6. Phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu
1.2.3. Mô hình nghiên cứu
Dựa trên lý thuyết của các tác giả của Agada, Nguyễn Hữu Viêm, Phan Trọng Luận về văn hóa đọc và PPDH môn Ngữ văn của HS THPT, chúng tôi xây dựng mô hình nghiên cứu cho đề tài luận văn nhƣ sau:
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Hình 1.2: Mô hình nghiên cứu
Thói quen đọc Kỹ năng đọc đọc VĂN HÓA ĐỌC KQHT môn Ngữ văn Sở thích đọc Tài liệu đọc
(sách, báo, tạp chí trên giấy và trên mạng), bao gồm từ ngƣời viết sách tới khi sách,
báo đƣợc xuất bản và tới tay ngƣời đọc
Thƣ viện, cửa hàng sách, hội chợ sách, triển lãm sách, phƣơng tiện truyền thông đại chúng tuyên truyền, giới thiệu, quảng
Tiểu kết chương I:
Nhƣ vậy, trong Chƣơng 1, chúng tôi đã nghiên cứu, tổng hợp đƣợc cơ sở lý luận của việc đánh giá tác động của văn hóa đọc đến việc học tập môn Ngữ văn của HS THPT. Văn hóa đọc có mối quan hệ hữu cơ với việc học tập môn Ngữ văn, nhất là đối với HS THPT là lứa tuổi đã bắt đầu có ý thức độc lập trong tƣ duy, lao động và có khả năng tự học và nghiên cứu lý thuyết.
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết đánh giá tác động của văn hóa đọc đến việc học tập môn Ngữ văn của HS THPT khẳng định tính khả thi của đề tài.
Tìm hiểu thực tế tác động của văn hóa đọc đến việc học tập môn Ngữ văn của HS THPT, trong chƣơng II, tôi tiến hành khảo sát cụ thể tại trƣờng THPT Tây Thụy Anh, Thái Thụy, Thái Bình.
CHƢƠNG 2:
TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Giới thiệu địa bàn thực hiện nghiên cứu
2.1.1. Vài nét về trƣờng trung học phổ thông Tây Thụy Anh (huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình).
Trƣờng THPT Tây Thụy Anh đƣợc xây dựng trên địa bàn xã Thụy Sơn, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, cách trung tâm thành phố Thái Bình 26km về phía Đông, điều kiện giao thông rất thuận tiện. Với bề dày truyền thống 45 năm lịch sử, đây là một trong những ngôi trƣờng đƣợc thành lập sớm của tỉnh Thái Bình.
Là trƣờng đạt chuẩn quốc gia, Trƣờng THPT Tây Thụy Anh đƣợc đầu tƣ hệ thống cơ sở vật chất hiện đại gồm: 36 phòng học, 01 thƣ viện, 01 phòng thí nghiệm, 02 phòng máy vi tính, 02 phòng chuyên dụng phục vụ dạy học bằng giáo án điện tử với máy chiếu đa năng, bảng điện tử thông minh... Đội ngũ GV của trƣờng 100% đạt chuẩn, có 09 GV có bằng thạc sỹ (trong đó có 02 GV dạy môn Ngữ văn).
So với các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Thái Thụy thì trong khoảng 5 năm trở lại đây, chất lƣợng đầu vào của HS có thấp hơn, tuy nhiên Trƣờng vẫn luôn nằm trong tốp 10 nhà trƣờng có tỷ lệ HS đỗ tốt nghiệp cao trong toàn tỉnh. Tỷ lệ HS xếp loại học lực giỏi dao động trong khoảng 4-5%, tỷ lệ HS xếp loại học lực trung bình và khá khoảng 90%.
