Thị trường lao động

Một phần của tài liệu ORANI-G Mô hình chung cho các Mô hình Cân bằng Tổng thể Quốc Gia (Trang 60)

Klein Rubin

4.27. Thị trường lao động

Giống như ORANI, mô hình ORANI-G không bao gồm lý thuyết về cung lao động. Người sử dụng mô hình có thể quy định việc làm là biến ngoại sinh, với mức lương tại điểm cân bằng thị trường được xác định nội sinh, hoặc có thể quy định mức lương (thực hay danh nghĩa) là biến ngoại sinh và cho phép việc làm biến động theo cầu.

Trong Đoạn trích 32, phương trình E_x1lab_i tính các thay đổi của tổng cầu đối với lao động cho từng nghề nghiệp cụ thể. Phương trình E_p1lab là phương trình xác định mức lương. Trong tập hợp biến ngoại sinh (closure) trong ngắn hạn thường dùng của ORANI, các biến 'f1lab' là ngoại sinh; vì thế các mức lương được gắn với chỉ số CPI. Sau đó, nếu ta sốc các biến 'f1lab' này thì chúng sẽ cho phép mức tăng của một vài hoặc toàn bộ các loại lương lệch khỏi mức tăng trưởng của CPI. Cách định biến ngoại sinh ngắn hạn trong thị trường lao động này ban đầu được tạo ra để thể hiện cơ chế cố định lương tập trung đã từng được sử dụng ở Australia. Tuy nhiên, nó cũng phổ biến ở nhiều nơi khác. Cách này giả định rằng lao động được tự do dịch chuyển giữa các ngành, và cung lao động của từng nghề nghiệp là hoàn toàn co giãn.

Như một biến thể của closure ngắn hạn thường dùng, mức lương danh nghĩa trung bình p1lab_io có thể được cố định, và biến dịch chuyển lương chung f1lab_io được xác định nội sinh. Mục tiêu là nhằm để cố định tất cả p1lab, làm cho mô hình có hương vị lý thuyết của Keynes.

Ở closure dài hạn thông thường, biến employ_i (tổng việc làm, với trọng số là quỹ lương) được xác định ngoại sinh, và biến dịch chuyển lương chung f1lab_io được xác định nội sinh. Các biến 'f1lab' khác vẫn là biến ngoại sinh để thể hiện tính tương đối cố định giữa các mức lương. Điều này giả định là lao động được tự do dịch chuyển giữa các ngành các loại nghề nghiệp.

Các quyết định về thị trường lao động trong mô hình thường được xác định ở cấp độ toàn bộ nền kinh tế, nhưng vẫn có thể được áp dụng cho từng ngành riêng biệt hoặc theo cách thức riêng biệt cho các ngành hay các loại nghề nghiệp. Ví dụ, ta có thể ngoại sinh hóa biến cung công nhân có kỹ năng cao và lương của lao động phổ thông. Hoặc, ta có thể ngoại sinh hóa biến việc làm trong nông nghiệp và mức lương trong các lĩnh vực khác19

.

Trong các closure ngắn hạn và dài hạn thông thường, tỉ lệ giữa các mức lương là cố định, vì vậy các doanh nghiệp không thay thế giữa các loại lao động khác nhau. Do đó, các giá trị của SIGMA1LAB (hệ số co giãn lao động thay thế CES giữa các loại nghề nghiệp) không ảnh hưởng đến kết quả mô phỏng. Điều này tạo thuận lợi cho người lập mô hình khi họ không biết rõ những các giá trị này (chứng cứ từ kinh tế lượng là rất hiếm hoi). Các closure đặc biệt cho thị trường lao động mà cho phép mức lương tương đối thay đổi thì sẽ đòi hỏi chú ý đến các giá trị được giả định cho SIGMA1LAB.

! Excerpt 32 of TABLO input file: ! ! Labour market !

19

Variable

(all,i,IND)(all,o,OCC) f1lab(i,o) # Wage shift variable #;

(all,o,OCC) f1lab_i(o) # Occupation-specific wage shifter #; (all,o,OCC) x1lab_i(o) # Employment by occupation #;

(all,i,IND) f1lab_o(i) # Industry-specific wage shifter #; f1lab_io # Overall wage shifter #;

Coefficient (all,o,OCC) V1LAB_I(o) # Total wages, occupation o #; Formula (all,o,OCC) V1LAB_I(o) = sum{i,IND, V1LAB(i,o)}; Equation

E_x1lab_i # Demand equals supply for labour of each skill #

(all,o,OCC) V1LAB_I(o)*x1lab_i(o) = sum{i,IND, V1LAB(i,o)*x1lab(i,o)}; E_p1lab # Flexible setting of money wages #

(all,i,IND)(all,o,OCC)

p1lab(i,o)= p3tot + f1lab_io + f1lab_o(i) + f1lab_i(o) + f1lab(i,o); Variable (all,o,OCC) p1lab_i(o) # Average wage of occupation #;

Equation E_p1lab_i # Average wage of occupation #

(all,o,OCC) V1LAB_I(o)*p1lab_i(o) = sum{i,IND, V1LAB(i,o)*p1lab(i,o)};

Một phần của tài liệu ORANI-G Mô hình chung cho các Mô hình Cân bằng Tổng thể Quốc Gia (Trang 60)