Những điều chỉnh trong Chiến lƣợc an ninh quốc gia Liên bang Nga thời kỳ mớ

Một phần của tài liệu Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga duới chính quyền tổng thống V. PUTIN 2000-2008 (Trang 92)

kỳ mới

Tháng 5 năm 2008, D.Medvedev đã chính thức trở thành vị Tổng thống thứ 3 của Liên bang Nga và V.Putin - Tổng thống cũ đã trở thành thủ tướng trong chính quyền mới. Với cách thức chuyển giao quyền lực như vậy, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Liên bang Nga sẽ tiếp tục phát triển theo những dự định mà Tổng thống V.Putin khởi xướng trước đây, tiếp tục thực hiện các chiến lược, chính sách đã có trong giai đoạn trước [36]. Nếu theo nhận định này, Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga năm 2000 sẽ vẫn là cơ sở hoạch định các chính sách đối nội và đối ngoại trong thời kỳ mới - thời kỳ Liên bang Nga dưới chính quyền Tổng thống D.Medvedev.

Trong thực tế, từ khi lên nắm quyền lãnh đạo cao nhất của đất nước, với mối quan hệ hợp tác ngày càng chặt chẽ giữa Tổng thống D.Medvedev với Thủ tướng V.Putin, nhiều chính sách có từ thời kỳ trước vẫn tiếp tục được thực hiện. Tuy nhiên, căn cứ vào những thay đổi của tình hình trong nước, khu vực và thế giới, Tổng thống D.Medvedev đã có những điều chỉnh nhất định trong chính sách lãnh đạo đất nước. Ngày 12/5/2010, hai năm sau khi nhậm chức, Tổng thống D.Medvedev đã phê duyệt Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga đến năm 2020 - văn kiện quan trọng bao gồm các đường hướng chính trong chính sách của nhà nước trong nhiệm kỳ lãnh đạo của ông và cho những năm tiếp theo.

Chiến lược mới ra đời trong bối cảnh đất nước đã đạt được những bước phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực. Trong khi đó, thế giới và khu vực vẫn tồn tại những diễn biến phức tạp: cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới còn để lại nhiều hậu quả cho nền kinh tế toàn cầu, bất đồng trong khối SNG, nỗ lực mở rộng của NATO, vấn đề Iran, hai miền Triều Tiên, tội phạm khủng bố quốc tế hay biến đổi khí hậu, dịch bệnh… và đặc biệt là mối quan hệ phức tạp Nga - Mỹ. Sự kiện hai nước ký Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược (8/4/2010) được coi là dấu hiệu cho

thấy sự cải thiện trong quan hệ ngoại giao. Ngược lại, từ đầu năm 2010, việc Mỹ tiếp tục kế hoạch triển khai hệ thống lá chắn tên lửa tại châu Âu đã gây ra sự bất bình và phản đối từ phía Nga. Ngoài ra, Nga và Mỹ đã có những hành động thể hiện quan điểm trái chiều trong cuộc chiến tại Nam Ossetia và vấn đề độc lập của Abkhazia, Nam Ossetia, vấn đề Iran,… Những diễn biến đó đã tác động trực tiếp tới Liên bang Nga trên con đường củng cố nội lực và nâng cao vị thế quốc tế của mình.

Trước tiên, Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga đến năm 2020 đã khẳng định: An ninh quốc gia Liên bang Nga chỉ có thể được đảm bảo khi nuớc Nga thực hiện thành công hàng loạt các ưu tiên chiến lược quốc gia, trong đó việc tiếp tục đưa nước Nga trở thành một quốc gia cạnh tranh với nền công nghiệp tiên tiến, khả năng quốc phòng hiện đại và đời sống nhân dân khá giả [41]. Chiến lược khẳng định lợi ích quốc gia lâu dài của Nga là phát triển và xã hội công dân, nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân và biến nước Nga thành một cường quốc hùng mạnh trên thế giới.

Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, Chiến lược này nhấn mạnh tới các nguy cơ đến từ bên ngoài và đề ra các hướng chính nhằm ngăn chặn các nguy cơ đó đảm bảo an ninh quốc gia. Chiến lược khẳng định chính sách mà một số nước theo đuổi trong việc tăng cường sức mạnh quân sự, chủ yếu là việc sở hữu vũ khí hạt nhân đã đặt ra những thách thức đối với an ninh của Liên bang Nga. Mối đe dọa quân sự trực tiếp hiện nay chính là chính sách của một loạt nước lớn nhằm đạt được sự thống soái trong lĩnh vực quân sự nhờ công nghệ cao. Ngoài ra, Nga tiếp tục phản đối kế hoạch mở rộng NATO về phía Đông và các nỗ lực tăng cường vai trò của khối quân sự này trên phạm vi toàn cầu. Nga thấy cần thiết phải thiết lập một đường biên giới có lắp đặt các thiết bị công nghệ cao với Kazakhstan, Ucraina, Gruzia và Azerbaijan, đồng thời tăng cường bảo vệ có hiệu quả đường biên giới ở Bắc cực, Viễn Đông và vùng biển Caspi. Chiến lược cũng coi hoạt động của các cơ quan

gián điệp nước ngoài, chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa quá khích và tội phạm có tổ chức là những mối đe dọa an ninh quốc gia.

Nội dung của Chiến lược đã xác định hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga là tăng cường hợp tác với các nước SNG, củng cố mối quan hệ với EU, mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển như Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải SCO và cũng đề cập đến hợp tác với các nước Mỹ Latinh và châu Phi. Nga tuyên bố sắn sàng xây dựng mối quan hệ với NATO trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng luật pháp quốc tế. Đối với Mỹ và EU, Nga quan tâm tới sự hợp tác bình đẳng tại các khu vực mà ở đó có những lợi ích chung, nhưng cơ bản sẽ tập trung ở không gian Á - Âu và thiết lập một cơ cấu đa cực trong các quan hệ quốc tế.

Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga đến năm 2020 cũng nhấn mạnh tới an ninh năng lượng và môi trường toàn cầu. Chiến lược này vạch rõ trong tương lai gần, Nga có thể đối mặt với cuộc chiến giành quyền kiểm soát nguồn năng lượng: “Trong cuộc cạnh tranh giành quyền kiểm soát năng lượng, các vấn đề liên quan tới việc sử dụng sức mạnh quân sự không thể loại bỏ. Điều đó sẽ phá vỡ sự cân bằng về lực lượng ở các khu vực biên giới giữa Nga và các nước đồng minh” [41]. Các khu vực dễ phát sinh các cuộc cạnh tranh năng lượng là Trung Đông, Biển Barent, Bắc cực, Biển Caspi và khu vực Trung Á. Nga cũng lo ngại về các cuộc cạnh tranh liên quan tới lương thực thực phẩm, nước sạch và đất đai.

Bên cạnh đó, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn là một mối đe dọa lớn đối với an ninh quốc gia Nga. Chiến lược này nhấn mạnh hậu quả của khủng hoảng tài chính - kinh tế có thể tương đương với những tổn thất do một cuộc chiến tranh trên quy mô lớn mang lại.

Cùng với việc nhấn mạnh tới các nguy cơ từ bên ngoài, Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga đến năm 2020 cũng chỉ rõ các nguy cơ từ bên trong đe dọa lợi ích quốc gia và đề ra nhiệm vụ chính để bảo vệ các lợi ích đó. Bên cạnh việc ưu

tiên tăng cường khả năng quốc phòng an ninh, nước Nga còn phải thường xuyên chú trọng tới việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, tăng trưởng kinh tế, củng cố vai trò của nhà nước trong các lĩnh vực khoa học và nhân văn, đồng thời bảo đảm môi sinh lành mạnh.

Để nâng cao chất lượng cuộc sống, trước hết phải giảm thiểu sự phân hóa xã hội, ổn định dân số, đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tội phạm có tổ chức, tham nhũng và matúy, đặc biệt coi trọng việc đảm bảo an ninh lương thực và người dân có thuốc chữa bệnh.

Về kinh tế, Liên bang Nga đang tìm cách trở thành một trong 5 cường quốc kinh tế trong một thời gian ngắn, nhưng việc lệ thuộc vào việc xuất khẩu dầu, khí đốt và các nguồn lực tự nhiên cũng như tình hình biến động kinh tế bên ngoài vẫn là những điểm yếu cố hữu mà Nga cần phải khắc phục. Nước Nga cần phát triển công nghệ mới, tăng năng suất lao động và khai thác những nguồn tài nguyên mới. Hơn nữa, trình độ phát triển kinh tế của các khu vực trong nước Nga lại không đồng đều; vẫn có nguy cơ thiếu hụt nguồn năng lượng. Nga cần xây dựng hạ tầng cơ sở ở Bắc Cực, Đông Sibiri và Viễn Đông. Đây chính là những vấn đề nhất thiết phải có sự điều chỉnh của nhà nước.

