Đảm bảo an ninh quốc gia trong hoạt động kinh tế đối nộ

Một phần của tài liệu Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga duới chính quyền tổng thống V. PUTIN 2000-2008 (Trang 45)

Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga đã khẳng định vấn đề an ninh kinh tế là vấn đề hàng đầu của an ninh quốc gia. Hay nói cách khác, Nhà nước Liên bang Nga luôn chú trọng tới nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc gia trong hoạt động kinh tế đối nội.

Văn kiện đã nêu ra những định hướng cơ bản cho việc thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc gia trong hoạt động kinh tế đối nội. Trước tiên, nhà nước phải đảm bảo về pháp lý cho công cuộc cải cách kinh tế và xây dựng cơ chế kiểm soát hữu hiệu việc tuân thủ luật pháp Liên bang Nga. Mặt khác, vai trò điều tiết của nhà nước Liên bang Nga đối với nền kinh tế cần được tăng cường. Nhà nước cần thông qua và thực hiện các biện pháp cần thiết để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế, duy trì và phát triển tiềm năng khoa học kỹ thuật, công nghệ và sản xuất, tiến tới tăng trưởng kinh tế trong khi vẫn hạn chế được nguy cơ thảm họa công nghệ, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá công nghiệp trong nước, nâng cao mức sống cho nhân dân.

Việc chuyển hoá sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội có hiệu quả cao phải được thực hiện theo quá trình từng bước hình thành các cơ chế tổ chức, phân phối hàng hoá và dịch vụ tối ưu nhằm nâng cao sự phồn vinh của xã hội và mỗi công dân. Nhiệm vụ trước hết là phải khắc phục sự biến dạng trong cơ cấu của nền kinh tế Liên bang Nga, đảm bảo tăng trưởng sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất hàng hoá có hàm lượng khoa học và hàng chế biến trình độ cao, hỗ trợ các ngành chủ đạo mở rộng sản xuất, đảm bảo việc làm cho người lao động.

Sự hỗ trợ của nhà nước đối với hoạt động đầu tư và đổi mới cơ cấu sản xuất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thông qua các biện pháp xây dựng hệ thống ngân hàng bền vững đáp ứng lợi ích của nền kinh tế thực, giảm nhẹ điều kiện cho các xí nghiệp có thể vay được các nguồn tín dụng dài hạn để đầu tư. Nhà nước tiến hành hỗ trợ thực sự cho các chương trình có mục tiêu cải tổ cơ cấu công nghiệp.

Một nhiệm vụ khác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm đảm bảo an ninh quốc gia trong hoạt động kinh tế đối nội là ưu tiên phát triển các ngành và lĩnh vực sản xuất có sức cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho hàng hoá có tỷ trọng khoa học cao. Nhằm đạt được mục đích đó, Liên bang Nga cần thông qua các biện pháp khuyến khích chuyển giao các công nghệ quân sự mới sang sản xuất dân sự, áp dụng cơ chế phát hiện và phát triển các công nghệ tiên tiến, có khả năng đảm bảo sức cạnh tranh cho các xí nghiệp của Nga trên thị trường thế giới.

Để thực hiện được các nhiệm vụ trên cần tập trung tiềm năng tài chính và vật tư cho các hướng ưu tiên phát triển khoa học và kỹ thuật, hỗ trợ các trường phái khoa học hàng đầu, đi trước một bước trong việc hình thành nền tảng khoa học kỹ thuật và công nghệ của đất nước, khuyến khích thu hút vốn đầu tư từ khu vực tư nhân, trong đó có thể thông qua việc tổ chức các quỹ và sử dụng các nguồn tài trợ. Ngoài ra, cần thực hiện các chương trình phát triển những vùng lãnh thổ tập trung tiềm năng khoa học kỹ thuật cao, với sự hỗ trợ của nhà nước xây dựng các cơ sở hạ tầng, thương mại hoá các công trình nghiên cứu khoa học đồng thời với việc bảo vệ

sở hữu trí tuệ ở trong và ngoài nước, phát triển mạng lưới thông tin khoa học kỹ thuật và thông tin thương mại rộng rãi.

Nhà nước cần hỗ trợ, tạo điều kiện ngang bằng cho các xí nghiệp thuộc mọi loại hình sở hữu phát triển và tăng khả năng cạnh tranh kinh tế. Việc hình thành và phát triển doanh nghiệp tư nhân trong tất cả các lĩnh vực có thể góp phần nâng cao của cải vật chất cho xã hội, tạo điều kiện cho khoa học, giáo dục phát triển, nâng cao đời sống tinh thần và giáo dục đạo đức trong xã hội, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Trong thời hạn ngắn nhất, nhà nước Liên bang cần hoạch định cơ chế hỗ trợ đời sống và phát triển kinh tế đối với các vùng bị khủng hoảng trầm trọng và khu vực cực Bắc, cũng như chính sách thuế khoá nhằm tạo ra không gian kinh tế thống nhất trong cả nước.

Cuối cùng, điều quan trọng có tính nguyên tắc là coi trọng các yếu tố kinh tế trong lĩnh vực xã hội. Về nguyên tắc, sự ưu tiên các nhân tố kinh tế trong xã hội chính là một trong những điều kiện quan trọng nhất để củng cố đất nước. Để củng cố nhà nước Liên bang, bên cạnh các chính sách nhằm đảm bảo an ninh kinh tế, nhà nước cần đảm bảo cho các chính sách xã hội được thực hiện trên thực tế và được nhà nước hỗ trợ, phát triển các cơ chế trách nhiệm tập thể và quyết định dân chủ, phát triển quan hệ đối tác trong xã hội. Nhà nước cần chú trọng thực hiện chính sách công bằng xã hội và hiệu quả về kinh tế khi phân phối thu nhập.

Song song với việc tổ chức hoạt động của các cơ quan hành pháp Liên bang cũng như chính quyền của các chủ thể Liên bang nhằm thực hiện các biện pháp ngăn chặn và khắc phục những nguy cơ đe doạ lợi ích quốc gia về kinh tế, nhà nước cũng cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa luật pháp Liên bang và đảm bảo để mọi chủ thể của Liên bang tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật trong lĩnh vực kinh tế.

Một phần của tài liệu Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga duới chính quyền tổng thống V. PUTIN 2000-2008 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)