Định giá doanh nghiệp sau M&A Định giá giá trị cộng hưởng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Giải pháp hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 33)

c) Phương pháp hệ số P/E

1.2.2 Định giá doanh nghiệp sau M&A Định giá giá trị cộng hưởng

1.2.2.1 Khái niệm Cộng hưởng và giá trị cộng hưởng

Thuật ngữ “cộng hưởng” (synergy), có nghĩa là “làm việc cùng nhau”, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp - “sunergos”. Cộng hưởng được hiểu là hiệu ứng kết hợp được tạo ra bởi hai hay nhiều phần, yếu tố, hay cá nhân. Trong lĩnh vực mua bán - sáp nhập (M&A), cộng hưởng được Sirower định nghĩa là “sự tăng lên khả năng cạnh tranh và dẫn đến dòng tiền (cash flows) vượt quá những gì hai doanh nghiệp tạo ra một cách độc lập”. Sau đó, định nghĩa về cộng hưởng cũng được bổ sung - cộng hưởng là một dạng quy trình tạo giá trị chung, mà qua đó, lợi thế cạnh tranh được tăng lên- “Cộng hưởng xảy ra khi năng lực được chuyển giao giữa các doanh nghiệp M&A cải thiện vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp hợp nhất và sau đó là kết quả hoạt động của doanh nghiệp hợp nhất đó”.

Từ đó, khái niệm giá trị cộng hưởng được định nghĩa như sau: giá trị cộng hưởng trong M&A là khả năng một sự kết hợp doanh nghiệp đạt được nhiều lợi nhuận hơn các phần riêng lẻ của các doanh nghiệp kết hợp

Giống như tăng trưởng và đa dạng hóa, cộng hưởng là một trong các động cơ chính yếu của M&A. Các nhà quản lý thường đánh giá thương vụ M&A qua việc dự đoán giá trị cộng hưởng sẽ đạt được để biện minh cho giá mua phải trả cho doanh nghiệp mục tiêu trong từng thương vụ cụ thể. Qua đó, cộng hưởng phản ánh việc loại trừ những chi phí không cần thiết gắn với quản trị, phân phối, sản xuất, tiếp thị và bán hàng… Đặc biệt, việc giảm bớt các trang thiết bị và việc đóng cửa bớt các cơ sở/chi nhánh sản xuất - kinh doanh, hay việc cắt giảm nhân công thông thường dẫn đến cộng hưởng. Doanh nghiệp luôn xem xét cộng hưởng theo khía cạnh tích cực - lợi ích mà doanh nghiệp đi mua đạt được, như việc bổ sung những sản phẩm mới vào danh mục sản phẩm hàng hóa của mình, việc cải thiện doanh thu, khả năng tăng cường tiếp thị và phân phối, việc cải tiến hiệu quả sản xuất và hiệu quả chi phí trong quá trình hợp nhất… Việc suy tính cộng hưởng trên tất cả những khía cạnh này giúp doanh nghiệp đi mua ước tính giá trị sẽ thu được từ một thương vụ M&A cụ thể.

1.2.2.2 . Phân loại cộng hưởng

a. Phân loại theo theo tiêu chí tác động: Cộng hưởng tích cực và cộng hưởng tiêu cực

Trên thực tế không phải lúc nào cũng là cộng hưởng tích cực, mà có cả cộng hưởng tiêu cực. Chẳng hạn, việc mất doanh thu do khách hàng tổ chức trước đây của cả doanh nghiệp đi mua và doanh nghiệp mục tiêu muốn duy trì nhiều nhà cung cấp và lỗ vì doanh nghiệp đi mua xác định doanh thu biên nhất định có chi phí cao hơn so với lợi ích tài chính.

Theo Paul B. Carrol & Chunka Muil, cộng hưởng là một trong 7 nguyên nhân dẫn đến thất bại lớn cho doanh nghiệp. Các công ty sáp nhập với nhau để có thể bổ sung sức mạnh cho nhau. Tuy nhiên, điều này sẽ phải đối mặt với việc chi phí sản xuất cao lên và phức tạp. Những bất đồng có thể khiến sự kết hợp/hợp nhất mang

lại những phiền phức và trách nhiệm liên quan đến tòa án, như trường hợp cộng hưởng của hai công ty bảo hiểm Unum và Provident.