2.1.2. Thực trạng của hoạt động dạy và học môn Ngữ văn tại trƣờng THPT Tây Thụy Anh theo kết quả báo cáo tổng kết năm học 2012 - 2013
Đối với đội ngũ GV của nhà trƣờng, mặc dù đã có sự nỗ lực cố gắng và có ý thức đổi mới phƣơng pháp dạy học văn nhƣng việc thực hiện chỉ mới mang tính chất hình thức, thử nghiệm chứ chƣa đem lại hiệu quả nhƣ mong muốn. Một số GV vẫn còn thói quen dạy học theo kiểu truyền thụ kiến thức một chiều: GV giảng giải, HS lắng nghe, ghi nhớ và biết nhắc lại đúng những điều mà GV đã
hiểu biết, cách cảm, cách nghĩ của mình tới HS. Nhiều GV chƣa chú trọng đến việc tiếp thu, vận dụng kiến thức của HS cũng nhƣ việc chỉ ra cho ngƣời học con đƣờng tích cực chủ động để thu nhận kiến thức. Do đó, có những giờ dạy đƣợc GV tiến hành nhƣ một giờ diễn thuyết, thậm chí GV còn đọc chậm cho HS chép lại những gì có sẵn ở giáo án, giờ học tác phẩm văn chƣơng vì thế vẫn chƣa thu hút đƣợc sự chú ý của ngƣời học. Một bộ phận không nhỏ HS vẫn tỏ ra bàng quan, thờ ơ với văn chƣơng.
Ngoài ra, sự thiếu thốn về phƣơng tiện thiết bị dạy học nhƣ: tranh, ảnh, sơ đồ, dụng cụ nghe, nhìn để minh họa cho bài giảng, tài liệu tham khảo, các tác phẩm văn học, nhất là văn học nƣớc ngoài... đã khiến cho việc áp dụng PP dạy học mới gặp nhiều bất lợi, dẫn đến tình trạng “dạy chay, học chay”. Đó là chƣa kể đến đời sống GV tuy đã đƣợc cải thiện căn bản nhƣng vẫn gặp rất nhiều khó khăn nên chƣa thể chuyên tâm cho việc dạy học.
- Về phía HS, tồn tại lớn nhất là thói quen thụ động, quen nghe, quen chép, ghi nhớ và tái hiện lại một cách máy móc, rập khuôn những gì GV đã giảng. Đa phần HS chƣa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học. Bên cạnh đó, cách dạy văn không hấp dẫn dẫn đến tình trạng HS tiếp nhận tác phẩm văn chƣơng mà chƣa hiểu hết đƣợc cái hay, cái đẹp của tác phẩm dẫn đến thái độ chƣa tích cực đối với môn học. Điều này đã thủ tiêu óc sáng tạo, suy nghĩ của ngƣời học, biến HS thành những ngƣời quen suy nghĩ diễn đạt bằng những ý vay mƣợn, bằng những lời có sẵn, đáng phải làm chủ tri thức thì lại trở thành nô lệ của sách vở. Ngƣời học chƣa có nhu cầu tự thân bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân trƣớc tập thể, nếu phải nói và viết HS cảm thấy khá khó khăn.
Những năm gần đây, nhà trƣờng liên tục tuyển sinh 02 lớp chuyên ban xã hội mỗi khóa học. Nhƣ vậy mỗi năm có ít nhất 110 HS đƣợc tuyển đầu vào và đào tạo tăng cƣờng khối C và D. Tuy nhiên sau 3 năm học thì số lƣợng HS tham gia thi đại học ở hai khối C và D giảm xuống chỉ còn khoảng một nửa. Theo báo cáo của trƣờng THPT Tây Thụy Anh thì trong ba năm 2010, 2011,
2012 số lƣợng HS thi vào hai khối C và D lần lƣợt là 45, 74 và 63 HS (trong tổng số trên 600 HS của trƣờng tham gia thi đại học, cao đẳng).
