Phần bổ sung phân tích theo vùng từ trên xuống (Top-down regional extension)

Một phần của tài liệu ORANI-G Mô hình chung cho các Mô hình Cân bằng Tổng thể Quốc Gia (Trang 72)

Các đoạn trích cuối của file TABLO Input không được trình bày ở đây. Chúng thực thi phần bổ sung tuỳ chọn của ORANI-G nhằm giúp phân tích các kết quả về số lượng của cả nước thành kết quả theo các vùng. Khái niệm ―từ trên xuống‖ (―top-down‖) chỉ ra rằng, về nguyên tắc, ta có thể tính tất cả các kết quả cho cả nước trước, sau đó tính các kết quả theo vùng. Cách này cần ít số liệu hơn (cũng như ít nguồn lực máy tính hơn) so với cách ―từ dưới lên‖ (―bottom up‖) mà theo đó, ta phải xây dựng các mô hình như ORANI-G cho mỗi vùng, và liên kết chúng lại bởi ma trận mậu dịch liên vùng.

Cách tiếp cận ―từ trên xuống‖ được trình bày chi tiết ở chương 6 của DPSV (1982). Nói ngắn gọn, cơ sở dữ liệu của nó đòi hỏi ta phải chia mỗi cột trong trong hình 4 thành R cột (cho R vùng). Để thực hiện điều này ta giả định rằng công nghệ sản xuất của mỗi ngành là giống nhau cho tất cả các vùng; như vậy, số liệu bổ sung chính cần có là một ma trận cho thấy sự phân bổ của sản lượng sản xuất của ngành giữa các vùng. Phần còn lại, cầu cuối cùng, trong các cột của hình 4, cũng được chia thành các vùng bằng số liệu có sẵn hoặc bằng các giả định mặc định (ví dụ như: tỷ phần ngân sách của hộ gia đình là như nhau cho tất cả các vùng). Ma trận đầy đủ của mậu dịch liên vùng cho mỗi loại hàng hóa là không cần thiết.

Các phương trình vùng giả định rằng đầu vào của ngành tuân theo quy tắc: Xijr/Xij = Zjr/Zj

Trong đó, Xijr là lượng đầu vào i sử dụng trong ngành vực j ở vùng r; (Zjr) là sản lượng của ngành j trong vùng r, và Xij và Zj tương ứng là các giá trị tương đương của cả nước. Chi tiêu của hộ gia đình đối với mỗi hàng hóa được cho bởi một hệ chi tiêu tuyến tính (giống như ở cấp độ cả nước), gắn với thu nhập của lao động trong vùng.

Các ngành của vùng được chia thành 2 nhóm: nhóm ngành quốc gia và nhóm ngành địa phương (national and local industries). Các ngành quốc gia tạo ra các loại hàng hóa có thể được mua bán tự do: sản lượng của mỗi ngành được giả định là biến động cùng với x1tot (sản lượng của ngành ở cấp quốc gia). Các ngành địa phương tạo ra các hàng hóa (chủ yếu là dịch vụ) mà hiếm khi được mua bán qua biên giới vùng. Sản lượng của mỗi ngành này được giả định là biến đổi theo cầu của địa phương đối với mặt hàng tương ứng25. Giả định này sẽ tạo nên hiệu ứng số nhân địa phương: những vùng chuyên phát triển các ngành nghề quốc gia cũng sẽ được lợi từ việc tăng cầu đối với hàng hóa địa phương.

Hệ phương trình vùng theo phương pháp từ trên xuống sẽ biến các kết quả mô phỏng ở cấp quốc gia thành các ước lượng về thu nhập và việc làm của vùng. Đây là các quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách. Hệ này còn được sử dụng để tính các tác động của biến đổi về cầu trong từng vùng (như tăng đầu tư hoặc tăng chi tiêu của chính phủ). Tuy nhiên, nó không chứa lý thuyết về biến động giá theo vùng, vì vậy ít có khả năng tính được các tác động từ phía cung cho từng vùng cụ thể (như thiếu lao động địa phương, hay là tăng hiệu quả sản xuất ở chỉ một vùng mà thôi).

25

Giả định này có nghĩa là đối với các ngành ở địa phương, ma trận MAKE sẽ trở nên khá chéo. Mô hình ORANIG-FR là một phiên bản của ORANI-G có thể xử lý tình huống sản xuất nhiều hàng hóa của các ngành địa phương. Mô hình này có thể được tải xuống từ trang web của ORANI-G.

Một phần của tài liệu ORANI-G Mô hình chung cho các Mô hình Cân bằng Tổng thể Quốc Gia (Trang 72)