THỰC THI CHIẾN LƢỢC AN NINH QUỐC GIA LIÊN BANG NGA DƢỚI CHÍNH QUYỀN TỔNG THỐNG V.PUTIN 2000

Một phần của tài liệu Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga duới chính quyền tổng thống V. PUTIN 2000-2008 (Trang 62 - 73)

DƢỚI CHÍNH QUYỀN TỔNG THỐNG V.PUTIN 2000 - 2008

Tiếp nhận đất nước đang gặp khó khăn trong nhiều lĩnh vực và trong bối cảnh quốc tế phức tạp, với việc phê duyệt “Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga”, Tổng thống V.Putin và Chính phủ của ông mong muốn đất nước Liên bang Nga bước vào thế kỷ XXI với một diện mạo mới tốt đẹp hơn so với thời kỳ ảm đạm dưới chính quyền Tổng thống B.Yeltsin.

Như đã khẳng định trong chính nội dung của văn kiện, Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga bao gồm những đường hướng quan trọng nhất trong chính sách của nhà nước Liên bang Nga. Trên cơ sở các định hướng trong Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga, nhiều văn kiện quan trọng đã được ban hành, đó là những chiến lược, chính sách của nhà nước trong tất cả các lĩnh vực. Có thể kể đến “Học thuyết quân sự của Liên bang Nga”, “Chiến lược đối ngoại của Liên bang Nga”, “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Liên bang Nga giai đoạn 2000 - 2010”... và nhiều chương trình, kế hoạch khác của chính phủ.

Có thể khẳng định rằng, Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga năm 2000 đã thực sự là văn kiện quan trọng hàng đầu của nhà nước để hoạch định các chính sách đối nội và đối ngoại trong giai đoạn Tổng thống V.Putin nắm quyền lãnh đạo đất nước.

3.1 Thực thi Chiến lƣợc an ninh quốc gia Liên bang Nga trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống V.Putin của Tổng thống V.Putin

Liên bang Nga dưới sự lãnh đạo của Tổng thống V.Putin khẳng định tiếp tục công cuộc cải cách kinh tế thị trường và xây dựng xã hội dân chủ, thực hiện mục

tiêu dân giầu nước mạnh. Tuy nhiên, bước đi và phương pháp tiến hành cải cách thận trọng hơn so với thời kỳ trước. Để đạt được mục tiêu đề ra, đã có rất nhiều biện pháp được thực thi, trong đó có những biện pháp chính, những biện pháp hỗ trợ, những biện pháp trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm đảm bảo an ninh quốc gia. Trước tiên, Tổng thống V.Putin đã kiện toàn lại hệ thống đảm bảo an ninh quốc gia Liên bang Nga, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp lẫn nhau và sự phối hợp với các đảng phái và các tổ chức xã hội.

Như Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga đã khẳng định: Việc giải quyết vấn đề tổng thể liên quan đến thực hiện các lợi ích quốc gia của Nga chỉ có thể trên cơ sở một nền kinh tế phát triển bền vững. Vì vậy, Liên bang Nga dưới chính quyền Tổng thống V.Putin tiếp tục chính sách phát triển kinh tế thị trường đồng thời với việc tăng cường vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước. Tổng thống đã xiết chặt quản lý nền kinh tế, đưa vào khuôn khổ “có điều tiết và kiểm soát của nhà nước, có định hướng xã hội hơn” [14].

“Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Liên bang Nga giai đoạn 2000 - 2010” đã đề ra các nội dung biện pháp và chính sách cải cách kinh tế được tập trung vào việc giải quyết những vấn đề cấp bách bao gồm: cải cách thuế, tài chính, ngân hàng, chế độ sở hữu, kinh tế đối ngoại. Nhà nước kích thích đầu tư thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách thu hút vốn đầu tư nước ngoài và thu hút tiền gửi của dân cư vào chu chuyển kinh tế, thực hiện chính sách cải tạo môi trường kinh doanh và tăng dự trữ ngoại tệ bằng cách tổ chức lại và phát triển ngành ngân hàng, bảo đảm cấp tín dụng có hiệu quả cho các ngành công nghiệp và người dân, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và người nước ngoài có trái phiếu. Bên cạnh đó, chú trọng xây dựng hệ thống tài chính có hiệu quả, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách với tư cách là công cụ quan trọng trong chính sách kinh tế của nhà nước, cải cách hệ thống thuế bằng việc ban hành Luật thuế mới theo hướng hạ thấp tỉ lệ thuế, tăng lĩnh vực thu thuế và đơn giản hóa các loại thuế. Ngoài ra, Tổng thống V.Putin và Chính phủ

