hiệu chiến lược
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1 Hạn chế
Thứ nhất, việc lựa chọn phương pháp định giá doanh nghiệp chưa hợp lý
Mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực đều có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật đặc trưng, các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau đòi hỏi phải có sự lựa chọn trong phương pháp định giá là khác nhau. Ví dụ với những doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tư vấn. Giá trị tài sản thực của các doanh nghiệp này có thể không lớn nhưng uy tín, thương hiệu hay giá trị tài sản vô hình có thể là rất lớn. Nếu áp dụng phương pháp định giá tài sản thì giá trị thu được có thể thấp, trong khi tiềm năng sinh lời của doanh nghiệp lại rất cao. Một ví dụ khác là về doanh nghiệp hàng không. Doanh nghiệp này có đặc điểm là giá trị tài sản cố định rất lớn, bên cạnh đó, giá trị tài sản vô hình là uy tín và thương hiệu cũng không nhỏ. Vậy ta phải áp dụng phương pháp định giá nào đây? Phải chăng phương pháp nào cho giá trị cao hơn thì ta chọn phương pháp đó?
Hiện nay, hai phương pháp chính được sử dụng trong hoạt động định giá là phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu. Nhưng vấn đề ở đây là lựa chọn phương pháp nào cho doanh nghiệp nào? Thực tế cho thấy chúng ta chưa
có sự cân nhắc trong vấn đề này. Và trong thời gian vừa qua, phần lớn các doanh nghiệp được định giá bằng phương pháp tài sản.
Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, tư vấn, thiết kế, xây dựng, tin học, chuyển giao công nghệ,… có giá trị tài sản hữu hình không nhiều nhưng giá trị tài sản vô hình là rất lớn mà phương pháp định giá tài sản không phản ánh hết được thì phương pháp dòng tiền chiết khấu sẽ là giải pháp hợp lý hơn cả.
Trên thế giới hiện nay có khá nhiều phương pháp định giá doanh nghiệp nhưng nếu xét đến bối cảnh kinh tế ở nước ta hiện nay thì không phải phương pháp nào cũng áp dụng được. Ngay cả phương pháp dòng tiền chiết khấu cũng gặp nhiều trở ngại trong thực tiễn.
Thứ hai, khó khăn trong việc định giá tài sản vô hình đặc biệt là định giá thương hiệu
Theo số liệu mà tác giả thu thập được, có từ 50 đến 80% doanh nghiệp (DN) thất bại sau các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) mà nguyên nhân xuất phát từ việc các doanh nghiệp chưa đánh giá đúng giá trị của thương hiệu.
Mặc dù tỷ lệ về số lượng và giá trị các thương vụ ngày càng tăng, tuy nhiên hơn một nửa các vụ M&A không tạo ra giá trị gia tăng. Điều đó cho thấy, để đạt được thành công, việc mua bán và sáp nhập đòi hỏi phải tuân thủ theo quy trình và nguyên tắc giá trị chặt chẽ.
Thực tế, M&A dựa trên 3 yếu tố: Giá trị doanh nghiệp về mặt con số và tài chính; nhận diện, hình ảnh thương hiệu; văn hóa doanh nghiệp. Trong đó, hình ảnh thương hiệu có giá trị vô hình nhưng rất lớn. Những nghiên cứu gần đây với 500 công ty lớn trên thế giới cũng cho thấy, giá trị thương hiệu chiếm tới hơn 50% tổng giá trị doanh nghiệp. Điều này lý giải vì sao 50-80% doanh nghiệp thất bại sau các thương vụ M&A có nguyên nhân từ việc chưa đánh giá đúng giá trị của thương hiệu.
Theo một nghiên cứu chỉ ra, nguyên nhân dẫn đến sự thất bại chủ yếu liên quan đến hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp. Trong đó, có thể liệt kê một số nguyên nhân như: xác định không đúng giá trị hình ảnh thương hiệu; thiếu cái nhìn dài hạn giữa M&A và quản trị thương hiệu, đội ngũ cán bộ nhân viên và lãnh đạo yếu kém, không có những hiểu biết căn bản về xây dựng thương hiệu… Đặc biệt, sau khi M&A, một doanh nghiệp mới ra đời, thay vì tập trung vào truyền thông, xây dựng chiến lược để doanh nghiệp có bản sắc mới, nhiều doanh nghiệp lại chỉ tập trung vào yếu tố tài chính mà không biết tận dụng, phát huy những giá trị cốt lõi, những tiềm năng mà thương hiệu có.
Tuy nhiên, liên quan đến việc định giá thương hiệu, cũng cần phải nhấn mạnh rằng, không phải lúc nào thương hiệu cũng được định giá bằng tiền, giá trị vô hình nhưng hết sức quan trọng của thương hiệu nhiều khi lại nằm ở cảm nhận của khách hàng, ở hệ thống phân phối mà họ đã xây dựng được. Nói cách khác, chúng ta cần phân biệt rõ tài chính thực tế và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Một công ty bị khủng hoảng tài chính, giá trị lợi nhuận và ưu thế trên thị trường giảm sút, không có nghĩa là thương hiệu của doanh nghiệp này không còn giá trị.
