Đặc điểm chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đáp ứng miễn dịch in vitro với kháng nguyên đặc hiệu vi khuẩn lao ESAT-6, CFP-10, TB7.7 ở bệnh nhân lao phổi và người nhà tiếp xúc tại tỉnh Bình Định (Trang 69)

+ Tuổi và giới

Tuổi mắc lao phổi được báo cáo khác nhau theo các tác giả, các khu vực nghiên cứu và phản ánh tình hình bệnh lao tại khu vực đó, Việt Nam là nước có tỷ lệ mắc lao cao, xếp thứ 3 trong khu vực Tây Thái Bình Dương và thứ 10 trên toàn cầu về số người mắc lao [4].

Phần lớn các bệnh nhân lao phổi (BNLP) của chúng tôi ở nhóm tuổi 51- 60 chiếm tỷ lệ 65%, trong đó nhóm >60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (45%). Tuổi cao nhất nhóm BNLP là 84 tuổi. Tỷ lệ BNLP nhóm < 30 tuổi chỉ chiếm 2,5%, và tuổi thấp nhất là 27 tuổi. Không có trường hợp nào bệnh lao ở nhóm < 20 tuổi. Điều này được giải thích là hoặc là do khả năng đề kháng của cơ thể suy giảm ở tuổi già, làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn lao cao hơn nhóm thấp tuổi.

Nhóm người nhà BNLP có độ tuổi phân bố đều từ < 20 đến 60 tuổi, trong đó nhóm 31-50 tuổi chiếm tỷ lệ cao (41,9%). Trong đó tuổi cao nhất là 97 tuổi và thấp nhất là 8 tuổi. Thực tế nghiên cứu chúng tôi có người nhà BNLP có độ tuổi tuổi khá thấp (trẻ em) và quá cao, điều này phản ảnh sự chăm sóc của gia đình có người lao phổi phần lớn là neo đơn, khó khăn, vì thế chăm sóc do con cháu, hay ông bà cha mẹ.v.v. là bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình.

Do vậy, cả gia đình và ngành y tế nên quan tâm đến nhóm người có nguy cơ tiềm ẩn lao này.

Nhóm chứng có độ tuổi tương đương với nhóm lao phổi (p>0,05). (xem bảng 3.1 và đồ thị 3.1).

Tuổi trung bình nhóm LP là 59,65 ± 14,32 tuổi, nhóm người nhà 41,59 ± 18,67 tuổi và nhóm chứng 63,81±13,4 tuổi, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi TB của 2 nhóm chứng và LP ( p>0,05).

Hoàng Thị Phượng (2010) nghiên cứu 130 bệnh nhân lao phổi có ĐTĐ

với độ tuổi TB là 54,8±13,3 và nhóm LP không có ĐTD với 43,5±17,4 tuổi

[28].

Lê Thượng Vũ (2010) nghiên cứu trên 84 bệnh nhân chẩn đoán định lượng IFN trong tràn dịch màng phổi do lao có tuổi TB là 53,4 ± 19,7 tuổi [39].

Khalili T. (2010) nghiên cứu trên 81 bệnh nhân lao phổi có độ tuổi TB là 51,9 ± 11,9 tuổi [61].

Kim KH (2011) nhận thấy ở nhóm lao tiềm ẩn (latent tuberculosis) có độ tuổi TB là 35,11 ± 11,2 [60].

Nguyễn Thị Bích Ngọc (2010) nghiên cứu trên 90 bệnh nhân lao màng phổi điều trị tại bệnh viện Phổi trung ương cho thấy bệnh nhân có độ tuổi TB là 46,76 ± 17,97 tuổi [27].

Nhiều nghiên cứu về tình hình mắc lao theo giới tính cho thấy tỷ lệ bệnh nhân lao nam cao hơn so với bệnh nhân lao nữ. Số liệu của Chương trình chống lao Việt Nam cho thấy hàng năm, số bệnh nhân nam chiếm khoảng 65% trong tổng số bệnh nhân lao trên toàn quốc [2]. Qua bảng 3.3. và đồ thị 3.2 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân LP nam (82,5%) gấp 4,7 lần nữ (17,5%). Trong khi, nhóm người nhà BNLP có tỷ lệ nữ (64,4%) cao hơn nam (35,6%). Điều này cho thấy tỷ lệ chăm sóc bệnh nhân nói chung và bệnh lao phổi nói riêng nữ luôn chiếm ưu thế.