KTĐG kết quả học tập của HS là một mắt xích quan trọng trong quá trình đào tạo. KTĐG có hệ thống và thƣờng xuyên sẽ cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết giúp HS tự điều chỉnh hoạt động học, giúp GV có thông tin phản hồi để điều chỉnh và hoàn thiện quá trình dạy để từ đó nâng cao chất lƣợng dạy học của nhà trƣờng phổ thông. Do yêu cầu đặc trƣng bộ môn nên KTĐG trong môn Ngữ văn nhằm mục đích đánh giá HS một cách toàn diện về năng lực đọc hiểu văn bản và năng lực tạo lập văn bản, tạo điều kiện cho HS phát triển toàn diện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và xúc cảm thẩm mĩ. Những năng lực này đã đƣợc cụ thể hóa trong chuẩn chƣơng trình môn học với những yêu cầu cần đạt trên cả ba mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Trong thực tế, lâu nay đối với môn Ngữ văn nói riêng và các môn khoa học xã hội nói chung tại trƣờng THPT Tây Thụy Anh GV có hiện tƣợng thiên về KTĐG mức độ học thuộc lòng, kiểm tra trí nhớ một cách đơn thuần. Đề thi, kiểm tra thƣờng dừng lại ở mức độ KTĐG kiến thức lý thuyết, khả năng ghi nhớ (nhận biết, tái hiện), ít đặt ra yêu cầu kiểm tra đánh giá mức độ thông hiểu và kiểm tra đánh giá kỹ năng vận dụng tri thức. Cách KTĐG đó gây nên tình trạng học tủ, học vẹt, ghi nhớ máy móc nhƣng không nắm vững bản chất vấn đề, thiếu kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Tình trạng đó là hệ quả của lối dạy học cũ truyền thụ một chiều từ GV đến HS và kèm theo đó khi kiểm tra đánh giá thƣờng thiên về yêu cầu tái hiện kiến thức, xem nhẹ kiểm tra đánh giá mức độ thông hiểu và kỹ năng vận dụng kiến thức, ít đòi hỏi HS phân tích, suy luận, khái quát.
Một bộ phận GV còn chƣa thấy hết vai trò của kiểm tra đánh giá, do vậy trong kiểm tra bài cũ, 15 phút, 45 phút, việc ra đề kiểm tra nhiều khi còn qua loa, mang tính hình thức, nhiều GV ra đề kiểm tra với mục đích làm sao để
quan tâm đến quy trình soạn đề kiểm tra nên các bài kiểm tra còn mang tính chủ quan của ngƣời dạy.
Chính thực trạng trên đây đã dẫn đến việc HS trở nên thụ động, ngại đọc sách và không có thói quen đọc sách để mở rộng vốn hiểu biết.
2.2. Qui trình nghiên cứu
Nghiên cứu này gồm hai bƣớc chính: (1) nghiên cứu sơ bộ và (2) nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng PP nghiên cứu định tính còn nghiên cứu chính thức sử dụng PP nghiên cứu định lƣợng.
Đơn vị phân tích là trƣờng THPT Tây Thụy Anh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Đối tƣợng nghiên cứu là tác động của VHĐ đến việc học tập môn Ngữ văn của HS THPT.
Khách thể nghiên cứu là lãnh đạo trƣờng, cán bộ thƣ viện, GV dạy môn Ngữ văn và HS đang học tại Trƣờng.
(1) Nghiên cứu sơ bộ: đƣợc thực hiện từ ngày 01/4/2013 đến ngày
06/4/2013 thông qua phỏng vấn trực tiếp khách thể nghiên cứu. Trong giai đoạn này, chúng tôi sử dụng PP nghiên cứu định tính (bao gồm PP phỏng vấn và PP chuyên gia). Bƣớc này đƣợc thực hiện với mục đích: phát hiện những yếu tố mới, những nội dung còn thiếu sót trong thang đo dự thảo.
Đối với nhóm lãnh đạo, cán bộ thƣ viện và GV, chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp 13 ngƣời, trong đó có 01 phó hiệu trƣởng chuyên môn, 10 GV bộ môn Ngữ văn đang dạy tại Trƣờng và 02 cán bộ thƣ viện, sử dụng mẫu phiếu phỏng vấn sâu dành cho cán bộ (xem phiếu phỏng vấn tại Phụ lục 1, trang 89).
