Bên có: trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho trích vào chi phí Số dư có: Phản ánh số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện có.

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu sản xuất gương, kính tại công ty TNHH thương mại kính Nhật – Việt (Trang 33)

- Số dư có: Phản ánh số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện có.

Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho và giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.

Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn được lập thêm, kế toán ghi: Nợ TK 632 giá vốn hàng bán (chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho)/Có TK 159 dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập, kế toán ghi: Nợ TK 159 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho/ Có TK 632: Giá vốn hàng bán

1.2.2.4. Tổ chức công tác kiểm kê nguyên vật liệu

Kiểm kê là việc kiểm tra tại chỗ tình hình tài sản của đơn vị để xác định số hiện có tại thời điểm này, từ đó đối chiếu số hiện có với sổ sách kế toán, phát hiện chênh lệch, điều tra nguyên nhân và xử lý. Thông qua kiểm kê sẽ có tác dụng bảo vệ tài sản, nâng cao tính chính xác của số liệu trên sổ sách kế toán, thúc đẩy việc sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả hơn.

Trong việc quản lý NVL đòi hỏi các DN thường xuyên kiểm kê NVL để xác định lượng tồn kho thực tế của từng danh điểm vật tư. Đối chiếu với số liệu trên sổ sách kế toán, xác đinh thừa, thiếu và có những biện pháp xử lý kịp thời. Tùy từng điều kiện và yêu cầu quản lý, DN có thể thực hiện kiểm kê toàn bộ, kiểm kê từng

phần hoặc kiểm kê chọn mẫu, thời hạn kiểm kê có thể định kỳ cuối tháng, cuối quý, cuối năm hoặc bất thường theo yêu cầu của công tác quản lý.

Yêu cầu của công tác kiểm kê NVL:

• Cán bộ kiểm kê phải trực tiếp xuống cơ sở để kiểm kê

• Trước khi đi kiểm kê phải có đầy đủ số liệu kế toán.

• Sau khi kiểm kê phải đối chiếu với sổ sách để lập biên bản.

• Ngoài kiểm kê về số lượng thì còn kiểm kê về hiện trạng, chất lượng, tình hình bảo quản NVL để có thông tin kiến nghị với ban lãnh đạo để kịp thời xử lý. Biên bản sau khi lập được coi là tài liệu để so sánh với sổ sách kế toán.

Việc phản ánh và xử lý chênh lệch số liệu kiểm kê làm cho số liệu kế toán chính xác, trung thực và đó là cơ sở để lập báo cáo tài chính.

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU SẢN XUẤT GƯƠNG, KÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KÍNH NHẬT – VIỆT GƯƠNG, KÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KÍNH NHẬT – VIỆT 2.1. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kế toán NVL sản xuất gương, kính tại công ty TNHH thương mại kính Nhật Việt

nghiệp của các công trình nghiên cứu trước

Đối với nội dung nghiên cứu về kế toán NVL sản xuất trong doanh nghiệp

đã có nhiều tác giả đi sâu tìm tòi và nghiên cứu dưới nhiều hình thức như luận văn tốt nghiệp, luận án tiến sĩ hoặc các bài viết chuyên sâu trên nhiều tạp chí kế toán, tài chính. Mỗi một công trình nghiên cứu lại đưa ra rất nhiều quan điểm, góc độ tiếp cận khác nhau về NVL và kế toán NVL, phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị, từng cơ chế quản lý kinh tế riêng. Vì vậy, khi đi sâu vào nghiên cứu, em chỉ tập trung tham khảo, tìm hiểu trong phạm vi một số đề tài đặc trưng, có liên quan tới trực tiếp nhất với đề tài mà em đang viết.

Nhìn chung, toàn bộ các đề tài được tham khảo đã nêu được một cách đầy đủ và rõ ràng về khái niệm, bản chất và các lý thuyết cơ bản về NVL và kế toán NVL. Các đề tài cũng nêu bật được những nhân tố ảnh hưởng tới kế toán NVL và nêu ra rất nhiều giải pháp tương đối phù hợp. Tuy nhiên, cũng do đứng trên nhiều bình diện, góc độ tiếp cận khác nhau mà mỗi đề tài lại những đặc trưng riêng, các giải pháp cũng chỉ gói gọn trong một phạm vi nhất định.