Theo số liệu của TCYTTG (2011) báo cáo từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, ngoại trừ Bangladesh và Pakistan, tỷ lệ mắc bệnh lao ở nam cao hơn nữ [97].

Huỳnh Đình Nghĩa, Đỗ Phúc Thanh (2005) nghiên cứu 80 bệnh nhân LP tái phát cũng cho thấy tỷ lệ nhiễm lao ở nam (68,75%) gấp 2,2 lần nữ (31,25%) [25]

Phạm Thị Phương Nam (2006) nghiên cứu 76 bệnh nhân tràn dịch màng phổi do lao ở Hải Phòng nhận thấy tỷ lệ nam gấp 3 lần nữ [23]

Lê Kim Đức (2010) nghiên cứu 132 bênh nhân lao màng phổi ở Thanh Hóa cho thấy tỷ lệ nhiễm lao nam (74,2%) gấp 2,9 lần nữ (25,8%) [13].

Kuma G. (2010) khảo sát trên 86 bệnh nhân lao có tỷ lệ nam là 61,6% (53/86) và nữ 38,4% (33/86).

Kim KH, Lee SW. (2011) nghiên cứu trên 66 bệnh nhân tiềm ẩn lao có tỷ lệ nam chiếm 57,6% (38/66) và nữ 42,4% (28/66).

Chegou N. (2009) nghiên cứu trên 23 bệnh nhân lao phổi nhận thấy nam có tỷ lệ 73,9% (17/23) và nữ 26,1% (6/23), ngược lại nhóm 34 người nhà BNLP nữ 58,8% (20/34) cao hơn nam 41,2% (14/34).

+ Trình độ học vấn và nghề nghiệp

Trình độ học vấn cao là điều kiện thuận lợi để tiếp nhận kiến thức chăm sóc bệnh nhân LP của nhóm người nhà BNLP cũng như phòng ngừa những bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh lao nói riêng của nhóm BNLP.

Kết quả nghiên cứu chúng tôi qua bảng 3.3 cho thấy người nhà BNLP và BNLP có trình độ học vấn là THCS chiếm 47,5%. Tỷ lệ THPT chiếm 47,5% (nhóm người nhà BNLP) và 12,5% (nhóm BNLP).

Lương Ngọc Hoạt (2010) nghiên cứu nguy cơ nhiễm lao của người sống trong gia đình với 73 BNLP và 245 thành viên trong gia đình bệnh nhân có kết quả tương đương với chúng tôi là THPT chiếm 51,8%, nhóm mù chữ chiếm 6,5% [16].

Guwatudde D (2003) nghiên cứu 1206 hộ gia đình nguy cơ nhiễm lao ở Kampala Uganda cho thấy tỷ lệ học THCS chiếm cao 35,82% (432/1206) địa bàn nay là vùng Phi Châu cận sa mạc Sahara nên tỷ lệ học vấn thấp là đều có thể chấp nhận được.

Qua bảng 3.5 cho thấy BNLP là hưu trí và già (32,5%), cao nhất là nông dân (55%), chỉ 12,5% là CBVC. Điều này cho thấy hưu trí và già là nhóm có nguy cơ mắc bệnh lao phổi cao hơn các nhóm nghề khác.

Theo quan niệm Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, vợ hoặc chồng, con, cháu là những người nhà 65. cho thấy tỷ lệ mối quan hệ chăm sóc giữa bệnh nhân LP và người nhà BNLP là khá rõ rệt. Vợ, chồng, con và cháu chăm sóc người bệnh LP chiếm tỷ lệ cao (81,3%), trong đó vợ chồng tự chăm sóc lẫn nhau chiếm 35,0%, con cháu chăm sóc bố mẹ ông bà chiếm 46,3%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đáp ứng miễn dịch in vitro với kháng nguyên đặc hiệu vi khuẩn lao ESAT-6, CFP-10, TB7.7 ở bệnh nhân lao phổi và người nhà tiếp xúc tại tỉnh Bình Định (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)