LÝ DO THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Vài nét chân dung xã hội của giám đốc doanh nghiệp tư nhân ở nước ta hiện nay (Trang 36)

Một nhà kinh doanh khi đi đến quyết định khởi sự doanh nghiệp đều có những lý do riêng của minh. Vậy những nguyên nhân nào khiến cho các giám đốc mà chúng ta đang nghiên cứu bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của họ? Ta hãy xem xét kết quả điều tra sau (Bảng 11):

Bâng 11 : Lý do thành lập doanh nghiệp của giám đốc doanh nghiệp tư nhân

Đơn vị tính: % Lý do thành lập D /V H à Nội Tp H ổ Chí Minh Chung

Do thích nghề kinh doanh 46,00 42,50 43,67

Do hưởng ứng chính sách 33,00 49,00 43,67

Do cuộc sống thúc đẩy 60,00 28,00 38,67

Do bạn bè động viên 11,00 8,00 9,00

Lý do khác 6,00 4,50 5,00

Nguồn: Cuộc điều tra năm 1992 của Viện N C Q LK TTW

Hai phương án trả lời "do thích nghề kinh doanh" và "do hưởng ứng chính sách" có tỷ lệ tương đương (43,67%).

Số giám đốc cho biết thành lập doanh nghiệp do hưởng ứng chính sách ở hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có sự chênh lệch: ở Hà Nội là 3 3 % ; ở thành phố Hồ Chí Minh là 4 9 % . Trong khi đó, sự ham muốn kinh doanh là lý do dẫn đến việc thành lập doanh nghiệp của các giám đốc ở cả hai thành phố biểu hiện ở các tỷ lệ được phân bố tương đối đều: ở Hà Nội là 46%; ở thành phố Hồ Chí Minh là 4 2,5 % . Rõ ràng là phần lớn các nhà doanh nghiệp tư nhàn đều có chung một sở thích là ham

muốn kinh doanh (43,67%). Tuy rằng đó chưa hản là lý do bức bách để thành lạp doanh nghiệp đối với một số trường hợp, nhưng với một tỷ lệ khá cao như vậy,cũng đủ chỉ ra rằng bất cứ một nhà doanh nghiệp nào khi bước chân vào thương trường cũng đều cố một niềm say mê nhất định trong kinh doanh và khát vọng mong muốn thành đạt. Đây là một phẩm chất quan trọng đối với các nhà doanh nghiệp, đặc biệt ià các nhà doanh nghiệp tư nhàn, nó là động lực giúp họ vươn lên khắc phục những khó khăn để cải thiện số phận. Nhà tâm lý học Mc. Celldad và Winter đã chỉ ra: "Chì có người có nhu cầu thành đạt cao, chứ không phái là người có ít nhu cầu thành đạt mới đủ nghị lực phấn đấu để cải thiện số phận mình" Nhu cầu thành đạt cũng là động lực đế dẫn tới các hành vi làm giàu, tìm tòi các thủ thuật kinh doanh để tạo ra lợi nhuận, là cơ sở để duy trì sự ham muốn kinh doanh, sự tận tâm, tận ỉực"và sáng tạo trong kinh doanh.

Bên cạnh lý do ham muốn kinh doanh, thì sự hưởng ứng chính sách của Nhà nước cũng là một lý do hết sức quan trọng, chiếm tỷ lệ tương đương (43,67%). Điều đó thể hiện tinh thần tự lực, tự cường, tham gia xây dựrm sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo hướng phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của các nhà doanh nghiệp tư nhân nước ta. Người xưa có câu "dân có giàu thì nước mới mạnh". Câu nói thích hợp với tư tưởng chủ đạo của các nhà doanh nghiệp tư nhân Việt Nam là: tham gia kinh doanh để làm giàu cho mình và cho đất nước, một mặt nâng cao đời sống cho gia đình mình, và mặt khác đóng góp của cải vật chất cho xã hội.

(!) Peter T., Waterman R. - Kinh nghiệm quản lý của các công ty tốt nhất nước Mỹ - Viện Kinh tế học, Hà Nội, 1989.

Cũns có không ít giám đốc cho biết họ bước vào con đường kinh doanh bởi cuộc sống thúc đẩy, tỷ lệ này khá cao: 38 ,67%, đặc biệt ở Hà Nội lên tới 6 0 % . Đối với các chủ doanh nghiệp ở Hà Nội, thì đáng lưu V là sự nhận thức về một cuộc sống đầy đủ, sung túc của họ khác với các địa phương khác. Người Hà Nội thường quan niệm một cuộc sống dư dật là phái có "của ăn, của để", nghĩa là ngoài nhu cầu chi tiêu cho sinh hoạt đời thườna, họ còn có nhu cầu tích trữ. làm giàu để lo cho thế hệ con cháu. Bởi vậy, trong số chủ doanh nghiệp mà chúng tôi điều tra ở thành phố Hồ Chí Minh, có không ít chủ doanh nghiệp là người miền Bắc, người Hà Nội di cư năm 1954 và sau 1975 và trong nhóm người này đã xuất hiện nhiều nhà kinh doanh có tầm cỡ lớn.