Liên bang Nga chủ trương tiếp tục cải cách và hoàn thiện chế độ sở hữu với hai nội dung chủ yếu là: Tư nhân hóa các lĩnh vực còn lại trừ một số lĩnh vực then chốt, các hoạt động khai thác, sử dụng uran hay các lĩnh vực có bí mật quốc gia; Tăng cường khả năng hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước ở một số lĩnh vực then chốt [20, tr. 144]. Nhà nước còn thực hiện chính sách mở rộng và phát triển hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, thương mại với nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới nhằm đưa nền kinh tế Nga tham gia tích cực hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Nhà nước đã đề ra chính sách công nghiệp tích cực, ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp đi đầu trong tiến bộ khoa học kỹ thuật, đồng thời hiện đại hóa nông nghiệp, thực hiện một loạt chính sách hỗ trợ khu vực sản xuất nhất là các lĩnh vực Nga có thế mạnh như dầu khí, khai khoáng, sản xuất vũ khí, vũ trụ,… Chính quyền Tổng thống V.Putin còn tiến hành nhiều biện pháp nhằm xóa bỏ kinh tế ngầm, ngăn chặn sự thao túng của giới tài phiệt đối với nền kinh tế, tăng cường sự kiểm soát của chính phủ đối với một phần lớn ngành dầu khí và doanh thu từ ngành này, tiến công vào các loại tội phạm kinh tế. Ngoài ra, sau khi lên nắm quyền lãnh đạo đất nước, Tổng thống V.Putin đã chú trọng tới việc thực hiện các chính sách kinh tế thiên về lĩnh vực xã hội, có thể hiểu là luôn coi chính sách xã hội là phương hướng ưu tiên của phát triển kinh tế đất nước, hay nói cách khác, kinh tế phát triển đi đôi với tăng cường đầu tư cho các lĩnh vực xã hội.

Thực hiện nhiệm vụ đã đề ra trong Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga là đảm bảo ổn định chính trị, bảo vệ nhà nước Liên bang và chế đồ hợp hiến ở Nga, V.Putin đã thực hiện hàng loạt các chính sách, biện pháp quan trọng. Ông áp dụng các biện pháp cứng rắn thiết lập lại sự quản lý thống nhất về mặt hành pháp của Trung ương đối với địa phương, lập thiết chế đại diện của Tổng thống ở các đại khu của nước Nga. Các đại diện toàn quyền của Tổng thống có bốn nhiệm vụ chính: Tổ chức thực hiện một cách thống nhất các phương châm cơ bản trong chính sách đối nội, đối ngoại của nhà nước Liên bang do Tổng thống đề ra; giám sát tình hình

thực hiện Hiến pháp Liên bang Nga và các nghị quyết của nhà nước Liên bang; đảm bảo cho Tổng thống có thể thực thi chính sách cán bộ ở các chủ thể; báo cáo định kỳ với Tổng thống về các vấn đề an ninh quốc gia, tình hình chính trị và kinh tế xã hội tại đại khu của mình. Như vậy, thông qua các vị đại diện toàn quyền, Tổng thống đã tăng cường sự giám sát đối với các chủ thể thuộc Liên bang.

Đồng thời, V.Putin đã thực hiện chính sách xác lập quan hệ hợp tác mang tính xây dựng giữa chính phủ và Đuma quốc gia, điều chỉnh hệ thống pháp luật của chính phủ Liên bang và của địa phương theo hướng tăng cường chế độ liên bang và hệ thống quyền lực trực tiếp của tổng thống. Đặc biệt, đáng lưu ý là việc thực hiện chính sách cấm các nhà tài phiệt can dự vào công việc chính trị quốc gia và giành lại các phương tiện truyền thông từ tay các nhà tài phiệt [31]. Cùng với việc điều chỉnh sắp xếp cơ cấu và các chức vụ quan trọng của chính phủ Liên bang, Tổng thống V.Putin còn cải cách, hoàn thiện hệ thống các chính đảng, xóa bỏ những đảng có ít người và mang tính khu vực, xây dựng quy chế tham gia đời sống chính trị quốc gia nói chung và tham gia tuyển cử nói riêng của các chính đảng. Mặt khác, V.Putin còn đề ra và thực hiện một nội dung quan trọng khác là cải cách hành chính nhà nước hướng đến giảm các hành vi lạm dụng quyền hành của các quan chức chính phủ, giảm chồng chéo nhằm nâng cao quyền lực và hiệu quả làm việc của các cơ quan nhà nước trung ương, khắc phục sự chia rẽ giữa các vùng và địa phương.

