II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT THÀNH PHỐ
4. Nâng cao trình độ cán bộ thẩm định
Cán bộ thẩm định là chủ thể của mọi hoạt động, từ việc hoạch định chính sách, đến việc thẩm định dự án, xét duyệt cho vay. Kết quả của thẩm định dự án là kết quả của việc đánh giá xem xét dự án trên cơ sở khoa học và các tiêu chuẩn thẩm định của cán bộ thẩm định. Do đó, để nâng cao chất lượng thẩm định dự án cần xây dựng đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, chất lượng đáp ứng được những đòi hỏi của công việc. Mỗi cán bộ thẩm định cần đạt những tiêu chuẩn nhất định về trình độ
chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn, năng lực, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và bản lĩnh vững vàng. Cán bộ thẩm định phải có trình độ đại học trở lên, có kiến thức vững vàng về lĩnh vực tài chính, ngân hàng; thông thạo ngoại ngữ và công nghệ thông tin;có kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động thẩm định, có tinh thần trách nhiệm và kỷ luật cao. Muốn vậy, chi nhánh cần tập trung vào các công tác sau:
- Tuyển dụng cán bộ: Cán bộ tuyển dụng cần có kinh nghiệm và có khả năng nhìn người, cần tuân thủ đúng quy trình, quy chế thi tuyển nhân viên, công tác thi tuyển công khai, chặt chẽ, đảm bảo công bằng.Tuyển dụng nhân viên mới làm công tác tín dụng phải là người tốt nghiệp đại học chính quy đúng chuyên ngành phù hợp, nhanh nhẹn, có óc phân tích.Những người vượt qua kỳ thi tuyển phải có thời gian thử việc để đánh giá khả năng ứng dụng các kiến thức đã học vào công việc. Bên cạnh đó ngân hàng cần có chính sách thu hút chuyên gia giỏi, người có kinh nghiệm…
- Bồi dưỡng cán bộ: Phần lớn cán bộ thẩm định đều rất trẻ, ngân hàng cần sắp xếp xen kẽ những cán bộ trẻ, năng động, nhiệt tình, với cán bộ lâu năm có kinh nghiệm để có sự trao đổi,bổ sung cho nhau trong công việc.Từ đó, đào tạo được đội ngũ cán bộ kế cận giỏi, hoạt bát, nhanh nhẹn, sáng tạo.Để có đội ngũ cán bộ tốt, ngân hàng cần đào tạo và đào tạo lại cán bộ. Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định hoặc thực tập nâng cao trình độ bằng cách cử cán bộ đi học ở các ngân hàng bạn, đi học nước ngoài, hoặc mời chuyên gia về giảng dạy và phổ biến kinh nghiệm…Cán bộ thẩm định cần được cập nhập các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, chiến lược phát triển ngành, kiến thức pháp luật trong lĩnh vực liên quan…Cuối mỗi khóa học cần tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được để rút kinh nghiệm cho những lần tổ chức sau. Ngoài ra, có thể tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm giữa các cán bộ thẩm định trong toàn hệ thống để truyền đạt kinh nghiệm cho nhau, nâng cao chuyên môn của mình.
- Đãi ngộ cán bộ: Chi nhánh cần có chế độ khen thưởng về vật chất và tinh thần kịp thời cho mỗi cán bộ thẩm định hoàn thành nhiệm vụ tốt. Những khen
thưởng động viên này sẽ gắn kết cán bộ thẩm định với chi nhánh hơn, họ cảm thấy đóng góp của mình được ghi nhận, từ đó tạo động lực cạnh tranh, thi đua giữa các cán bộ.Bên cạnh đó phải có mức phạt thích đáng trong các trường hợp vi phạm nguyên tắc tín dụng, móc nối với doanh nghiệp để rút vốn ngân hàng. Điều này sẽ khiến cán bộ thẩm định nghiêm túc hơn và có trách nhiệm hơn. Tiến hành đánh giá và phân loại cán bộ để điều chuyển công tác và xát duyệt lương hợp lý.Mức lương được hưởng phải săn cứ vào năng lực chứ không chỉ về thâm niên công tác.