NGƯỜI KHỔNG LỒ CÓ THỰC SỰ MẠNH?

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Giải pháp hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 95)

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

NGƯỜI KHỔNG LỒ CÓ THỰC SỰ MẠNH?

Mỗi cuộc "tách ra, nhập vào" cùa doanh nghiệp, chắc chắn luôn có lý do cùa nó. Và việc Vincom, Vinpearl trở thành "người một nhà" cũng không là ngoại lệ.

Ông Lẽ Khắc Hiệp, Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup nhận định, đó là bước hoàn thiện quản lý và tổ chức doanh nghiệp để phát triển theo hướng bền vững, bài bản và khoa học như mô hình cùa các tập đoàn lớn trên thế giới. Pháp nhân mới là Tập đoàn Vingroup sẽ quản lý 4 nhóm thương hiệu chính, gôm Vincom (lĩnh vực bất động sản), Vinpearl (du (lịch, giải trí, Vincharm (chăm sóc sắc đẹp và sức khoẻ), Vinmec (dịch vụ y tế chất lượng cao).

Mục tiêu là vậy, nhưng thực tế là, không phải không có những băn khoăn về cuộc hôn nhân này, bởi Vincom hoạt động chính trong lĩnh vực bất động sản còn lĩnh vực làm nên thương hiệu cùa Vinpearl là du lịch. Liệu rằng "người khổng lồ" mới hình thành có thực sự phát huy được sức mạnh của mỗi cấu phần, hay sẽ chí đơn giản là một phép cộng đơn thuần, khiến pháp nhân mới không phái là "người khổng lồ", mả chi là "người to lớn, kềnh càng", xoay sở chậm chạp, khiến việc hoạt động trở nên kém hiệu quà hơn?

Thẳng thắn thừa nhận, lo ngại đó là có cơ sở, song ông Lê Khắc Hiệp khẳng định, Ban Lãnh đạo Công ty đã tính toán kỹ lưỡng và khoa học, để việc sáp nhập đem lại giá trị cộng hưởng cho Tập đoàn. Trưóc hết, việc sáp nhập này giúp Ban lãnh đạo Tập đoàn thống nhất điều hành, dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu và áp dụng các công nghệ quản lý quốc tế tiên tiến vào hoạt động kinh doanh, đóng thời phát huy hết nàng lực chuyên sâu của các chuyên gia trong từng lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn.

Thứ đó, việc sáp nhập cũng kết hợp được thế mạnh cùa cả Vỉncom và Vinpearl, tạo nên nâng lực và sức mạnh mới. Cụ thể, trong khí Vinpearl tận dụng được năng lực triển khai dự án đã được khẳng định, cũng như nâng lực và đội ngũ kinh doanh và marketing mạnh của Vincom, thi mảng hoạt động của Vincom, Vincharm và Vinmec cũng sẽ được hưởng lợi từ năng lực và đội ngũ quản lý và vặn hành chuyên nghiệp, cũng như dịch vụ đẳng cấp 5 sao của Vin pearl.

Đổi với chiều hướng ngoại, sự kết hợp giữa Vincom và Vinpearl được Tập đoàn Vỉngroup kỳ vọng sẽ hình thành một pháp nhân tập đoàn có tám vóc quốc tế và đủ sức mạnh cạnh tranh vói các tập đoàn nước ngoài khỉ Tập đoàn Vingroup

vươn ra biển lớn, tham gia sâu rộng vào quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu.

Trong khi đó, ở hướng nhìn về khách hàng, các tiện ích hỗ trợ của tất cả các dịch vụ mà Tập đoàn đang có cũng được liên kết, bổ trợ cho nhau. Tập đoàn vừa phát hành thẻ Vip Vingroup dành cho khách hàng gắn bó. Khách hàng được hỗ trợ các dịch vụ của khu đô thị, được giảm giá khi mua hàng tại hệ thống TTTM Vincom Center hay Vincom Mega Mall, được ưu đãi khi khám chữa bệnh tại hệ thống bệnh viện - khách sạn Vinmec, được hưởng Ưu đãi khi nghi dưỡng tại hệ thống Vinpearl Resort và Vinpearl Luxury, hay làm đẹp tại Vincharm...