Cụ thể, trong luận văn tốt nghiệp“kế toán nguyên vật liệu sản xuất hóa chất tại công ty Cổ phần Kplus Toàn Cầu” của tác giả Nguyễn Thị Lan, sinh viên K45D4 trường Đại học Thương Mại, dưới sự hướng dẩn của TS. Lê Thị Thanh Hải đã nêu được một cách khá chi tiết thực trạng kế toán NVL sản xuất hóa chất tại công ty cổ phần Plus. Tác giả đưa ra đề xuất hoàn thiện công tác bảo quản nguyên vật liệu với đề xuất tại mỗi phân xưởng nên có kho bãi riêng và phân chia kho đó thành các kho nhỏ hơn gồm kho NVL chính, NVL phụ, kho thành phẩm, kho nhiên ,liệu phục vụ cho sản xuất tại chính phân xưởng đó. Đề tài cũng chỉ ra một cách hệ thống và chi tiết về công tác quản lý NVL với đề xuất doanh nghiệp cần lập định mức chi phí NVL cho từng công việc, sản phẩm và lập định mức dự trù cho từng danh điểm hàng tồn kho. So sánh định mức đã lập và thực tế thực hiện, đưa ra nhận xét và kiến nghị.

Cũng trong luận văn tốt nghiệp “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Vy Hoa” của sinh viên Nguyễn Thị Thu trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội đã đề xuất giải pháp xây dựng đội ngũ chuyên cung ứng NVL hoạt động hiệu quả và tái sử dụng phế liệu bằng biện pháp

công ty cần xây dựng các chính sách sử dụng như tận thu các phế liệu nhằm tăng nguồn thu, giảm chi phí dẩn tới giảm giá thành phẩm nhằm tăng hiệu quả sản xuất. Theo luận văn kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp Việt Nam hiện nay trên Website: http:// www.docs.vn đã cho người đọc một cái nhìn tổng quan nhất về kế toán nguyên vật liệu từ công tác hạch toán, tài khoản sử dụng, cách tính giá trị nguyên vật liệu. Bên cạnh đó, đề xuất giải pháp doanh nghiệp cần tổ chức tốt công tác kiểm kê và xử lý tốt kết quả kiểm kê như sáu tháng một lần tiến hành kiểm kê kho thường xuyên, đồng thời đánh giá lại toàn bộ vật tư tồn kho, thường xuyên đối chiếu số liệu giữa kế toán và thủ kho. Đồng thời là các quy định xử phạt các trường hợp mất mát, thiếu hụt NVL phải được tiến hành một cách nghiêm minh. Hạn chế những vật tư tồn đọng, nên thanh lý, nhượng bán ngay để giải phóng kho tàng và thu hồi vốn lưu động đề đầu tư vào những chương trình của dự án khác. Đối với kế toán NVL sản xuất tại công ty TNHH thương mại kính Nhật – Việt thì chưa có nghiên cứu nào mà kế toán NVL lại rất quan trọng và đang còn tồn tại một số hạn chế.

2.1.2. Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán NVL sản xuất gương, kính tại công ty TNHH thương mại kính Nhật – Việt kính tại công ty TNHH thương mại kính Nhật – Việt

2.1.2.1. Tổng quan về công ty TNHH thương mại kính Nhật – ViệtQuá trình hình thành và phát triển Quá trình hình thành và phát triển

Công ty TNHH TM Kính Nhật Việt là một công ty TNHH Thương Mại hoạt

động theo luật doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh và đi vào hoạt động ngày 26 tháng 06 năm 2006 theo giấy phép chứng nhận kinh doanh số 2800990800 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp.

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu sản xuất gương, kính tại công ty TNHH thương mại kính Nhật – Việt (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w