Hạn chế của các phương pháp định giá doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Giải pháp hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 57)

9 SAIC Motor Corp

2.2.2Hạn chế của các phương pháp định giá doanh nghiệp

khi áp dụng tai VN

2.2.2.1 Hạn chế của phương pháp chiết khấu dòng tiền

- Thứ nhất, xác định hệ số Beta cho thị trường Việt Nam

Beta là hệ số phản ánh mức độ rủi ro thị trường của từng tài sản hoặc danh mục cá biệt. Nó là thước đo mức độ rủi ro thị trường của tài sản. Để tính toán được hệ số Beta cho mỗi tài sản, cần hai chuỗi số liệu theo thời gian. Thứ nhất là mức thu nhập của thị trường và thứ hai là thu nhập của tài sản hoặc nhóm tài sản cần tính hệ số Beta.

Ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển, mặc dù không có được “danh mục thị trường” hoàn chỉnh, người ta có thể căn cứ vào các số liệu của một số chỉ số lớn trên thị trường chứng khoán. Ví dụ trên thị trường Mỹ, các công ty hay sử dụng chỉ số S&P500 để làm chỉ số thị trường. Họ giả định là thu nhập các tài sản đầu tư trên thị trường diễn biến như diễn biến của chỉ số lựa chọn. Điều này hoàn toàn hợp lý khi hầu hết các công ty lớn chiếm tỷ trọng lớn của toàn bộ nền kinh tế đều niêm yết tập trung trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán của Việt Nam còn quá non trẻ, chỉ số VN-Index đã bao gồm một số loại cổ phiếu niêm yết trên thị trường nhưng chỉ số này không thể đại diện cho thị trường, chưa thể đại diện cho các ngành kinh tế có tỷ trọng lớn trong GDP của Việt Nam vì so sánh số lượng và tỷ trọng của các công ty niêm yết so với toàn bộ nền kinh tế có sự chênh lệch quá lớn.

Do vậy, đến nay ở Việt Nam rất khó để xác định được hệ số rủi ro của tài sản, người ta phải sử dụng Beta đã được tính sẵn cho thị trường mới nổi và điều chỉnh thích hợp.

- Thứ hai, sự không đầy đủ hoặc sai lệch của các nguồn thông tin

Thông tin về môi trường vĩ mô và môi trường ngành được thu thập từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, từ các bộ ngành, các tổ chức chuyên nghiệp, ngân hàng, báo chí… Các thông tin này nhiều khi không được kiểm chứng chính xác, đôi khi có sự khác biệt, đồng thời, cũng rất khó để thống nhất và liên kết các thông tin với

nhau gây khó khăn trong việc đánh giá và dự báo xu hướng phát triển của kinh tế, ngành và doanh nghiệp trong ngành.

2.2.2.2 Hạn chế của phương pháp định giá theo bội số

Như đã đề cập ở trên, phương pháp định giá theo bội số là phương pháp xác định giá trị của một doanh nghiệp trên cơ sở giá cổ phiếu của những công ty tương tự được niêm yết thông qua một bội số thích hợp. Các bội số thường sử dụng có thể là bội số giá trên thu nhập (P/E), bội số giá trên dòng tiền, bội số doanh thu và bội số thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT).

Có thể có rất nhiều những công ty tương tự được niêm yết nên việc chọn lựa một số trong số các công ty này để làm công ty so sánh chủ yếu dựa trên chủ quan của người định giá. Việc thêm vào hay bớt ra số lượng công ty so sánh có thể làm thay đổi đáng kể giá trị của bội số và do đó ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp. Mặc dù đến thời điểm hiện tại, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước phát triển nhất định, tuy nhiên số lượng doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp khác nhau được niêm yết trên thị trường chứng khoán vẫn còn hạn chế. Do đó việc định giá theo phương pháp định giá theo bội số hiện nay cần phải sử dụng công ty so sánh ở nước ngoài. Vì công ty hoạt động ở thị trường khác nhau và trong những môi trường khác nhau thì không thực sự so sánh được, các nhà định giá trong nước thường chỉ sử dụng phương pháp định giá theo bội số để tham chiếu hay để hỗ trợ cho phương pháp định giá khác

Tóm lại: Ngoài những bất cập của chính bản thân phương pháp đánh giá, khi áp dụng vào Việt Nam những phương pháp này cũng có một số hạn chế nhất định.

Và việc sử dụng các phương pháp khác nhau sẽ cho ra kết quả khác nhau. Vì vậy, để hạn chế tối đa sai số này chúng ta cần có những điều chỉnh hợp lý cho các quá trình định giá cho từng trường hợp cụ thể, đối với từng ngành, từng lĩnh vực sản xuất với các giả định điều chỉnh cần xem xét riêng. Bởi vì định giá vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật nên rất khó có thể tính toán được giá trị chính xác bằng một phương pháp cụ thể nào đó. Chính vì vậy mục đích của chúng ta là đi

tìm một giá trị tham chiếu có căn cứ khoa học để xác định giá trị tương đối của công ty, sau đó tuỳ các điều kiện của từng công ty chúng ta sẽ có những điều chỉnh tăng hay giảm giá trị đã được định giá, lúc này tính khoa học của công tác định giá không còn mà thay vào đó là nghệ thuật thương thuyết của 2 bên trong việc đạt được một giá trị hợp lý có lợi nhất cho mục đích của mình. Để tìm được giá trị hợp lý tương đối như đã đề cập chúng ta nên sử dụng hết tất cả các phương pháp định giá khoa học đã được các nhà kinh tế nghiên cứu và được mọi người chấp nhận để tính toán giá trị riêng lẻ theo từng phương pháp, có thể các kết quả này khác nhau một ít hoặc có thể hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên đó không phải là vấn đề bởi vì các kết quả chúng ta đạt được đều được tính toán chính xác trên cơ sở các giả định chúng ta cho là hợp lý mà chúng ta đã đề ra đối với từng phương pháp cụ thể. Sau đó một cách phổ biến là sử dụng ma trận định giá theo tỷ trọng các phương pháp để xác định giá bình quân có trọng số của doanh nghiệp .

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Giải pháp hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 57)