"Bản thân với thương hiệu Vincom, Vinpearl, Vinmec hay Vincharm đã có kế hoạch phát triển rõ ràng, hướng tới những mục tiêu thành công cụ thể. Nhưng với sự điều hành tập trung của Tập đoàn, sẽ có sự kết hợp giữa các nhóm dịch vụ theo chiến lược phát triển chung, đưa các dịch vụ đến gần hơn nhu cầu cùa khách hàng", ông Hiệp cho biết.

Dù vậy, trưóc mát "người khổng lổ" Vingroup cũng sẽ là những núi công việc khổng lồ, những dự án lớn đòi hỏi phải triển khai đúng tiến độ, không cho phép trì hoãn nếu Tập đoàn muốn khẳng định vị thế, cũng như giữ được niềm tin với khách hàng. Sẽ không lạ nếu thanh lọc nhân sự tại đây có sự khắc nghiệt hơn. Được biết, Tập đoàn cũng có một cơ sở đào tạo nhân lực kỹ thuật riêng là Trường Trung cấp nghề Phạm Dương, nhằm đào tạo và đào tạo lại nhân viên theo đúng quy chuẩn về ngành, nghề để phục vụ các dự án mà Tập đoàn đã và đang triển khai.

'Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tập trung phát triển mạnh mẽ và quyết liệt các dự án bất động sản đô thị đã triển khai, quyết tâm bàn giao đúng tiến độ đã cam kết và đưa vào khai thác các tổ hợp TTTM theo đúng lộ trình. Bên cạnh đó, Tập đoàn chuẩn bị một cách kỹ lưỡng các dự án, cũng như các nguồn cung sản phẩm phù hợp với từng phân khúc thị trường để đón đầu thị trường bất động sản khi phục hồi. Đồng thời, tăng cường phát triển và nâng cao hiệu suất khai thác các dự án du lịch mang thương hiệu Vinpearl", ông Lê Khắc Hiệp chia sẻ.

Phụ lục 4 : ĐỊNH GIÁ NHÃN HIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG M&A

Khủng hoảng tài chính tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mua được một nhãn hiệu nổi tiếng với giá rẻ. Nhưng trước khi đó, phải định giá được nhãn hiệu.

Mua lại “nhãn hiệu” là biện pháp để đến với thị trường nhanh nhất

Có thể xem xét một vài trường hợp: Năm 2002, Công ty TNHH Hoa Lâm đã “mua” lại quyền sử dụng nhãn hiệu động cơ xe máy Daelim nổi tiếng của Hàn Quốc. Nhãn hiệu Daelim được nhiều người tiêu dùng biết đến, do đó, việc mở rộng thị phần dễ dàng hơn. Công ty cổ phần Kinh Đô mua lại nhãn hiệu kem Wall’s của Tập đoàn Unilever Việt Nam. Tổng vốn đầu tư Unilever đã bỏ ra cho việc xây dựng nhà máy, quảng bá nhãn hiệu Wall’s trong 6 năm qua tại Việt Nam là hơn 20 triệu USD. Kem Wall’s hiện có 4.000 điểm bán, chiếm 50% thị phần kem Việt Nam. Theo Giám đốc Công ty cổ phần Kinh Đô, giá Kinh Đô phải trả cho Unilever rẻ hơn nhiều so với việc Kinh Đô đầu tư mới một nhà máy kem.

Trên thế giới, trong giai đoạn khủng hoảng tài chính, hàng loạt nhãn hiệu được chuyển giao. Điển hình, hãng sản xuất ô tô Ford của Mỹ đồng ý bán lại hai nhãn hiệu cao cấp Jaguar và Land Rover cho Tập đoàn Tata của Ấn Độ với giá 2,3 tỷ USD. Mức giá này chỉ bằng phân nửa so với số tiền mà Ford bỏ ra để sở hữu hai nhãn hiệu này cách đây nhiều năm. Vậy tại sao các tập đoàn và doanh nghiệp lớn ở Việt Nam không nhân cơ hội này tìm kiếm một nhãn hiệu nổi tiếng với giá rẻ?

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Giải pháp hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 95)