Thời gian mắc bệnh lao của nhóm BNLP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đáp ứng miễn dịch in vitro với kháng nguyên đặc hiệu vi khuẩn lao ESAT-6, CFP-10, TB7.7 ở bệnh nhân lao phổi và người nhà tiếp xúc tại tỉnh Bình Định (Trang 72)

Phát hiện sớm trường hợp mắc lao là tiêu chí hàng đầu được Chương trình Chống lao Quốc gia và TCYTTG khuyến khích và nhấn mạnh vì phát hiện sớm và khống chế nguồn lây sẽ trực tiếp giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh lao trong cộng đồng [2], [37]. Thời gian phát hiện bệnh tính từ khi bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng cho đến khi được chẩn đoán xác định lao. Theo TCYTTG, bệnh lao được phát hiện trong vòng 2 tháng kể từ khi có triệu chứng được coi là chẩn đoán sớm [32] .

Phần lớn các đối tượng lao phổi ở nghiên cứu chúng tôi có thời gian mắc bệnh < 3 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 80,0%. Chỉ có 8 trường hợp mắc bệnh bệnh trên 3 năm (20,0%) trong đó có 4 trường hợp mắc bệnh từ năm 2009 ( Bảng 3.7). Điều này có thể giải thích rằng với phương pháp chẩn đoán sử dụng bộ hóa chất QuantiFeron-TB Gold in tube (QFT-GIT) đo lượng IFN-γ được tiết ra từ các tế bào đơn nhân máu ngoại vi bị kích hoạt bởi kháng nguyên đặc hiệu MT là ESAT-6, CFP-10, TB7.7, gọi là kỹ thuật IGRA (interferon gamma releasing assay) được thực hiện tại tại bệnh viện Bệnh Viện lao và Bệnh phổi tỉnh Bình Định trong những năm gần đây, nên thời gian mắc bệnh < 3 năm có tỷ lệ cao là hợp lý. Do vậy, người bệnh mang nguồn lây trong cộng đồng nếu chẩn đoán phát hiện và quản lí sớm những bệnh nhân lao phổi sẽ hạn chế sự lây lan cho nhiều người khác.

Nguyễn Anh Quân (2012) nghiên cứu trên 126 người lao phổi mãn tính có 66 mắc bệnh lao từ 6-10 năm chiếm tỷ lệ 52,38% [30]

Kết quả Hoàng Thị Phượng (2009) nghiên cứu trên 90 trường hợp lao

phổi kết hợp bệnh đái tháo đường cho thấy có 20% trường hợp được phát hiện mắc lao trong vòng 1 năm kể từ khi có ĐTĐ; 46,7% trường hợp được phát hiện lao phổi trong vòng 1-5 năm và 33,3% trường hợp được phát hiện mắc lao trên 5 năm sau khi có ĐTĐ [28]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đáp ứng miễn dịch in vitro với kháng nguyên đặc hiệu vi khuẩn lao ESAT-6, CFP-10, TB7.7 ở bệnh nhân lao phổi và người nhà tiếp xúc tại tỉnh Bình Định (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)