- Niên độ kế toán: Từ 01/1 đến 31/12 hàng năm.
2.2.1. Phân loại và đánh giá NVL sản xuất gương, kính tại công ty TNHH thương mại kính Nhật – Việt
thương mại kính Nhật – Việt
2.2.1. Phân loại và đánh giá NVL sản xuất gương, kính tại công ty TNHH thương mại kính Nhật – Việt thương mại kính Nhật – Việt
Công ty TNHH thương mại là công ty chuyên sản xuất các loại gương, kính với đa dạng về chủng loại, mẫu mã, kích thước, màu sắc…. trong đó sản phẩm chủ đạo của công ty là kính cường lực, kính trắng không màu. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty chủ yếu theo đơn đặt hàng, vì vậy nhìn chung loại sản phẩm rất phong phú kéo theo đó là sự phong phú, đa dạng của NVL. Trong tháng 2 năm 2013, do yêu cầu từ đơn đặt hàng công ty đã mua kính nguyên khổ, kính mài của công ty CP đầu tư xây dựng hồng phát để sản xuất kính cường lực. Sau khi có đơn đặt hàng, phía đối tác gửi mẫu tới cho phía công ty, yêu cầu sản xuất đúng mẫu mã, chất lượng, quy cách và sử đúng các NVL theo yêu cầu, công ty bắt đầu tìm kiếm khai thác NVL ngoài thị trường.
Các nguyên vật liệu để sản xuất gương, kính của công ty là: 1. Cát ( Cam ranh, Khánh Hòa) 13. keo dán
2. Soda 14. hạt chống ẩm
3. sunfatnatri 15. chất tráng bạc
4. Dolominate 16.khí lạnh
6. Pegmatite 18: Kiềm nguyên chất
7. Kính vụn 19. Chất nhuộm màu
8. Bột màu, tràng thạch 20. butly 9. Nước tinh khiết: nóng, lạnh 21. silicone 10. Chất khử màu 22. polysullide 11. Chất khử bột
12. thanh profile
Phân loại
Để quá trình hoạt động SXKD diễn ra liên tục, đảm bảo đúng tiến độ thì công ty phải có một lượng NVL đủ lớn bao gồm nhiều loại. Đồng thời đòi hỏi công tác quản lý NVL phải được tổ chức chặt chẽ, hiệu quả. Để thực hiện được điều đó thì trước khi nhập kho kế toán vật tư của công ty tiến hành phân loại nguyên vật liệu. Căn cứ vào vai trò và tác dụng của NVL trong sản xuất, công ty chia NVL như sau:
Vật liệu chính: Bao gồm tất cả các loại kính nguyên khổ, kính mài, kính nổi,
Cát ( Cam ranh, Khánh Hòa, soda, sunfatnatri, dolominate, đá vôi, pegmatite, kính vụn,thanh profile, silicone, poly sulfide, bulty ….
Vật liệu phụ: sơn màu, sơn men, chất khử màu, chất khử bột, chất nhuộm màu,
kiềm nguyên chất, , hạt chống ẩm, chất tráng bạc kim cương, keo dán
Nhiên liệu: khí lạnh, nước tinh khiết (nóng, lạnh),
Công ty hiện chỉ có một kho bảo quản vật liệu do vậy sau khi tiến hành phân
loại, kiểm tra thì làm thủ tục nhập kho.
Sản phẩm chủ yếu của công ty là kính cường lực với đa dạng về hình dạng, kích thước….. Sau đây em xin trình bày về quy trình sản xuất kính cường lực của công ty.
Bước 1: Kính tấm nguyên khổ được đưa qua máy cắt để cắt theo quy cách đơn đặt hàng. Sau khi đã cắt theo yêu cầu, kính sẽ được đưa qua bộ phận mài, khoan, khoét theo yêu cầu của khách hàng, sau đó kính được chuyển qua thiết bị rửa và sấy khô để xử lý sạch bề mặt.
Bước 2: Kính sẽ được kiểm tra kỹ xem đã đạt yêu cầu trước khi đưa vào lò cường lực (bước này rất quan trọng vì sau khi cường lực xong thì kính sẽ không gia công được nữa, nếu sai phải đập bỏ)
Bước 3: Kính được chuyển sang vị trí chờ cường lực và in logo kính an toàn cường lực bằng sơn men (logo sơn men này sẽ bám rất chắc vào kính sau khi cường lực).
Bước 4: Kính được đưa vào lò tôi kính để gia nhiệt đến điểm biến dạng và sau đó được nhanh chóng đưa ra khỏi lò và làm nguội bằng luồng khí lạnh một cách đồng đều và chính xác để đông cứng các ứng suất nén trên bề mặt kính và đồng thời giữ nguyên chất lượng kính.
Bước 5: Kính thành phẩm được lấy ra khỏi dây chuyền và chuyển sang bộ phận kiểm tra xuất xưởng.
Mã hóa
Để đảm bảo cho công tác quản lý NVL được chặt chẽ, thống nhất, sự đối chiếu kiểm tra được dể dàng và kế hoạch phát hiện sai sót, tránh được sự nhầm lẫn giữa các vật tư và đặc biệt giúp cho việc cơ giới hóa toàn bộ công tác tính toán của máy tính, giảm bớt khối lượng ghi chép, công ty đã lập bản danh mục vật liệu rất chi tiết thống nhất cho toàn công ty.