Để ổn định xã hội, nhà nước Nga chú trọng triển khai những chính sách xã hội, ưu tiên quốc gia về y tế, giáo dục và nhà ở. Về y tế, năm 2004, trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội, lần đầu tiên vấn đề cải cách y tế được nhấn mạnh cùng với cải cách kinh tế nhằm mục tiêu hiện đại hoá y tế. Các nội dung của cải cách hiện đại hoá y tế là: Nâng cao khả năng tiếp cận và chất lược phục vụ y tế cho đông đảo các tầng lớp nhân dân; Xây dựng dịch vụ y tế miễn phí theo đối tượng (những người có thu nhập thấp, cựu chiến binh, người nghỉ hưu); Xây dựng tiêu chuẩn bắt buộc đối với dịch vụ y tế cũng như thủ tục khám, chẩn đoán bệnh và cấp

thuốc, quy định những yêu cầu tối thiểu đối với các điều kiện dịch vụ y tế cho từng loại bệnh; Xây dựng dịch vụ y tế nhà nước theo yêu cầu; Phát triển bảo hiểm y tế tự nguyện. Nhằm mục đích hiện đại hoá giáo dục, Bộ Giáo dục Nga đã thực thi nhiều chính sách như: Tiến hành chỉnh sửa chương trình học ở các cấp cho phù hợp với thực tiễn của đất nước và xu thế phát triển chung của thế giới; Triển khai thực nghiệm về trách nhiệm tài chính của nhà nước đối với sinh viên đại học; Đề ra các quy định chuẩn về chất lượng để phân loại, phong cấp cho các trường đại học… Để giải quyết vấn đề nhà ở, năm 2004, chính phủ Liên bang Nga đã triển khai xây dựng một kế hoạch với các nội dung: Xây dựng cơ chế tài chính cho phép cải thiện điều kiện nhà ở của người thu nhập trung bình không chỉ bằng lương hàng tháng và tiền gửi tiết kiệm mà cả bằng thu nhập trong tương lai; Xây dựng quỹ tín dụng cho người thu nhập trung bình, thấp vay và trả góp để mua nhà; Xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý về cho vay tín dụng nhà ở lâu dài cho công dân thu nhập trung bình, thấp; Đề ra những quy định hành chính rõ ràng nhằm giảm bớt các thủ tục cho phép xây dựng và chuẩn bị tốt kết cấu hạ tầng. Có thể thấy rằng, các chương trình, dự án về y tế, giáo dục và nhà ở được đề ra và thực thi nhằm mục đích giải quyết những vấn đề cấp bách trong từng lĩnh vực, nâng cao chất lượng cuộc sống hiện tại và củng cố nền móng phát triển cho tương lai.

Ngoài ra, Tổng thống V.Putin đã cho thực hiện các chính sách đầu tư vào con người, tập trung vào việc cải thiện tiêu chuẩn sống của người dân Nga, thúc đẩy tỉ lệ sinh như áp dụng chế độ trợ cấp sinh con, tăng trợ cấp xã hội cho các gia đình có con nhỏ. Bên cạnh đó, việc rèn luyện thể chất và các môn thể thao cũng được phục hồi. Sau nhiều năm suy giảm trong lĩnh vực này, chính phủ Nga đã tập trung vào cả các môn thể thao chuyên nghiệp cũng như các sự kiện thể thao dành cho công chúng. Chính phủ đã soạn thảo và bắt đầu thực hiện một chương trình liên bang về phát triển các môn thể thao cũng như rèn luyện thể chất trong giai đoạn 2006 -

