thầy cô giáo luôn có tác dụng to lớn.Như Hồ Chủ Tịch đã nói “ Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục nhà trường tốt hơn. Giáo dục trong nhà

trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả vẫn không hoàn toàn” ( Trích bài nói tại Hội nghị cán bộ Đảng trong ngành giáo dục tháng 6/ 1957 ).

3.2.3.1. Mục đích

Phát huy được sức mạnh tổng hợp của các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nhà trường, tạo mối quan hệ bổ trợ lẫn nhau, chia sẻ trách nhiệm trong việc chăm lo GDÐÐ. Phối hợp tốt và phát huy được thế mạnh của từng đơn vị, bộ phận tạo sự thống nhất hướng tới mục tiêu giáo dục, xây dựng được môi trường giáo dục đồng bộ để đạt được hiệu quả cao nhất trong GDÐÐSV.

3.2.3.2. Nội dung

- Củng cố cơ chế phối hợp các lực lượng trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội thống nhất về mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp GDÐÐSV. Các đơn vị, bộ phận nhận thức rõ khả năng, ưu thế riêng để phát huy thế mạnh trong giáo dục, tạo nên môi trường giáo dục toàn diện, rộng khắp và đồng bộ.

- Phòng Chính trị - Công tác học sinh, sinh viên phối hợp với các đơn vị, các bộ phận trong và ngoài trường để quản lí, nắm bắt diễn biến trong sinh viên, từ đó tìm ra biện pháp GDÐÐSV hiệu quả.

- Tăng cường phối hợp với gia đình, các tổ chức xã hội nhằm phát huy tiềm năng giáo dục của xã hội trong việc quản lí GDÐÐSV.

3.2.3.3. Cách thực hiện

* Sự phối hợp các lực lượng trong nhà trường

- Đảng ủy, Ban giám hiệu chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng tham gia công tác GDÐÐSV trong nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong bất cứ hoạt động nào của nhà trường, nếu không tìm được sự đồng thuận giữa các lực lượng tham gia thì không bao giờ đạt được mục đích mong muốn. Nếu các lực lượng giáo dục có tâm tuyết, có nhận thức đúng, ý thức trách nhiệm cao, mà không được tạo điều kiện thuận lợi về cả vật chất và tinh thần thì công tác GDÐÐSV không thành công. Vì vậy cần một cơ chế cụ thể cho cán bộ viên

chức, giảng viên tham gia tổ chức, hỗ trợ hoạt động rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu của sinh viên.

- Phòng Chính trị - Công tác học sinh, sinh viên là đơn vị đầu mối, tham mưu cho Ban giám hiệu và triển khai thực hiện trong việc phối hợp các lực lượng GDÐÐSV, thực hiện việc đánh giá rèn luyện đạo đức, lối sống của sinh viên, cố vấn và giải đáp các thắc mắc của gia đình, các tổ chức ngoài trường, đồng thời tổ chức họp đại diện các lực lượng tham gia công tác GDÐÐSV trong nhà trường như: Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, cố vấn học tập, giảng viên, giáo vụ các khoa, bí thư, lớp trưởng, khối trưởng …, thống nhất kế hoạch giáo dục cho học sinh, sinh viên, quán triệt mục tiêu, nội dung, phương pháp quản lí GDÐÐSV đến từng cá nhân, từng bộ phận.

Ở trường ĐHNN - ĐHQGHN, Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chính trong mọi hoạt động, Phó hiệu trưởng Phụ trách Phòng Chính trị - Công tác học sinh, sinh viên, thay mặt Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi, giám sát kết quả GDÐÐSV.

Phòng Chính trị - Công tác học sinh, sinh viên tham mưu cho Ban giám hiệu ban hành văn bản quy định rõ trách nhiệm của các đơn vị chức năng, cố vấn học tập, ban cán sự lớp trong việc liên lạc với gia đình sinh viên về tình hình học tập, rèn luyện đạo dức, cuộc sống của sinh viên. Các đơn vị đào tạo, các phòng ban chức năng phải tương hỗ nhau trong các vấn đề liên quan đến học tập, đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên từng học kỳ, cập nhật các thông tin về sinh viên để bổ sung vào hồ sơ sinh viên, điều chỉnh lí lịch sinh viên trong phần mềm quản lí đào tạo của nhà trường, để phục vụ công tác tra cứu khi cần thiết.

Cố vấn học tập tham gia công tác quản lí sinh viên, là người nắm bắt thông tin cá nhân sinh viên cũng như tâm tư nguyện vọng của họ. Cố vấn học tập cũng là người quản lí, theo dõi sinh viên thông qua ban cán sự lớp và trực tiếp với sinh viên. Chính vì vậy, khi có những dấu hiệu về biểu hiện lệch lạc trong đạo đức, cố vấn học tập để kịp thời giúp đỡ, điều chỉnh hoặc dựa vào tập

thể nhóm, lớp giúp đỡ các sinh viên này hòa nhập vào phong trào học tập, rèn luyện của lớp, của trường nhằm góp phần nâng cao giáo dục toàn diện.