Thời gian gần đây, nhiều thương hiệu Việt Nam đã bị mua bởi các thương hiệu đến từ châu Âu, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Câu hỏi đặt ra là “Vì sao các thương hiệu Việt Nam lại có sức hấp dẫn với doanh nghiệp nước ngoài đến vậy, trong khi họ sở hữu nhiều thương hiệu có giá trị gấp nhiều lần ?”. Câu trả lời là: thời gian để một thương hiệu có “chỗ đứng trên thị trường” là rất dài, đó là kết quả của cả quá trình xây dựng, phát triển và ứng dụng. Chính vì vậy, chọn một thương hiệu đã có hệ thống phân phối rộng khắp là con đường ngắn nhất để doanh nghiệp nước ngoài có thêm thương hiệu mới nhưng lại quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam. Đây là yếu tố quan trọng giúp họ sớm bắt nhịp được với thị trường.
Thứ ba, sự tính thiếu minh bạch trong các báo cáo tài chính (kể cả các báo cáo đã được kiểm toán)
Chẳng hạn, để “làm đẹp” báo cáo tài chính của mình, bên bán thường dùng các thủ thuật như giảm chi phí khấu hao, chi phí dự phòng, treo hoặc phân bổ dần
các khoản chi phí lẽ ra cần hạch toán hết vào chi phí của năm, nhằm mục đích tăng lợi nhuận. Vì bên mua khó có khả năng biết được những thủ thuật này của bên bán nên đã tính toán giá trị doanh nghiệp trên những con số không đúng sự thật, dẫn đến việc định giá theo hướng có lợi cho bên bán. Đây là một trong những thực trạng điển hình xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu và cho đến thời điểm này vẫn chưa thể khắc phục được.
Đó là những hạn chế chung của định giá doanh nghiệp trong hoạt động M&A tại Việt Nam, còn đối với các công ty dịch vụ tài chính, để định giá đúng, điều cần thiết là phải xác định đúng đặc điểm của loại hình này, dựa trên những điểm khác biệt của chúng để tìm ra được phương pháp định giá hợp lí nhất. Trong các công ty dịch vụ tài chính, khó khăn nhất khi áp dụng phương pháp định giá dựa trên tài sản là định giá tài sản vô hình của chúng - giá trị nguồn nhân lực - điều này dường như quá sức đối với định giá tại Việt Nam hiện nay; sử dụng phương pháp so sánh thiếu cơ sở bởi vì không ai dám đảm bảo tính chính xác của giá trị công ty so sánh. Thêm vào đó, điểm hạn chế khi định giá loại hình này là việc không dự tính được khó khăn trong việc ước tính dòng tiền của doanh nghiệp từ đó dẫn đến sai sót trong giá trị kết quả.
2.3.2.1 Nguyên nhân
Thứ nhất, hệ thống thông tin yếu kém và hạn chế về chuỗi số liệu lịch sử và thống kê số liệu
Rất ít thông tin về các công ty được công bố trên thị trường, việc thông tin đến nhà đầu tư nếu có thì cũng diễn ra rất chậm chạp, đặc biệt nếu đó là một công ty gia đình thì những người quản lý (thường là những thành viên trong gia đình) càng giảm thiểu thông tin cung cấp ra bên ngoài cho công chúng và cho các nhà phân tích.
Việc thống kê dữ liệu kinh tế cũng là một vấn đề thách thức đối với việc định giá hiện tại ở Việt Nam. Không giống như ở các nước đã phát triển, thường có các tổ chức thường chuyên làm công tác thống kê và tính toán các chỉ số thông dụng cho toàn thị trường. Hiện tại ở Việt Nam, số lượng các tổ chức chuyên nghiệp đảm nhân công việc thu thập và thống kê dữ liệu hầu như rất ít. Việc định giá trở nên
mất thời gian và công sức nhiều hơn khi tự bản thân các nhà phân tích phải tìm và thống kê
Thứ hai, cơ sở pháp lý về tài sản cố định vô hình (giá trị thương hiệu) chưa đáp ứng với những thay đổi từ thực tiễn.
Sự quan tâm đến giá trị của tài sản vô hình ngày càng tăng, nhất là khi khoảng cách giữa giá trị thị trường và giá trị sổ sách của doanh nghiệp ngày càng lớn. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tài sản vô hình nói chung, hay thương hiệu nói riêng, chưa được chính thức công nhận trong các báo cáo tài chính.
Quyết định 206/2003/QĐ – BTC của Bộ Tài chính ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định chưa quy định thương hiệu là tài sản cố định vô hình, nên chưa có cơ sở hạch toán.
Điều này gây nhiều trở ngại và thiệt thòi cho doanh nghiệp trong quá trình hội nhập khi hoạt động mua bán – sáp doanh nghiệp nhập (M&A) đang diễn ra mạnh mẽ. Và rõ ràng, việc định giá thương hiệu gặp khó khăn không phải do kỹ thuật định giá mà do các quy định hiện tại của cơ quan quản lý Nhà nước còn nhiều bất cập.
Thứ ba, hệ thống kế toán chưa hoàn chỉnh
Hiện tại ở Việt Nam, vẫn còn các công ty áp dụng chuẩn mực kế toán theo những “cách riêng”, hoặc thậm chí một doanh nghiệp tồn tại không chỉ một loại sổ sách mà có nhiều loại sổ sách phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau nhưng điều đáng nói là những con số trên các loại sổ sách này lại “chệch” nhau khá nhiều. Điều này làm cho thông tin, báo cáo đến với những nhà phân tích theo những cách khác nhau với những kết quả khác nhau, gây bối rối khi vận dụng để định giá. Vấn đề này tạo ra một thách thức lớn cho các nhà phân tích trong việc hiểu một cách đúng đắn các chỉ số tài chính và dự đoán thu nhập tương lai của công ty khi tiến hành định giá và nếu không cẩn thận có thể đưa ra những ra quan điểm sai lầm về gá trị thật của công ty.