Hai hãng bảo hiểm này phục vụ những thị trường khác nhau. Unum có thế mạnh về thị trường nhóm, còn Provident lại có tiếng với những khách hàng cá nhân. Việc cộng hưởng, được hai hãng cho rằng, sẽ mang lại lợi ích từ việc bán chéo sản phẩm, mở rộng và đa dạng thị trường. Tuy nhiên, mọi chuyện không đơn giản và việc cộng hưởng giữa hai hãng này dẫn đến rất nhiều kiện cáo, tố tụng làm ảnh hưởng đến danh tiếng của cả hai. Đến năm 2007, Unum đã quyết định không sáp nhập với Provident và ra khỏi thị trường bảo hiểm cá nhân. Hậu quả để lại là, giá cổ phiếu của Unum đã giảm nhanh, chưa bằng một nửa năm 1999 và Unum sau đó vẫn phải đối mặt với những lần hầu tòa.

Một vấn đề nữa là, ngay cả khi việc cộng hưởng là có thể, nhưng doanh nghiệp vẫn có thể mất phương hướng, như trường hợp Quaker Oats mua lại Snapple với giá 1,7 tỷ USD vì muốn có được hệ thống vận chuyển trực tiếp và mạng lưới quan hệ với những nhà phân phối độc quyền. Đây là một thương vụ mua lại với chi phí quá cao. Sau thương vụ, chính việc không am hiểu những nhà phân phối của Snapple và những xung đột trong văn hóa, kỹ năng đã khiến Quaker không thể thành công và phải bán lại Snapple với giá chỉ có 300 triệu USD.

Có thể chỉ ra những nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến cộng hưởng không được như kỳ vọng, thậm chí gây tổn thất lớn cho các doanh nghiệp đi mua lại, bao gồm:

- Phân tích lựa chọn nhầm đối tác.

- Thanh tra đối tác (due diligence) quá sơ sài và cẩu thả.

- Trả phí khuyến khích premium thực hiện thương vụ M&A quá cao, xuất phát từ kỳ vọng sẽ đạt giá trị cộng hưởng lớn, trong khi thực tế đạt được là khó khả thi.

- Việc hợp nhất được tiến hành chậm trễ và không có kế hoạch chi tiết, cụ thể, dẫn tới chi phí để đạt được giá trị cộng hưởng tăng.

- Sự kiêu ngạo của các nhà quản lý (management hubris).

- Có nên đánh cuộc vào quyết định này?

- Và nhiều nguyên nhân khác.

b. Phân loại theo tiêu chí lĩnh vực: Cộng hưởng hoạt động và cộng hưởng tài chính

* Cộng hưởng hoạt động

Cộng hưởng hoạt động là những cộng hưởng mà cho phép các công ty gia tăng thu nhập hoạt động từ tài sản hiện hữu, gia tăng tăng trưởng hoặc cả hai. Cộng hưởng hoạt động được phân thành 4 loại, cụ thể như sau:

Lợi thế về quy mô kinh tế: có thể phát sinh từ sáp nhập, cho phép công ty kết hợp để trở nên hiệu quả hơn trong vấn đề chi phí và lợi nhuận. Nhìn chung, chúng ta kỳ vọng vào quy mô kinh tế trong các thương vụ giữa công ty có ngành nghề kinh doanh tương tự nhau - hai ngân hàng kết hợp với nhau để tạo ra một ngân hàng lớn hơn hoặc hai công ty thép kết hợp để tạo thành công ty thép lớn hơn.

Khả năng ảnh hưởng đến giá thị trường lớn hơn: một thương vụ M&A như vậy sẽ làm giảm cạnh tranh và mức giá cổ phiếu thị trường của công ty kết hợp sẽ cao hơn, điều này dẫn đến lợi nhuận và thu nhập hoạt động gia tăng. Cộng hưởng này thường xuyên xuất hiện trong sáp nhập theo chiều ngang và thường đạt được lợi ích lớn khi lĩnh vực mà cả hai công ty đang hoạt động có tương đối ít đối thủ cạnh tranh. Do đó, việc kết hợp hai công ty thì gần như tạo ra một sự độc quyền và có khả năng ảnh hưởng đến giá thị trường.

Kết hợp các thế mạnh khác nhau: như trường hợp mà một công ty với những kĩ năng tốt về marketing mua lại một công ty với dòng sản phẩm tốt. Điều này cho phép đa dạng hóa các hình thức sáp nhập khi mà những thế mạnh riêng biệt ở từng công ty có thể chuyển nhượng qua hoạt động kinh doanh.

Tăng trưởng cao hơn: phát sinh từ sự kết hợp hai công ty. Ví dụ trường hợp khi một công ty sản xuất hàng tiêu dùng ở Mỹ mua lại một công ty tại thị trường mới nổi, với một mạng lưới phân phối và khả năng nhận diện thương hiệu, và sử dụng những thế mạnh này để gia tăng doanh số của nó.