Tập thể cán bộ viên chức, giảng viên cần không ngừng tự điều chỉnh, đổi mới, hoàn thiện bản thân để đáp ứng yêu cầu mới, làm tốt công tác “dạy chữ, dạy người”, sao cho “mỗi thầy cô là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phải làm sao để mỗi người thầy không chỉ là nhà sư phạm, mà còn là nhà mô phạm; các thầy cô cần thể hiện hết vai trò của mình “dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”, như Bác Hồ đã khẳng định “Thầy cô như tấm gương cho học sinh, thầy tốt thì học tốt, thầy xấu thì học xấu”.

Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường phối hợp với Phòng Chính trị - Công tác học sinh, sinh viên triển khai các phong trào thi đua, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao lành mạnh, hoạt động ngoại khóa như hoạt động từ thiện, bài trừ ma túy học đường, chương trình sinh viên tình nguyện, hiến máu nhân đạo ... Đây là những chương trình có ý nghĩa rất lớn để giáo dục và hình thành cho sinh viên những phẩm chất đạo đức như tinh thần trách nhiệm, lòng vị tha, yêu thương, tinh thần lá lành đùm lá rách.

* Sự phối hợp các lực lượng ngoài nhà trường

Công tác GDÐÐSV là một quá trình lâu dài, phức tạp, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, có liên quan đến nhiều mối quan hệ phức tạp và chịu sự tác động của các lực lượng ngoài trường, ngoài việc củng cố cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong nhà trường, cần phải có cơ chế phối hợp tổ chức, chỉ đạo các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường, như gia đình và các tổ chức xã hội. Qua đó, làm cho các lực lượng này hiểu, quan tâm đến GDÐÐSV, nâng cao ý thức trách nhiệm của họ trong việc cùng nhà trường làm công tác này.

Ngay từ đầu năm học phòng Chính trị - Công tác học sinh, sinh viên tham mưu cho Ban giám hiệu tổ chức buổi gặp mặt, phối hợp với chính quyến địa phương, công an phường, để cùng thống nhất xây dựng nội dung bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, thực hiện các thủ tục quản lí, phối hợp nắm bắt các diễn biến của sinh viên. Quản lí tốt sinh viên ngoại trú, định kỳ cùng công an

khu vực kiểm tra, đối chiếu việc thực hiện nội quy, quy định pháp luật nơi tạm trú của sinh viên. Sau mỗi đợt kiểm tra phải có báo cáo, tổ chức rút kinh nghiệm, bảo đảm cho sinh viên có nơi trọ an toàn, bảo đảm điều kiện an toàn, trật tự trong sinh hoạt và học tập, ngăn chặn sinh viên vi phạm pháp luật, lâm vào tệ nạn xã hội, mại dâm, cờ bạc, lô đề, ma túy.

Nhà trường thông báo về địa phương những sinh viên bị buộc thôi học để địa phương có kế hoạch cùng gia đình theo dõi, quản lí, ngược lại, chính quyền đại phương cũng thông báo cho nhà trường, những trường hợp sinh viên vi phạm pháp luật ở địa phương, để cùng nhà trường có biện pháp xử lí phù hợp.

Tạo mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình sinh viên được cải thiện, chặt chẽ, đảm bảo thông tin hai chiều, nhà trường mà trực tiếp là Phòng Chính trị - Công tác học sinh, sinh viên chịu trách nhiệm làm đầu mối phải thực hiện tốt, chi tiết việc quản lí hồ sơ sinh viên trong phần mềm quản lí đào tạo của trường.

Gia đình giáo dục, nhắc nhở con em mình ý thức trách nhiệm của một sinh viên, chấp hành tốt các nội quy, quy chế, qui định của nhà trương, pháp luật của nhà nước; không bao che các hành vi, các vi phạm của con em mình, thông báo kịp thời với nhà trường hoặc cơ quan chức năng phối hợp giải quyết, để đưa ra các biện pháp giáo dục phù hợp.

Với các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội, cần tạo mối quan hệ mật thiết với các công ty, doanh nghiệp xung quanh địa bàn trường, tranh thủ các nguồn tài trợ để tạo quỹ học bổng cho sinh viên, cho các hoạt động văn nghệ, thể thao, các diễn đàn sinh viên …, đồng thời các tổ chức này có thể là môi trường thuận lợi cho sinh viên đi thực tế, thực tập.

Thông qua các lực lượng ngoài trường nắm tình hình sinh viên, từ đó giúp nhà trường đánh giá đúng sinh viên và tìm ra những biện pháp giáo dục giúp các em hoàn thiện bản thân. Phối hợp với cộng đồng để tìm hiểu và giáo dục truyền thống dân tộc, bản sắc văn hóa địa phương, tình yêu quê hương đất nước.

Sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của các cấp lãnh đạo: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường sẽ tạo điểu kiện thuận lợi cho các chủ thể phối hợp triển khai thực hiện công tác GDÐÐSV.

