Tình hình sản xuất và tiêu thụ sữa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm trên nguyên tắc HACCP cho sản phẩm sữa chua đặc (Trang 26)

II. Tổng quan về sữa và tình hình phát triển

3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sữa ở Việt Nam

Ngành sản xuất sữa nước ta đang trên đà phát triển, tốc độ tăng trưởng khá mạnh tới 10 – 12% năm, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm sữa tăng rõ rệt, bình quân đầu người 2,7 kg/năm 1990, đã tăng lên trên 5kg năm 2000. Việt Nam là nước đứng thứ 3 về sản lượng sữa trong khu vực (311.000 tấn năm 2009) nhưng là nước có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất (trung bình 24,7%/năm trong giai đoạn 1997 - 2009). Nhu cầu tiêu dùng sữa và sản phẩm sữa tiếp tục tăng lên, trong đó sữa nước tăng 2,9%/năm, sữa khô tách béo tăng 5,6%/năm, sữa bột nguyên kem tăng 6.6%/năm. Mức tiêu thụ các loại sữa theo bình quân đầu người tăng đều trong giai đoạn 1997 - 2009. [9]

Hiện nay châu Á đang dẫn đầu thế giới về mức tăng trưởng tiêu thụ sữa. Trong đó, mức tiêu thụ các sản phẩm từ sữa bình quân của người

Việt Nam hiện nay là 14 lit/người/năm. Tuy còn thấp hơn so với Thái Lan (23 lit/người/năm) và Trung Quốc (25 lit/người/năm) nhưng nhu cầu sữa tại Việt Nam hiện nay đang tăng nhanh và ổn định. [9]

Mức tiêu thụ sữa ở Việt Nam những năm qua

(Nguồn FAPRI 2010)

(Nguồn FAPRI 2010)

Đồ thị thể hiện mức tiêu thụ bình quân đầu người một số sản phẩm sữa, và doanh số sữa của Việt Nam.

3.1 Nhu cầu tiêu thụ sữa ở Việt Nam

Dân số hàng năm vẫn tiếp tục tăng, tăng trưởng kinh tế bình quân nước ta 7 – 8%/năm, thu nhập của người dân sẽ tăng hơn, đời sống ngày càng tăng và càng ngày được cai thiện, nhu cầu sẽ đòi hỏi cao hơn về các sản phẩm thực phẩm, nhất là các sản phẩm bổ dưỡng từ sữa, nước quả, đặc biệt sản phẩm sữa tiêu thụ hiện nay còn ở mức thấp so với thế giới và khu vực. Do đó các sản phẩm sữa có tính chất bổ dưỡng, tiện lợi sử dụng sẽ phát triển mạnh trong những năm tới: sữa tiệt trùng, sữa chua, sữa thanh trùng, sữa đậu nành….vẫn giữ mức tăng trưởng 20 – 30%. [9]

Theo chương trình phát triển ngành sữa Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ sữa như sau:

Bảng 1.1. Nhu cầu tiêu thụ sữa của Việt Nam

Sản phẩm Đơn vị 2000 2005 2010 Tổng nhu cầu sữa các loại Triệu lit 401,46 870,00 2.202,0 Mức tăng trưởng % 216,44 253,4 Trong đó Sữa đặc có đường Triệu hộp 230,93 298,00 Sữa bột 1.000T 16,43 26,50 Sữa tiệt trùng (UHT) Triệu lít 58,50 180,00 450,0 Sữa đậu nành (UHT) Triệu lít 13,00 32,00 150,0

Sữa chua Triệu lít 56,00 275,00 500,0

Kem các loại. Triệu lít 4,41 5,80

Khảo sát năng lực sản xuất của nghành sữa Việt Nam cho thấy: Nước ta hiện nay có rất nhiều cơ sở sản xuất sữa có quy mô công nghiệp tập trung chủ yếu ở khu vực miền Nam. Khu vực miền Bắc có ít hơn khu vực miền Nam . Trong đó có nhà máy sữa có quy mô lớn là nhà máy sữa của Vinamilk tại Hà Nội, còn có cơ sở chế biến sữa là nhà máy

chế biến sữa Thảo Nguyên, Mộc Châu và nhà máy sữa ANCO tại Ba Vì Hà Nội thì quá nhỏ bé. [5]

Năng lực sản xuất của khu vực miền Bắc còn thấp so với cả nước.. Qua khảo sát cho thấy: khu vực miền Bắc năng lực sản xuất sữa còn thấp, thực tế mấy năm qua để cân đối cung cầu nhiều sản phẩm sữa đã được vận chuyển từ miền Nam ra miền Bắc để tiêu thụ. [5]

3.2 Hiệu quả kinh tế của ngành công nghệ sản xuất sữa

Hiện nay, ngành công nghiệp sản xuất sữa đang là ngành tạo ra nguồn thu lớn cho ngành sách nhà nước. Hàng năm ngành công nghiệp sữa đã đóng góp hàng tỉ đồng vào ngân sách nhà nước. Vì vậy, trong những năm gần đây nhờ những chính sách cải cách của chính phủ, ngnafh sản xuất sữa đã có những phát triển vượt bậc.

3.3 Định hướng phát triển nền công nghiệp sữa Việt Nam đến năm 2025

Do mức sống ngày càng tăng, mức tiêu thụ ngày càng cao. Không kể các nước Châu Âu, Châu Mỹ có mức tiêu thụ sữa theo đầu người rất cao do có thói quen sử dụng sữa lâu đời, các nước Châu Á mức tiêu thụ sữa ngày càng cao trong đó có Việt Nam.

Dự báo bộ Công thương cho biết: Định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa đến năm 2015, cả nước phấn đấu đạt 1,9 tỷ lít quy sữa tươi, ước tính trung bình 21 lít/người/năm, đáp ứng 35% nhu cầu người tiêu dùng. Đến năm 2025 là 3,4 tỷ lít quy sữa tươi, trung bình 34 lít/người/năm. [9]

Mục tiêu phát triển của ngành sữa cho đến năm 2025 là đạt 1.500- 1.550 triệu lít sữa thanh trùng; 200-220 triệu lít sữa chua; 410-430 triệu hộp sữa đặc có đường; 160-170 ngàn tấn sữa bột các loại (quy sữa tươi là khoảng 3,3-3,5 tỷ lít). [9]

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm trên nguyên tắc HACCP cho sản phẩm sữa chua đặc (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w