Thực trạng về thói quen đọc sách của học sinh trƣờng THPT Tây Thụy

Một phần của tài liệu Tác động của văn hóa đọc đến việc học tập môn ngữ văn của học sinh trung học phổ thông (Nghiên cứu trường hợp trường trung học phổ thông Tây Thụy Anh, Thái Thụy, Thái Bình (Trang 63)

6. Phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu

3.1.1. Thực trạng về thói quen đọc sách của học sinh trƣờng THPT Tây Thụy

Qua kết quả khảo sát 619 HS ở 3 khối lớp 10, 11, 12 về thói quen đọc sách, chúng tôi nhận thấy các em có thói quen đọc sách ở mức thấp (ĐTB = 3,25), trong đó có 61% HS cho rằng các em dành rất ít thời gian cho việc đọc sách. Phần lớn các em cho rằng việc đọc sách, báo, tạp chí, ấn phẩm thông tin thƣờng đƣợc đọc từ việc trao đổi với bạn bè, HS thƣờng chuyền tay nhau những quyển sách mà các em yêu thích (44,6% ý kiến cho rằng việc đọc sách thực hiện qua trao đổi với bạn bè). Có 19,7% HS cho rằng các em tự bỏ tiền để mua và 13,9% HS mƣợn sách từ thầy cô để đọc. Tuy nhiên, rất ít HS đến thƣ viện để đọc sách (chỉ có 8% HS cho rằng các em thƣờng đến thƣ viện tỉnh, thị trấn, nhà văn hóa xã hoặc thƣ viện trƣờng để đọc sách) và chỉ có 8,4% HS cho rằng các em đƣợc đọc sách từ tủ sách từ gia đình. Kết quả này cho thấy số sách các em sử dụng cho việc đọc sách chủ yếu do HS tự mua hoặc mƣợn của bạn bè. Điều này cho thấy các em học ở nhà hoặc học nhóm là chủ yếu. Tính hiệu quả và sự đáp ứng của thƣ viện theo ý kiến của HS còn thấp, nghĩa là vai trò định hƣớng từ gia đình và nhà trƣờng chƣa thể hiện rõ trong việc đọc sách.

Kết quả này khá phù hợp với thực trạng mà chúng tôi tìm hiểu trƣớc khi triển khai nghiên cứu thực hiện đề tài: Trƣờng THPT Tây Thụy Anh mặc dù nhận đƣợc sự quan tâm, hỗ trợ của địa phƣơng nhƣng kinh phí dành cho thƣ viện còn ít vì thế tài nguyên sách của Trƣờng khá nghèo nàn, đa phần thƣ viện chỉ cung cấp đủ các đầu SGK và sách GV phục vụ chủ yếu cho hoạt động dạy của GV và học tập của HS. Bên cạnh đó, thƣ viện có ít đầu sách phục vụ nhu cầu bạn đọc ở lứa tuổi thiếu niên và nhà trƣờng vẫn thiếu đội ngũ cán bộ thƣ viện đƣợc đào tạo bài bản. Thƣ viện của trƣờng chỉ có 02 cán bộ đƣợc giao nhiệm vụ kiêm nhiệm (vừa là cán bộ hành chính, vừa quản lý thƣ viện) nên việc các cán bộ thƣờng xuyên trực để phục vụ nhu cầu bạn đọc là khó khăn, đa số thời gian thƣ viện mở cửa phục vụ khi có GV hoặc HS yêu cầu. Ngoài ra, qua kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy trên 90% HS có bố mẹ đều làm nghề nông nên các em ít có điều kiện tiếp xúc với sách từ nhỏ. Có thể những thực trạng trên đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thói quen đọc sách của các em còn hạn chế.

Theo số liệu thống kê chung, từ năm 2007 đến năm 2012, số lƣợng GV và HS đến thƣ viện đọc sách hàng năm có xu hƣớng giảm dần. Việc đáp ứng nhu cầu đọc sách tại thƣ viện nhà trƣờng vẫn còn hạn chế:

Thƣ viện đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của độc giả: 0%

Thƣ viện chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của độc giả: 35,7% Thƣ viện không đáp ứng đƣợc nhu cầu của độc giả: 65,3%

Khả năng phục vụ ngƣời đọc chƣa tốt do chƣa có nhân sự riêng cho lĩnh vực thƣ viện, mà là nhân viên kiêm nhiệm làm công tác hành chính của nhà trƣờng. Tuy đƣợc trang bị cơ sở vật chất tốt, nhƣng nội dung, số lƣợng, chất lƣợng sách trong thƣ viện còn nghèo nàn, thƣ viện chƣa thực hiện đƣợc hết các chức năng cần có trong việc duy trì và phát triển văn hóa đọc cho HS trƣờng THPT Tây Thụy Anh.

Khi chúng tôi tiến hành khảo sát số lƣợng sách các em đọc trung bình trong vòng 01 tháng và thời gian các em dành cho việc đọc sách là còn khá thấp:

48% tổng số HS cho rằng các em dành trung bình từ 03h đến 10h cho việc đọc sách mỗi tháng.

Một phần của tài liệu Tác động của văn hóa đọc đến việc học tập môn ngữ văn của học sinh trung học phổ thông (Nghiên cứu trường hợp trường trung học phổ thông Tây Thụy Anh, Thái Thụy, Thái Bình (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)