Trong lĩnh vực xã hội và nhân văn, Chiến lược mới cho rằng, để ngăn chặn sự lạc hậu công nghệ, cần phải tăng cường vai trò nhà nước trong các lĩnh vực khoa học và giáo dục. Mục tiêu cơ bản nhất của ngành y tế là tăng tuổi thọ cho người dân. Chất lượng phục vụ y tế hiện nay còn thấp chính là mối đe dọa lớn cho mục tiêu này.

Trong lĩnh vực văn hóa, các mối đe dọa chủ yếu trước hết là sự tràn lan của các sản phẩm văn hóa nhằm đáp ứng những thị hiếu tầm thường của một bộ phận lớn quần chúng nhân dân; thứ hai, đó là những âm mưu đòi xét lại các quan điểm đối với lịch sử nước Nga, vai trò và vị trí của nước Nga trong lịch sử thế giới. Để chống lại các mối đe dọa đó, Chiến lược khẳng định nước Nga cần phải phát triển văn hóa đặc sắc của các dân tộc trong Liên bang Nga và thiết lập chế độ đặt hàng

của nhà nước đối với sản phẩm điện ảnh và in ấn, các chương trình phát thanh truyền hình và các nguồn Internet.

Có thể thấy rằng, Chiến lược an ninh quốc gia đến năm 2020 đã có những điều chỉnh thay đổi so với Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga (2000), chủ yếu là việc đánh giá mức độ và sắp xếp các nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia trong đó nhấn mạnh hơn đến các nguy cơ đến từ bên ngoài. Ngoài ra, nội dung của Chiến lược mới còn đề cập đến vấn đề an ninh năng lượng và an ninh lương thực với vị trí quan trọng trong an ninh quốc gia.

Như vậy, tuy có những điều chỉnh nhưng Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga đến năm 2020 vẫn là sự tiếp nối của Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga (2000). Chiến lược mới sẽ được thực thi nhằm đưa nước Nga phát triển và trước hết cần sự tiếp tục hợp tác chặt chẽ giữa hai nhà lãnh đạo cao nhất đất nước: Tổng thống D.Medvedev và Thủ tướng V.Putin.

* * *

Tóm lại, quá trình thực thi các chính sách của nhà nước Liên bang Nga dưới chính quyền Tổng thống V.Putin nhìn một cách tổng quát đã thu được nhiều thành công trong việc đảm bảo an ninh quốc gia. Và những điểm còn tồn tại chính là những thách thức đối với nước Nga trên con đường phát triển của mình.

Không thể không nhắc tới một sự kiện quan trọng mới đây, cũng vào tháng 5 năm 2010, ngay sau khi Liên bang Nga công bố văn kiện “Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga đến năm 2020”, Mỹ đã công bố văn kiện “Chiến lược an ninh” mới của mình và trong đó công nhận sự tham gia ngày càng mạnh mẽ hơn của Liên bang Nga vào các vấn đề toàn cầu.

Như vậy, có thể tin rằng, với việc thực thi Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga dưới chính quyền Tổng thống V.Putin và những thay đổi trong nhiệm kỳ Tổng thống D.Medvedev, nước Nga sẽ tiếp tục phát triển và đóng góp tiếng nói quan trọng đối với các vấn đề quốc tế trong thế kỷ XXI.

KẾT LUẬN

Thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI sắp kết thúc, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống V.Putin trong hai nhiệm kỳ (2000 - 2008) và Tổng thống D.Medvedev (từ 2008 đến nay), hình ảnh Liên bang Nga ngày nay đã nhiều đổi thay với nền chính trị ổn định, kinh tế từng bước tăng trưởng, đời sống xã hội dần được cải thiện, an ninh quốc phòng phát triển, vai trò và uy tín quốc tế ngày càng cao, đã hoàn toàn trái ngược với nước Nga trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX. Đặc biệt, Liên bang Nga đã lấy lại được lòng tin của người dân đối với các nhà lãnh đạo về khả năng tiếp tục phát triển của đất nước.

Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga ra đời năm 2000, trong bối cảnh quốc tế và trong nước Nga có những biến động phức tạp. Thế giới đang trong quá trình hình thành một trật tự mới với các trung tâm và sức mạnh chi phối của Mỹ, mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra trong nhiều lĩnh vực như chính trị, an ninh, biên giới lãnh thổ…Trong nước Nga, tình hình khó khăn chồng chất về mọi mặt. Và chính lúc đó, Tổng thống V.Putin xuất hiện. Ông đã ban hành và cho phép thực thi các chính sách lúc thì cương quyết cứng rắn, lúc lại khéo léo linh hoạt nhằm mục tiêu đưa nước Nga thoát khỏi khủng hoảng, xác lập một hình ảnh mới - một đất nước phát triển và có tiếng nói quan trọng trong trường quốc tế.

Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga đã được xây dựng và phê duyệt vào những ngày đầu tiên lãnh đạo đất nước của V.Putin, xác định rõ các khuynh hướng phát triển của thế giới, vị trí của Liên bang Nga trong thế giới đó, xác định các lợi ích quốc gia và các mối nguy cơ đe dọa đến lợi ích quốc gia Liên bang Nga. Chiến lược đề ra các nhiệm vụ chủ yếu trong các lĩnh vực và quy định hệ thống để thực hiện nhiệm vụ đó nhằm bảo đảm an ninh quốc gia. Chiến lược thực sự trở

thành văn kiện quan trọng hàng đầu của đất nước, là cơ sở hoạch định chính sách đối nội và đối ngoại dưới chính quyền Tổng thống V.Putin. Từ những kết quả đang diễn ra hàng ngày tại Liên bang Nga, mặc dù còn nhiều vấn đề tồn tại, nhưng vẫn phải khẳng định rằng Tổng thống V.Putin đã thành công trong việc làm hồi sinh đất nước.

Trong quan hệ với Việt Nam, từ Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga, nước Nga dưới chính quyền Tổng thống V.Putin đã đề ra Chiến lược đối ngoại mà trong đó Việt Nam được xác định là một trong những đối tác quan trọng của Liên bang Nga tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, là cầu nối trong việc tạo dựng mối quan hệ ổn định, thúc đẩy sự hợp tác toàn diện, cũng như quá trình xác lập vị thế của Nga ở khu vực này. Điều này đã thực sự trở thành cơ sở quan trọng cho việc xác lập mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia. Và đến năm 2001, quan hệ đó đã được hai Bên khẳng định là quan hệ đối tác chiến lược. Trong hai nhiệm kỳ tổng thống của V.Putin, quan hệ với Việt Nam thực sự khởi sắc so với giai đoạn trước trong nhiều lĩnh vực từ chính trị, kinh tế thương mại, an ninh quốc phòng, văn hóa giáo dục. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi tiếp tục phát triển mối quan hệ hợp tác trong những năm tiếp theo.

Bước sang giai đoạn phát triển tiếp theo của Liên bang Nga, giai đoạn lãnh đạo của Tổng thống D.Medvedev, với sự ủng hộ và hợp tác của Thủ tướng - vị Tổng thống cũ - V.Putin, Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga được tiếp nối bằng Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga đến năm 2020 nhằm thực hiện mục tiêu nước Nga sẽ tiếp tục phát triển trong thế kỷ XXI. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải những chính sách đề ra, những hành động của Tổng thống Medvedev là hoàn toàn giống hoặc tiếp nối người tiền nhiệm Putin. Vị Tổng thống này hướng sự chú ý vào cải cách tư pháp và bộ máy hành chính vồn cồng kềnh và kém hiệu quả ở Nga. Đặc biệt, ông đã cố gắng giải quyết một trong những vấn đề đau đầu nhất tại đất nước này là nạn tham nhũng. Những bước tiến đầu tiên chính là việc phê chuẩn

Luật chống tham nhũng, yêu cầu những quan chức cấp cao (trong đó có cả tổng thống) phải công khai tài sản và thu nhập của bản thân, của vợ/chồng và con cái họ. Và với việc cách chức Thị trưởng Matxcơva (ngày 28/9/2010) đã thể hiện quyết tâm của ông trong việc làm trong sạch bộ máy nhà nước Nga, chống tham nhũng mà trước đây V.Putin thực hiện không hiệu quả. Ngoài ra, Tổng thống đã từng chỉ trích

Một phần của tài liệu Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga duới chính quyền tổng thống V. PUTIN 2000-2008 (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)