Đơn vị làm đầu mối là Phòng Chính trị - Công tác học sinh, sinh viên phải nắm vững đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng xã hội, để từ đó xây dựng cơ chế phối hợp và khai thác tiềm năng của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong công tác GDÐÐSV.

Cơ chế phối hợp phải được xây dựng khoa học, chặt chẽ, hợp lí, linh hoạt, phù hợp với đặc điểm, chức năng của từng cá nhân, tổ chức, đảm bảo hiệu quả, tránh cồng kềnh, tốn kém.

Gia đình và các lực lượng, tổ chức xã hội ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác GDÐÐSV và nhiệt tình tham gia, phối hợp với nhà trường để làm tốt công tác này.

3.2.4. Nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức sinh viên

Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng trong công tác quản lí. Nếu như kế hoạch có nhiệm vụ hướng dẫn việc sử dụng và sử dụng các nguồn lực để hoàn thành mục tiêu đề ra thì kiểm tra, đánh gái là xác định xem hoạt động có phù hợp với mục tiêu kế hoạch không và kết quả đạt được đến mức độ nào.

Qua kiểm tra, đánh giá, phát hiện kịp thời những sai sót, tìm ra nguyên nhân và biện pháp sửa chữa kịp thời, đồng thời là căn cứ quan trọng để rút kinh nghiệm, xây dựng kế hoạch tiếp theo.

3.2.4.1. Mục đích

Giúp cho lãnh đạo nhà trường biết được các tổ chức, cá nhân thực hiện các nhiệm vụ như thế nào, thấy được cac quyết định quản lí của mình có kịp thời, phù hợp không. Trên cơ sở đó điều chỉnh các hoạt động, giúp đỡ, thúc đẩy cá nhân, tập thể thực hiện các mục tiêu GDÐÐSV nhà trường và làm căn cứ để xây dựng kế hoạch GDÐÐSV năm học tiếp theo một cách khoa học, phù hợp hơn.

Phòng Chính trị - Công tác học sinh, sinh viên lên kế hoạch triển khai, trực tiếp đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ GDÐÐSV của các bộ phận, đoàn thể, cá nhân trong trường và sự phối hợp với các lực lượng xã hội khác trong công tác GDÐÐSV.

Kiểm tra đánh giá thường xuyên tất cả các nội dung của hoạt động

GDÐÐSV bằng nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá linh hoạt, phù hợp với đối tượng và nội dung cụ thể.

Từ kết quả kiểm tra, đánh giá, kịp thời kiểm định lại độ chính xác, hiệu quả của các biện pháp và các kết quả quản lí, có giải pháp điều chỉnh, khắc phục tốn tại, thiếu sót, phát huy ưu điểm, mặt mạnh.

3.2.4.3. Cách thực hiện

Ngay từ đầu năm học, Phòng Chính trị - Công tác học sinh, sinh viên bám sát kế hoạch, nhiệm vụ, mục tiêu của nhà trường, lên kế hoạch kiểm tra, đánh giácông tác GDÐÐSV phù hợp, thống nhất với kế hoạch tổng thể.

Phòng Chính trị - Công tác học sinh, sinh viên làm đầu mối, phối hợp với các bộ phận, đơn vị trong trường xây dựng các tiêu chuẩn, quy định, nguyên tắc cụ thể về các mặt của hoạt động GDÐÐSV dựa trên những hướng dẫn, qui định của cấp trên và phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể của nhà trường, như: nội quy, quy chế sinh viên, cách đánh giá kết quả rèn luyện, tiêu chuẩn lớp tiên tiến, lớp tự quản tốt, chi đoàn vững mạnh …

Hiệu trưởng có kế hoạch lựa chọn, bố trí nhân lực làm công tác kiểm tra (ban Thanh tra nhân dân, đại điện phòng Chính trị - Công tác học sinh, sinh viên, cố vấn học tập ...) sao cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, khả năng của các cá nhân, bộ phận và tập tuấn, thống nhất nội dung, quy trình, cách thức kiểm tra, đánh giá sắp xếp thời gian, điều kiện phục vụ cho công tác kiểm tra, đánh giá và đảm bảo quyền lợi, chế độ cho các cá nhân, các bộ phận thực hiện công tác này.

Sau mỗi đợt kiểm tra, đánh giá nhà trường cần biểu dương, khen ngợi những điển hình, tiêu biểu trong công tác GDÐÐSV, đồng thời kiểm tra, nhắc

nhở, xử lí vi phạm đúng người, đúng khuyết điểm, theo dõi sự chuyển biến, khắc phục khuyết điểm của các tập thể, cá nhân, giải quyết hợp tình hợp lí, nếu có những thắc mắc, khiếu kiện.

Hoạt động kiểm tra phải được duy trì thực hiện thường xuyên, đặc biệt là không được coi nhẹ hay kiểm tra, đánh giá qua loa, hình thức, chiếu lệ với hoạt động GDÐÐSV, đặc biệt trong giai đoạn tình hình đạo đức sinh viên có những diễn biến phưc tạp, có nhiều biểu hiện xuống cấp như giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà nội (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)