Căn cứ chủng loại NVL mà công ty có ký hiệu mã hóa riêng. Cụ thể nhóm NVL chính 1521, trong nhóm NVL chính có từng nhóm danh điểm NVL riêng như 1521.01, 1521.02, 1521.03...trong từng nhóm danh điểm NVL riêng có từng loại NVL được mã hóa theo NVL đó.
Ví dụ như kính cường lực 5 ly được mã hóa là K5CL, kính trắng không màu 4 ly được mã hóa là K4T ... Tương tụ đối với nhóm NVL phụ 1522 cũng được mã hóa như NVL chính.
Bảng mã hóa
STT Ký hiệu Tên , nhãn hiệu , quy
cách NVL ĐVT Nhóm Danh điểm NVL 1 1521.01 Kính cường lực 5 ly M2 2 K5CL Kính cường lực 5 ly 3 K10CL Kính cường lực 10 ly 4 K12CL Kính cường lực 12 ly 5 1521.02 Kính trắng không màu 6 K4T Kính trắng không màu 4 ly 7 K5T Kính trắng không màu 5 ly 8 K8T Kính trắng không màu 8 ly 9 K12T Kính trắng không màu 12 ly 10 ... 11 K6T38 Kính trắng 6 ly 38 12 K10T38 Kính trắng 10 ly 38 13 ... 14 1521.03 Kính màu trà 15 K4MT Kính màu trà 4 ly 16 K9MT Kính màu trà 9 ly 17 K12MT Kính màu trà 12 ly 18 ...
19 1521.04 KHĐ1 Kính hải đường loại 1
20 1521.04 KHĐ2 Kính hải đường loại 2
21 1521.05 KL Kính lụa ôly 22 1521.06 KPQ Kính phản quang 23 1521.07 KXĐ Kính xanh đen 24 1521.08 KĐC Kính đắp cầu 25 1521.09 KTA Kính tràng an 26 1521.10 KHC Kính hoa cương 27 1521.11 Kính xanh đen 28 K4XĐ Kính xanh đen 4 ly 29 K10XĐ Kính xanh đen 10 ly 30 K12XĐ Kính xanh đen 12 ly 31 1521.12 Kính phúc lộc
32 K4PL1 Kính phúc lộc 4 ly loại 1
34 K4PL2 Kính phúc lộc 4 ly loại
2
35 ...
Đánh giá nguyên vật liệu sản xuất gương, kính
Nhập kho NVL
Xác định giá gốc của NVL: NVL nhập kho của một công ty được tính theo giá thực tế của nguyên vật liệu
Các NVL của công ty đều do mua ngoài và được đánh giá theo trị giá gốc
(giá vốn thực tế), gồm: trị giá mua, chi phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ..
• Nguyên vật liệu của công ty nhập kho do mua ngoài.
Giá thực tế của NVL mua ngoài = gía mua + chi phí (nếu có)
Ví dụ: Theo PNK (phụ lục 09) số 014 ngày 02/02/2013, theo hóa đơn GTGT (phụ lục 08) ngày 02/02/2014 số 0085718. - Giá 1 m2 kính cường lực 12 ly là 750.000 đồng - Số lượng nhập là 25 tấm cố tổng số lượng 287,56 m2 - Giá trị: 287,56 x 750.000 = 215.670.000 đồng - Thuế GTGT 10%: 21.567.000 đồng - Tổng cộng: 237.237.000 đồng Biên bản xác nhận (phụ lục 17) Xuất kho NVL
Trong tháng 2 năm 2013 số lượng NVL mua về nhiều, xuất nhiều nên công ty
áp dụng phương pháp đơn giá bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ để tính toán trị giá NVL xuất kho đối với các loại gương, kính của công ty.
Giá trị thực tế + Giá trị nguyên vật liệu Giá đơn vị tồn đầu kỳ nhập trong kỳ bình quân =
cả kỳ dự trữ Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ
Giá thực tế NVL xuất dùng trong kỳ = Số lượng vật liệu xuất dùng x Đơn giá bình quân cả kỳ
Theo phương pháp này, cuối kỳ hạch toán kế toán tổng hợp số lượng và giá trị NVL tồn kho cuối kỳ và nhập trong kỳ để tính ra đơn giá BQ của NVL xuất kho trong kỳ và tồn cuối kỳ.
Ví dụ: theo sổ chi tiết vật liệu (phụ lục 11): kính cường lực 12 ly (mã vật tư K12CL)
tháng 02/2014 có các số liệu sau:
- Theo PXK (phụ lục 10) xuất kính K12CL để phục vụ sản xuất số lượng là 130 tấm có tổng cộng số lượng 1.598.493 m2
- tồn đầu tháng: 4 tấm, 49,184 m2 với giá trị là 36.642.080 đồng
- Nhập trong kỳ: 180 tấm, 2.070.432 m2 với trị giá 1.552.824.000đồng.
- cuối tháng 02/2013, tức cuối kỳ hạch toán, kế toán tính ra giá trị BQ của trong kỳ như sau: Giá đơn vị 36.642.080 + 1.552.824.000 bình quân = cả kỳ dự trữ 49,184 + 2.070.432 = 749.884 đ/m2 Trị giá NVL xuất dùng = 1.598,493 x 749.884 = 1198.684.325 đồng