Trích lập dự phòng giảm giá HTK

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu sản xuất gương, kính tại công ty TNHH thương mại kính Nhật – Việt (Trang 66)

- Niên độ kế toán: Từ 01/1 đến 31/12 hàng năm.

3.2.4. Trích lập dự phòng giảm giá HTK

Do ảnh hưởng của lạm phát, giá cả các loại NVL lên xuống thất thường, vì

vậy công ty nên lập dự phòng giảm giá cho NVL theo thông tư số 89/2013/TT - BTC ngày 28/06/2013 của Bộ tài chính về hướng dẫn trích lập dự phòng giảm giá HTK, xác định đối tượng lập dự phòng là NVL, hàng hóa…(bao gồm cả HTK bị hư hỏng, kém phẩm chất, lạc hậu mốt…)

Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của NVL phải dựa trên bằng chứng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính. Việc ước tính này căn cứ vào thẻ kho, sổ chi tiết vật tư, bảng tổng hợp N – X – T, biên bản kiểm kê, báo giá của các loại NVL, giá của thành phẩm được cấu tạo bởi NVL đó, biên bản đánh giá lại và các chứng từ tự lập về xác định dự phòng cần trích lập. DN phải lập Hội đồng để thẩm định mức trích lập dự phòng và xử lý tổn thất thực tế NVL. Hội đồng bao gồm: GĐ, Kế tóan trưởng, trưởng phòng KH – VT và một số các chuyên gia. Theo quy định của chế độ kế toán, việc trích lập các khoản dự phòng không được vượt quá lợi nhuận phát sinh của DN với các điều kiện sau:

- Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn HTK.

- Là những vật tư thuộc quyền sở hữu của DN tồn kho tại thời điểm lập BCTC

Một điều chú ý là khi thực tế giá thị trường của NVL thấp hơn giá trị ghi sổ kế toán nhưng sản phẩm từ só NVL trên được bán trên thị trường với giá không đổi thì ta không lập dự phòng cho số NVL này.

Nguyên tắc lập: lập dự phòng giảm giá cho NVL phải tính cho từng thứ NVL và mức dự phòng là mức chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc

Công ty TNHH thương mại Kính Nhật – Việt với sự đa dạng về nguyên vật liệu nên công ty nên lập bảng trích lập dự phòng cụ thể cho từng NVL.

Để trích lập dự phòng công ty phải dựa vào giá trị thuần và giá gốc của nguyên vật liệu. Trong đó giá trị thuần là giá bán ước tính của hàng tồn kho – chi phí ước tính để có thể bán được hàng tồn kho đó. Nó là giá trị mang tính ước tính. Trường hợp Giá trị thuần này lớn hơn giá gốc HTK thì phản ánh trên báo cáo Tài chính phần HTK theo giá gốc. Còn nếu Giá trị thuần nhỏ hơn giá gốc HTK thì trình bày trên báo cáo bằng cách trích lập dự phòng. Tức là khi đó chỉ tiêu Dự phòng giảm giá HTK sẽ ghi âm. Và: Giá gốc - Khoản dự phòng này = Giá trị thuần.

Ví dụ BẢNG TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU. Năm 2013 STT NVL Mã Số lượng tồn (thẻ kho) Giá trị tồn (sổ chi tiết) Giá trị thuần (Báo giá) Giá trị NVL được báo cáo

1. Kính K12CL K12CL 49,184 36.642.080 36.838.816 36.642.080 2. 3. …. Cộng A B

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu sản xuất gương, kính tại công ty TNHH thương mại kính Nhật – Việt (Trang 66)