Tăng cường áp dụng phương pháp thẩm định dự án hiện đạ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHNo PTNT Thành phố Sơn La – tỉnh Sơn La (Trang 62)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT THÀNH PHỐ

2. Tăng cường áp dụng phương pháp thẩm định dự án hiện đạ

Phương pháp là cách thức để thực hiện công tác thẩm định dự án. Lựa chọn phương pháp như thế nào để áp dụng cho từng dự án là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao công tác thẩm định tài chính dự án. Tùy từng dự án cụ thể mà cấn bộ thẩm định lựa chọn phương pháp thẩm định khác nhau. Ví dụ như:

• Đối với những dự án có yếu tố kinh tế - kỹ thuật quan trọng, nên lựa chọn phương pháp so sánh chỉ tiêu vì phương pháp này cho phép cán bộ thẩm định so sánh các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của dự án với các dự án đã và đang xây dựng hoặc đang hoạt động. Có thể so sánh một số chỉ tiêu như: Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư; các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư; các định mức tài chính…phù hợp với hướng dẫn hiện hành của nhà nước, của ngành.

• Đối với những dự án mới chi nhánh chưa từng thẩm định trước đây cán bộ thẩm định nên chọn phương pháp thẩm định dự báo. Cán bộ thẩm định sẽ dùng số liệu dự báo, điều tra để kiểm tra cung – cầu sản phẩm của dự án trên thị trường, giá cả, công nghệ, thiết bị, nguyên vật liệu… ảnh hưởng đến hiệu quả và tính khả thi của dự án.

Tùy từng dự án cụ thể, phương pháp thẩm định nên thay đổi cho phù hợp. Nhưng dù lựa chọn phương pháp nào để tiến hành thẩm định dự án đầu tư thì cũng cần phải tiến hành thêm phương pháp phân tích độ nhạy, để dự án được nghiên cứu ở 2 trạng thái tĩnh và động. Nếu dự án khả thi trong cả 2 trạng thái thì có thể kết luận dự án có hiệu quả tài chính khá ổn định.Chi nhánh áp dụng nhiều phương pháp thẩm định như: phương pháp so sánh, phương pháp dự báo, phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp thẩm định theo trình tự…mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng.Cần lựa chọn phương pháp thẩm định tài chính có hiệu quả nhất, phù hợp nhất với hoàn cảnh thực tế.

- Phương pháp phân tích độ nhạy: Phân tích độ nhạy được sử dụng phổ biến trong thẩm định dự án, phân tích độ nhạy nhằm xác định chính xác hiệu quả của dự án (NPV,IRR) biến động như thế nào trong điều kiên biến đổi của các nhân tố khác ( giá cả, lãi suất, tỷ giá…). Để có được kết quả phân tích độ nhạy chính xác cán bộ ngân hàng phải có tầm nhìn vĩ mô, đưa ra được những giả thiết, tình huống sát với thực tế có khả năng tác động tới dự án trong tương lai. Cần phân tích dự án trong điều kiện nhiều yếu tố cùng thay đổi, cùng tác động với nhau và ảnh hưởng tới kết quả thẩm định. Ví dụ như phân tích độ nhạy 2 chiều.

Ví dụ: Dự án thủy điện Nậm Sọi ở ví dụ trên. Tỷ giá ảnh hưởng đến chi phí mua máy móc thiết bị O&M (0,3% TB) và chi phí bảo hiểm tài sản (0,15% TB), giá tác động đên doanh thu.NPV cơ sở tại tỷ giá 20.000 VND/ 1 USD, giá điện là 600: 22,509 triệu đồng.

Tỷ giá 19 Tỷ giá 20 Tỷ giá 21

Giá 550 10,709 10,662 10,615

Giá 600 22,556 22,509 22,462

Giá 650 34,403 34,356 34,309

NPV cơ sở: 22,509

Sau khi lập và phân tích bảng tính cán bộ thẩm định sẽ thẩm định tính an toàn của các chỉ tiêu.

- Phương pháp dự báo: Thẩm định là nghiên cứu tài liệu được soạn thảo trên cơ sở các giả định nên không thể dự báo một cách chính xác và đầy đủ những gì có thể xảy ra trong tương lai. Các thông tin về cung cầu sản phẩm, giá cả, chất lượng công nghệ, thiết bị mới chỉ được thu thập dựa trên cố gắng cao nhất thông qua sách báo, tạp chí, các phương tiện thông tin đại chúng, các nguồn thông tin này nhiều khi không đầy đủ và cập nhật.Đối với những dự báo về các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án, trước khi đưa ra kết luận cần phải có ý kiến chuyên gia kinh tế để có những dự báo tốt nhất.

- Phương pháp so sánh các chỉ tiêu:

Phương pháp này còn mang nặng tính giản đơn.Các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở việc so sánh giữa các năm với nhau chứ chưa đối chiếu so sánh với các doanh nghiệp trong cùng ngành.Các chỉ tiêu dùng trong phương pháp này cần phải phù hợp với từng dự án và từng doanh nghiệp. Cán bộ thẩm định cần tìm hiểu kỹ lưỡng dự án để đưa ra các chỉ tiêu so sánh hợp lý nhất.Đồng thời cần tranh thủ ý kiến chuyên gia, tránh khuynh hướng so sánh cứng nhắc, máy móc.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHNo PTNT Thành phố Sơn La – tỉnh Sơn La (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w