Đối với nhóm HS đang học tại trƣờng, chúng tôi tổ chức phỏng vấn theo khối lớp (xem phiếu phỏng vấn ở Phụ lục 2, trang 91). Tổng số HS tham gia phỏng vấn là 18 HS/03 khối.
(2) Nghiên cứu chính thức: đƣợc thực hiện bằng PP định lƣợng thông
qua kỹ thuật điều tra bằng bảng hỏi. Kích thƣớc mẫu của nghiên cứu này là 619 phiếu dành cho HS. Nghiên cứu chính thức đƣợc thực hiện từ ngày 20/5/2013 đến ngày 27/5/2013.
2.3. Thiết kế thang đo trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ 2.3.1. Mẫu nghiên cứu 2.3.1. Mẫu nghiên cứu
Bảng 2.1: Thống kê mẫu trong nghiên cứu sơ bộ
Khách thể Đặc điểm mẫu Số lƣợng HS Lớp 10 06 11 06 12 06 CBQL Chức vụ
Phó hiệu trƣởng phụ trách chuyên môn 01 GV trực tiếp giảng dạy môn văn 10 Cán bộ thƣ viện kiêm nhiệm 02
TỔNG 31
2.3.2. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm
Tác động của văn hóa đọc đến việc học tập môn Ngữ văn của HS THPT là vấn đề khá mới ở Việt Nam. Do đó, việc xác định các thuộc tính để hình thành văn hóa đọc vẫn còn nhiều cách lập luận khác nhau nhƣng có cùng điểm chung là đều xoay quanh các vấn đề về: (1) thói quen đọc, (2) sở thích đọc, (3) kỹ năng đọc. Vì vậy, nghiên cƣ́ u đi ̣nh tính là bƣớc cần thiết để tiếp tu ̣c khám phá các thuộc tính về văn hóa đọc có thể tác động đến đến KQHT môn Ngữ văn.
2.3.2.1. Kết quả phỏng vấn đối với nhóm HS
Nghiên cƣ́u đi ̣nh tính đƣợc thƣ̣c hiê ̣n thông qua phỏng vấn các em HS về chủ đề văn hóa đọc ảnh hƣởng đến KQHT môn Ngữ văn theo một dàn bài phỏng vấn (xem Phụ lục 2, trang 92). Buổi phỏng vấn đƣợc thƣ̣c hiê ̣n tại phòng chuyên
đề của bộ môn Ngữ văn. Mỗi khối lớp lƣ̣a cho ̣n 06 HS (mỗi khối 06 HS, 03 HS nam và 03 HS nƣ̃).
Tiêu chí lƣ̣a cho ̣n HS tham gia phỏng vấn: (1) HS có thể ở cùng một lớp hoă ̣c đƣợc giới thiê ̣u bởi các GV chủ nhiệm/GV dạy môn Ngữ văn; (2) HS tƣ̣ nguyê ̣n tham gia là yêu cầu tiên quyết , nhƣng cũng cần thẩm đi ̣nh khả năng nhâ ̣n đi ̣nh vấn đề và phát biểu ý kiến (tham khảo GV chủ nhiệm và GV bộ môn Ngữ văn của lớp có HS đƣợc lựa chọn); (3) HS có học lực khá giỏi; (4) HS đƣợc các giải thƣởng về văn học.
Kết quả phỏng vấn tâ ̣p trung chủ yếu vào các nội dung sau:
(1) Nhóm các yếu tố hình thành văn hóa đọc cho HS:
Đa số các em đều cho rằng yếu tố đam mê đọc sách và thích khám phá tìm hiểu những điều xung quanh mình là yếu tố quyết định đến việc hình thành VHĐ. Kết quả phỏng vấn cho thấy các em rất khó hình dung khi nhóm nghiên cứu đề cập đến khái niệm “văn hóa đọc”, vì thế chúng tôi chuyển sang sử dụng ngôn từ gần gũi với các em hơn nhƣ thói quen đọc sách, sở thích đọc sách và kỹ năng đọc sách thì các em tỏ ra hào hứng hơn.