Với cộng hưởng tài chính, sự hoàn trả có thể theo hình thức dòng tiền cao hơn hay chi phí sử dụng vốn (chi phí chiết khấu) thấp hơn hoặc cả hai. Bao gồm trong cộng hưởng tài chính là :

Sự kết hợp của một công ty dư thừa tiền mặt hay thừa thãi tiền mặt (và các cơ hội dự án giới hạn) và một công ty có những dự án mang lại tỉ suất sinh lợi cao (và tiền mặt giới hạn) có thể tạo ra sự gia tăng trong giá trị của công ty kết hợp (so với chỉ cộng đơn thuần giá trị của 2 công ty độc lập). Sự gia tăng này đến từ hiện giá của các dự án có thể được thực hiện khi có sẵn tiền mặt. Cộng hưởng này xuất hiện thường xuyên nhất khi những công ty lớn mua lại công ty nhỏ hơn, hay khi công ty có cổ phần được giao dịch rộng rãi mua lại các doanh nghiệp tư nhân.

Khả năng vay nợ có thể tăng lên, bởi vì khi hai công ty kết hợp, thu nhập và dòng tiền có thể trở nên ổn định hơn và dự đoán được. Điều này cho phép chúng vay mượn tốt hơn so với các thực thể đơn lẻ, tạo ra một lợi ích tấm chắn thuế cho công ty kết hợp. Lợi ích này thường biểu hiện thành chi phí sử dụng vốn thấp hơn đối với công ty kết hợp.

Lợi ích từ thuế có thể đạt được từ một thương vụ M&A khi một công ty có khả năng sinh lợi cao mua lại công ty ít tiền mặt có thể sử dụng khoản lỗ hoạt động ròng để giảm gánh nặng thuế, hoặc một công ty mà có thể tăng phí khấu hao của nó (do tài sản tăng lên) sẽ tiết kiệm được thuế và gia tăng giá trị của nó.

Đa dạng hóa là nguồn lực cộng hưởng tài chính gây tranh cãi nhiều nhất. Trong những công ty có cổ phiếu được giao dịch tự do, nhà đầu tư có thể đa dạng hóa với chi phí thấp và dễ hơn dàng hơn nhiều so với chính doanh nghiệp đó. Đối với doanh nghiệp tư nhân, có thể có lợi nhuận tiềm năng từ đa dạng hóa. Rõ ràng, có tiềm năng đối với việc cộng hưởng trong nhiều vụ sáp nhập. Vấn đề quan trọng hơn liên quan đến định giá cộng hưởng này và xác định chi phí phải trả cho cộng hưởng là bao nhiêu.

1.2.2.3 Lượng hóa giá trị cộng hưởng

Việc xác định và đánh giá cộng hưởng là vô cùng quan trọng vì

- Tất cả các chi phí phải trả trước

- Chi phí phá bỏ hợp đồng thường rất cao

- Đạt được cộng hưởng là tương tự việc tạo ra một công ty mới

Dựa trên nền tảng: giá trị cộng hưởng được tạo ra ra từ việc đưa vào một ban quản trị tốt hơn, đạt được lợi thế nhờ quy mô, thúc đẩy các kỹ thuật sản xuất, kết hợp nguồn lực và tài sản, tằng quyền năng thị trường và các cơ chế tạo ra giá trị khác

 Tổng giá trị cộng hưởng đạt được từ một thương vụ M&A thành công là tổng của sự thay đổi về giá trị tài sản của cổ đông doanh nghiệp đi mua và doanh nghiệp mục tiêu, công thức tính như sau:

T A

W W

∆Π = ∆ + ∆

∆Π: Tổng giá trị cộng hưởng đạt được (Total synergistic gain)

T

W

∆ : Thay đổi giá trị của doanh nghiệp mục tiêu (Change in target-firm shareholders'wealth)

A

W

∆ : Thay đổi giá trị của doanh nghiệp đi mua (Change in acquiring-firm stockholders'wealth)

Giá trị cộng hưởng trong M&A là khả năng một sự kết hợp doanh nghiệp đạt được nhiều lợi nhuận hơn các phần riêng lẻ của các doanh nghiệp kết hợp. Do vậy, chi phí mua/ trả cho các cổ đông của doanh nghiệp mục tiêu dựa trên việc dự đoán lợi ích giá trị cộng hưởng và thuật ngữ “giá trị ròng của việc mua lại’’ (Net Acquisition Value- NAV) được sử dụng để biểu thì giá trị cộng hưởng được tạo ra bởi M&A là dương

( ) ( )

AB A B

NAV=V − V +V − P E+NAV: Giá trị ròng của việc mua lại NAV: Giá trị ròng của việc mua lại

VAB: Giá trị kết hợp của hai doanh nghiệp

VB: Giá trị thị trường của cổ phiếu doanh nghiệp B

P: Phí khuyến khích phần thưởng (premium) trả cho doanh nghiệp B E: Các chi phí của quá trình mua lại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Giải pháp hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 33)