2015. Chương trình này lập kế hoạch xây dựng 4.000 cơ sở thể thao, chủ yếu tại các thị trấn và làng mạc.

Trong lĩnh vực văn hóa tinh thần, Liên bang Nga đã hình thành một chính sách quốc gia trong lĩnh vực giáo dục đạo đức và tinh thần cho nhân dân. Đặc biệt, Tổng thống V.Putin rất chú trọng việc phát huy chủ nghĩa yêu nước, lòng tự hào dân tộc của người Nga. Theo đề nghị của Tổng thống V.Putin, được sự ủng hộ của Đuma Quốc gia, các cơ quan thuộc chính phủ đã tiến hành xây dựng chương trình “Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho công dân Liên bang Nga giai đoạn 2001 - 2005” với mục tiêu cơ bản là phát triển hệ thống giáo dục yêu nước cho tất cả công dân Liên bang Nga trên cơ sở xây dựng tình cảm và ý thức yêu nước nhằm tạo nên sự đoàn kết xã hội, duy trì sự ổn định kinh tế - xã hội, củng cố sự thống nhất và tình hữu nghị của các dân tộc coi đây là nhân tố rất quan trọng để cố kết dân tộc nhằm thực hiện thành công các mục tiêu chung. Chính quyền Tổng thống V.Putin còn coi giáo dục, văn hóa và khoa học là những nhân tố quan trọng nhằm cải thiện hình ảnh của nước Nga trong cộng đồng thế giới. Vì vậy, nhà nước đã tạo điều kiện về kinh tế - xã hội cho hoạt động sáng tạo về khoa học, văn hóa, tổ chức các hoạt động văn hóa lớn để cho toàn thế giới thấy được sự phong phú của di sản văn hóa và truyền thống của Nga [28]. Mặt khác, Liên bang Nga đang tích cực mở rộng hợp tác quốc tế về giáo dục, phát triển và hiện đại hóa mạng lưới trung tâm khoa học và văn hóa Nga đang hoạt động tại nhiều nước nhằm truyền bá văn hóa Nga, ngôn ngữ Nga ra thế giới.

Trong hoạt động chống tội phạm, Tổng thống đề cao nhiệm vụ của nhà nước đảm bảo an ninh cho cá nhân và xã hội. Để thực hiện được nhiệm vụ của mình, nhà nước được củng cố hệ thống cơ quan bảo vệ pháp luật và hoàn thiện nền tảng pháp lý cần thiết và cơ chế áp dụng. Đồng thời, việc thực hiện các biện pháp ổn định chính trị và kinh tế cùng các chính sách giáo dục đã góp phần loại trừ, ngăn chặn nguyên nhân và điều kiện nảy sinh tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự xã hội. Riêng

đối với tội phạm tham nhũng, chính phủ Nga đã thực hiện nhiều biện pháp quan trọng. Trước hết là cải tiến và hoàn thiện cơ sở pháp lý chống tham nhũng bằng việc ban hành nhiều văn bản liên quan đến chống tham nhũng (tuy nhiên chưa có bộ luật chống tham nhũng. Ngày 25/12/2008, Tổng thống D.Medvedev đã ký phê chuẩn Luật chống tham nhũng mới [1]). Song song với hoàn thiện cơ sở pháp lý, chính quyền Tổng thống V.Putin còn tăng cường những biện pháp thực tế chống tham nhũng: thành lập Ủy ban chống tham nhũng có quy mô toàn quốc do tổng thống đứng đầu, thông qua kế hoạch cải cách giai đoạn 2006 - 2008, trong đó đề xuất biện pháp hạn chế các quan chức chính quyền tiếp xúc với doanh nghiệp và lắp đặt máy ghi âm, ghi hình để quan sát công chức tại nơi làm việc…Và cuối cùng, để chống tham nhũng, nhà nước cũng đã quan tâm đẩy mạnh công tác phòng ngừa mang tính giáo dục, đạo đức, công dân.

Trong cuộc đấu tranh chống tội phạm khủng bố, như trong Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga đã khẳng định: Chủ nghĩa khủng bố đã trở thành nguy cơ nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia của Nga nên chính quyền Tổng thống V.Putin đã thực hiện nhiều biện pháp cứng rắn để ngăn chặn và triệt tiêu nguy cơ khủng bố. Về phương diện trong nước, với việc chấm dứt cuộc chiến ở bắc Kavkaz, ổn định tình hình ở Chechnya, chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa khủng bố đã bị giáng một đòn mạnh. Về phương diện quốc tế, vào tháng 12 năm 2000, Nga và một số nước thuộc SNG đã thành lập một tổ chức hợp tác đặc thù là Trung tâm chống chủ nghĩa khủng bố. Ngay sau sự kiện 11/9/2001 tại Mỹ, chính quyền Tổng thống V.Putin đã ủng hộ Mỹ chống khủng bố và tham gia liên minh chống khủng bố quốc tế do Mỹ đứng đầu. Nga cung cấp hành lang bay và thông tin tình báo cho Mỹ trong cuộc chiến tấn công vào Apganistan, nơi mà Mỹ cho rằng đang chứa chấp trùm

Một phần của tài liệu Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga duới chính quyền tổng thống V. PUTIN 2000-2008 (Trang 62 - 73)