Tất cả HS đƣợc phỏng vấn đều nhất trí cho rằng điểm học tập môn Ngữ văn có tác dụng kích thích các em đọc sách nhiều hơn, nhất là khi các em làm các bài về nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Để đạt đƣợc điểm 8 hoặc 9, đòi hỏi các em phải đầu tƣ nhiều thời gian trong tìm hiểu thông tin liên quan trên Internet hoặc các sách tham khảo về chủ đề mà thầy cô giới hạn kiểm tra.
Theo ý kiến các em, chỉ khi nào GV yêu cầu HS phải hoàn thiện bài tập thì các em mới dành nhiều thời gian đọc sách giáo khoa, sách tham khảo, sách chuyên khảo phục vụ cho môn học. Ngoài ra, các HS cho rằng các em rất thích đọc các loại sách báo dành cho lứa tuổi học trò nhƣ: báo Mực tím, báo Hoa học trò, truyện tranh, các thông tin liên quan đến thần tƣợng của tuổi teen (nhóm nhạc nổi tiếng, ngôi sao điện ảnh, cầu thủ bóng đá, các hotboy, hotgirl,…mà các em yêu thích). Chủ yếu phần lớn các em dành thời gian tìm hiểu thông tin trên
Internet, báo, tạp chí, tranh ảnh, nhạc, phim ảnh,… Rất ít HS hứng thú trong việc đọc các sách chuyên khảo và nhất là SGK.
Khi trao đổi về kỹ năng đọc sách, đa số các em còn khá lúng túng trong vấn đề này. Các em cho rằng cứ đọc hết số trang trong quyển sách, báo hay tài liệu nào đó và tìm đƣợc các thông tin mà các em quan tâm là đƣợc. Hầu nhƣ các em không chú ý đến việc tóm tắt hay ghi chú lại những thông tin cần thiết hoặc chủ đề của quyển sách, câu chuyện, nội dung tài liệu nào đó mà các em đang đọc.
(2) Các yếu tố của thói quen đọc
Khi đƣợc hỏi về thói quen đọc sách thì các em đều cho rằng mình chƣa có thói quen này. Việc đọc sách chỉ đƣợc thực hiện khi các em thấy cần thiết và đa phần đều cho rằng việc đọc sách theo sở thích hơn là thói quen. Tuy nhiên, khi đƣợc hỏi với các loại sách mà em thích đọc, số lần đọc sách, nơi đọc sách, số lƣợng sách đã đọc, thời gian mà các em dành cho việc đọc sách nhƣ thế nào thì đa phần các em đều có thể trả lời đƣợc.
Nhƣ vậy, chúng ta có thể xác định đƣợc thói quen đọc thông qua các thuộc tính nhƣ: 1. Tần suất đọc; 2. Địa điểm thƣờng đọc; 3. Số lƣợng sách đã đọc; 4. Tổng thời gian đọc trong 1 ngày/tuần/tháng.
(3) Các yếu tố của sở thích đọc
Qua trao đổi chúng tôi nhận thấy, HS dành nhiều thời gian cho việc đọc sách hay không phụ thuộc rất lớn vào loại sách mà các em yêu thích. Nhiều em cho rằng nếu cuốn sách nào mà các em thích đọc thì em có thể đọc cả đêm ở nhà, đọc ngay tại hiệu sách, đọc trộm trong giờ học, đọc trong giờ chơi, đọc lúc chờ phụ huynh đến đón… (02 nam, lớp 10, học lực Khá; 03 nữ, lớp 11, học lực Giỏi; 01 nam, lớp 11, học lực Giỏi; 01 nữ, lớp 12, học lực Giỏi).
Khi đƣợc hỏi các em có thƣờng xuyên đi thƣ viện đọc sách không thì đa số HS cho rằng không vì thiếu thời gian hoặc thƣ viện chỉ toàn SGK, sách tham