Các nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đáp ứng miễn dịch in vitro với kháng nguyên đặc hiệu vi khuẩn lao ESAT-6, CFP-10, TB7.7 ở bệnh nhân lao phổi và người nhà tiếp xúc tại tỉnh Bình Định (Trang 25)

Những nghiên cứu về miễn dịch bệnh lao trong những năm gần đây cũng chú tâm nhiều đến các chẩn đoán bệnh lao tiềm ẩn. Simsek H năm 2010 tại Thổ Nhĩ Kỳ nghiên cứu so sánh thử nghiệm Tuberculin và T-SPOT- TB để chẩn đoán bệnh lao tiềm ẩn và bệnh lao hoạt tính, nghiên cứu trên 136 đối tượng chia ba nhóm khác nhau (47 bệnh nhân lao phổi hoạt tính, 47 người khỏe mạnh không tiếp xúc bệnh lao và 42 nhân viên y tế có tiền sử tiếp xúc gần với bệnh nhân lao). Kết quả cho thấy độ nhạy của kỹ thuật T- SPOT-TB là 83,0% và giá trị dự báo âm tính là 82,6% ở bệnh lao đang hoạt động; các tỷ lệ này cao hơn có ý nghĩa so với thử nghiệm Mantoux là 38,3% và 60,8%, tương ứng. Độ đặc hiệu của T-SPOT.TB là 80,9% thấp hơn so với thử nghiệm Mantoux là 95,7% [89].

Khả năng của T-SPOT-TB và thử nghiệm Tuberculin để chẩn đoán bệnh lao tiềm ẩn là như nhau 54,8%; Nhưng trong chẩn đoán lao hoạt động T- SPOT-TB trội hơn về độ nhạy 83,0%. Thử nghiệm T- SPOT-TB được khuyến cáo là cần thiết sử dụng trong các nghiên cứu thuần tập để chẩn đoán bệnh lao tiềm ẩn [89].

Theo Kumar, năm 2010 tại Ấn Đô, sử dụng xét nghiệm miễn dịch gắn enzym (ELISA) đánh giá khả năng chẩn đoán bệnh lao khi dùng phức hợp kháng nguyên 30/32 kDa (transferase mycolyl-Ag85) và protein đặc hiệu ESAT-6 và CFP-10 . Kết quả cho thấy độ nhạy cao 84,1% với phức hợp Ag85, so với ESAT-6 là 64,9% và CFP-10 là 66%, với độ đặc hiệu tương tự như hầu hết (Ag85: 85,2%, ESAT-6: 88,9%, CFP-10: 85,2%). Như vậy việc sử dụng phức hợp kháng nguyên Ag85 cùng với ESAT-6 và CFP-10 có triển vọng trong việc giảm thiểu sự không đồng nhất trong trường hợp lao hoạt động [63].

Tại Nhật Bản 2010, tác giả Guio và Ashino nghiên cứu dựa trên thử nghiệm ELISpot với kháng nguyên glycolipid vi khuẩn lao. Với 17 mẫu nuôi

cấy vi khuẩn lao (+), 13 mẫu chứng từ những người ở trong vùng lưu hành bệnh lao và 13 mẫu chứng từ khu vực không dịch tễ lao. Tế bào đơn nhân máu ngoại vi được nuôi cấy trên đĩa đã phủ với kháng thể kháng IFN-γ. Phản ứng dương tính với ELISpot là 88%, 62% và 31% ở các nhóm đối tượng bệnh lao, vùng có dịch tễ bệnh lao và vùng không có dich tễ bệnh lao. Ngược lại, nồng độ kháng thể kháng Glycolipid cao ở 12 bệnh nhân lao 71%, nhưng chỉ 8% từ nhóm vùng lưu hành bệnh lao và các thể trong vùng không dịch tễ bênh lao. Tác giả kết luận, bệnh lao tiềm ẩn có liên quan đến kết quả ELISpot dương tính và hiệu giá thấp của mức kháng thể kháng TBGL, trong khi kết quả dương tính ELISpot và kháng thể cao ở bệnh nhân lao hoạt động. Hiệu giá thấp kháng thể là một dấu hiệu hữu ích để xác định bệnh lao tiềm ẩn trong cá thể có ELISpot dương tính trong vùng lưu hành bệnh lao[52].

Coral H. cho rằng người tiếp xúc trong gia đình của bệnh nhân lao phổi có nguy cơ cao lây nhiễm vi khuẩn lao và phát triển bệnh sớm. Xác định các cá thể có nguy cơ bị bệnh lao là một mục tiêu mong muốn để kiểm soát bệnh lao. Xét nghiệm đo lường IFN-γ sử dụng kháng nguyên đặc hiệu của M. tuberculosis để phát hiện nhiễm vi khuẩn lao đã được đề nghị thay thế cho thử nghiệm tuberculin trên da (TST). Ngoài ra, các mức sản xuất IFN-γ đáp ứng với các kháng nguyên có thể có giá trị dự báo. Nhóm nghiên cứu ước tính tỷ lệ nhiễm bệnh lao bởi IGRA và TST trong cộng đồng người tiếp xúc lao, và đánh giá nồng độ IFN-γ tương quan với khả năng phát triển bệnh lao. Nghiên cứu trên cộng đồng gồm 2060 người tiếp xúc trong gia đình với bệnh nhân lao và 766 cá nhân từ cộng đồng ở Medellins, Colombia năm 2009; các đối tượng được theo dõi trong 2-3 năm sau khi tiếp xúc bệnh lao. Đồng thời với thử nghiệm Tuberculin, đo lượng IFN-γ phản ứng với kháng nguyên ESAT-6, CFP-10, HspX và Ag85A; kết quả được đánh giá ở ngày thứ 7 sau nuôi cấy máu. Kết quả TST dương tính 65,9% ở đối tượng tiếp xúc và 42,7% từ cộng đồng (OR 2,60; p <0,0001). Phản ứng IFN-γ dương tính 66,3% trong đối tượng

tiếp xúc và 24,3% từ cộng đồng (OR = 6,07, p <0,0001). Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các tỉ lệ (-) và (+) của đáp ứng IFN-γ, tuy nhiên, sự phát triển bệnh lao trong số người tiếp xúc có nồng độ IFN-γ cao đã được quan sát (p=0,007). Nhóm nghiên cứu kết luận kỹ thuật đo lượng IFN-γ rất hữu ích để xác định tỷ lệ nhiễm bệnh lao trong số người tiếp xúc bệnh nhân lao và xác định những người có nguy cơ cao phát triển bệnh [46].

Chương 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đáp ứng miễn dịch in vitro với kháng nguyên đặc hiệu vi khuẩn lao ESAT-6, CFP-10, TB7.7 ở bệnh nhân lao phổi và người nhà tiếp xúc tại tỉnh Bình Định (Trang 25)