Môi trường xung quanh cũng gảy ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định khởi sự doanh nghiệp của cát? giám đốc. Có không ít chủ doanh nghiệp bát đầu doanh nghiệp bởi sự động viên, kích thích của bạn bè thân hữu. Cũng có không ít người trở thành chủ doanh nghiệp bởi Irào Lưu xã hội thôi thúc, quyết định bước vào con đường kinh doanh của họ có tính chất "thời thượng".

Xét trong mối tương quan với nguồn gốc xuất thân của chủ doanh nghiệp cho thấy sự khác nhau giữa lý do thành lập doanh nghiệp của giám đốc đã là cán bộ công nhân viên nhà nước và giám đốc chưa từng là cán bộ công nhân viên nhà nước như sau (Bảng 12):

Đơ n vị tính: %

\Q /cim đốc Đã là C B C N V N N Chưa từng là C B C N V N N L ý do H à Nội Tp H C M Chung H à Nội Tp H C M Chung

A 1 j 4 5 6 ! Thích nghề ì kinh doanh 29,00 18,50 22,00 17,00 24,00 21,67 1 Hưởng úng chính 23,00 26,50 25,33 10,00 22,50 18,33 sách Cuộc sống thúc 40,00 14,00 22,67 20,00 14,00 16,00 đẩy Bạn hè động 7,00 3,00 4,33 4,00 5,00 '•y "> n 3,-33 viên Lý do khác 4,00 3,00 , 3,33 2,00 1,50 1,67

Nguồn: Cuộc điổu tra năm 1992 của Viện NCQLKTTW

Các số liệu so sánh trên cho thấy phần lớn chủ doanh nghiệp trước đày đã từng là cán bộ công nhân viên nhà nước do hưởng ứng chính sách của Nhà nước mà thành lập doanh nghiệp (25,3%). Bên cạnh đó, "ham muốn kinh doanh" cũng là lý do khiến nhiều người đang làm trong khu vực Nhà nước sẵn sàng chuyên sang nghề kinh doanh ở khu vực tư nhân (22%) và tỷ lệ này đối với các giám đốc chưa từng là cán bộ công nhàn viên nhà nước chiếm con số tương đương (21,6 7%). Sự hiện thân của các chủ doanh nghiệp cho dù trước đây đã là cán bộ công nhàn viên nhà nước hoặc chưa từng làm việc cho khu vực Nhà nước cũng đủ chứng minh kinh doanh là một nghề hấp dẫn, khiến cho họ có thể theo đuổi trong bất kỳ hoàn cảnh nào, và bất chấp sự khác nhau về điểm xuất phát.

Trong 38,67% giám đốc trả lời bước vào lĩnh vực kinh doanh do cuộc sông thúc đẩy, có 22,67% trước đây đã từns là cán bộ công nhân viên nhà nước. Phải chăn® là thu nhập ở khu vực Nhà nước chưa đủ để đám bảo cuộc sống cho nhữns ông chủ mà trước đây đã từng là cán bộ công nhân viên nhà nước (kể cả nhữna người trước đây đang làm cho Nhà nước chuyển sang kinh doanh, và những người đã về hưu, hoặc về mất sức, rồi mới bước vào hoạt dộng kinh doanh đều được tính vào diện có thu nhập từ khu vực Nhà nước)? Và phải chăng khu vực Nhà nước chưa thoả mãn được nhu cầu của họ khôrm những về vật chất mà cả về yếu tố tâm lý đối với nghề nghiệp, đối với các mối quan hệ nghề nghiệp ?,... Chắc chấn sẽ còn nhiều nguyên nhàn khác khiến cho họ trở thành chủ doanh nghiệp, nhưng có thể nói vắn tắt theo lời một giám đốc được kháo sát trong cuộc điều tra mới đây : "Nghề kinh doanh có thể thoả măn được hai điều, hoặc ít nhất là một trong hai điều: vừa đủ nuôi sống tôi, vừa thoả mãn được đam mê của tôi"(1 Quả thực ai cũng có nhu cầu sống và làm việc theo sở thích của minh. Có những người mong muốn làm nghề ổn định trong trạng thái tĩnh. Nhưng lại có những người ưa thích những công việc sôi động, những nghề đòi hỏi phải mạo hiểm và chấp nhận rủi ro, trong đó có nghề kinh doanh. Tuy nhiên, kinh doanh vẫn là một nghề hứa hẹn nhiều triển vọng, có thê’ thay đổi sô phận cho những người có ham muốn theo đuổi nó, và mặt khác nó cũng đủ khả năng để giúp những người đang gặp khó khăn có thể đảm bảo cuộc sống và vươn lên làm giàu. So sánh lý do thành lập doanh nghiệp của giám đốc đã và chưa là cán bộ công nhân viên nhà nước xét theo địa bàn nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt giưã hai thành phố:

(1 ) B áo c á o p h ỏ n g v ấn c h u y ẽ n s âu từ c u ộ c đ i é u t ra n ă m 1995 c ủ a Vi ện N C Q L K T T W

- 0 Hà Nội, số giám đốc đã là cán bộ công nhàn viên trả lời thành lập doanh nghiệp do cuộc sống thúc đẩy chiếm tỷ lệ cao nhất so với các lv do khác (40%), trong khi đó tỷ lệ này đối với giám đốc chưa là cán bộ công nhân viên chỉ chiếm 2 0 % . Số giám đốc đã là cán bộ còng nhân viên trả lời do hưởng ứng chính sách của Nhà nước và do thích nghề kinh doanh cũng chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với tỷ lệ trả lời của các giám đốc chưa là cán bộ công nhân viên (xem bảng 12).

- Ở thành phố Hồ Chí Minh: tỷ lệ tra lời thành lập doanh nghiệp do hưởng ứng chính sách của Nhà nước chiếm con số cao nhất (49%), nghiêng về phía giám đốc đã là cán bộ công nhân viên (26,5%); tỷ lệ trả lời do thích nghề kinh doanh lại nghiêrm về phía giám đốc chưa là cán bộ công nhân viên(24%); Tỷ lệ trả lời do cuộc sống thúc đẩy ở hai nhóm giám đốc đã và chưa là cán bộ công nhân viên tương đương nhau (14%). Điều đó cho phốp nhận xét rằng các chủ doanh nghiệp ở Hà Nội trước đây đã từng là cán bộ công nhân viên nhà nước vừa do ham muốn kinh doanh, vừa do cuộc sống thúc đẩy dẫn đến quyết định thành lập doanh nghiệp nhiều hơn so với thành phố Hồ Chí Minh. Ở thành phố Hồ Chí Minh, số cán bộ công nhân viên ở khu vực Nhà nước nay trở thành chủ doanh nghiệp là do sự hưởng ứng chính sách của Nhà nước nhiều hơn.

Tuy nhiên, mỗi chủ doanh nghiệp, mỗi giám đốc doanh nghiệp không chỉ vì một nguyên nhân duy nhất mà bước chân vào con đường kinh doanh. Có những chủ doanh nghiệp trả lời nhiều hơn một trong các phương án nêu trên, nghĩa là họ thành lập doanh nghiệp không chỉ vì ham muốn kinh doanh, vì hưởng ứng chính sách, vì bạn bè động viên, vì tác động của môi trườns xung quanh, mà còn vì cuộc sống thúc đẩy, phải mưu cầu kiếm sống, vì không còn con đường nào khác để lựa chọn ...

4. Đ ẦU Tư VỐN CHO KINH DOANH

4.1. Mức Vốn đầu tư của giám đốc

Về mặt kinh tế học, vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp là nhân tố quan trọng quyết định quy mô và khả năng tăng trưởng của một doanh nghiệp Về mặt xã hội học, quy mô vốn đầu tư là một chỉ báo gián tiếp phản ánh một phần vai trò và vị trí của một thành phần kinh tế.

Các doanh nghiệp tư nhân ở nước ta hiên nay phần lớn là kinh doanh trên quy mô vừa và nhỏ. Do dó, mức vốn đầu tư của các doanh nghiệp đó không phải là cao. Theo điểu tra của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương năm 1992 (Bảng 13) cho thấy : sự đầu tư vốn cho kinh doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 13 : Vốn đẩu tư của giám đốc doanh nghiệp tư nhân

Đ ơ n v ị tín h : %

Vốn đầu tư (triệu đồng) Hà Nôi Tp Hồ Chí Minh Chung

Dưới 25 36,00 2,00 13,33 25 - dưới 50 19,00 3,50 8,67 50 - dưới 75 9,00 4,00 5,67 75 - dưới 100 6,00 7,50 7,00 100 - dưới 250 10,00 24,50 19,67 250 - dưới 500 5,00 21,00 15,67 500 - dưới 1000 6,00 15,50 12,33 1000 - dưới 5000 7,00 16,50 13,32 5000 - dưới 10.000 1,00 4,00 3,00 10.000 - dưới 20.000 1,00 0,50 0,67 Trên 20.000 - 1,00 0,67 Cộng 100,00 100,00 100,00

của các giám đốc doanh nghiệp tư nhàn ở thời điểm 1992 có chênh lệch đáng kể giữa Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Quy mô vốn đầu rư của các giám đốc thành phố Hồ Chí Minh lớn hơn so với Hà Nội. Ở Hà Nội, đa số giám đốc đầu tư vốn ở mức dưới 25triệu đổng (36%), sau đó đến mức 25 - dưới 50 triệu đồng (19%). Còn ở thành phố Hồ Chí Minh phần đông giám đốc đầu tư ở mức 100-dưới 250 triệu (24,5%), tiếp đó là mức đầu tư 250 - dưới 500 triệu 21%). Các mức đầu tư cao hơn vẫn tập trung vào các giám đốc ở thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt có tới 16,5% giám đốc đầu tư 1-5 tỷ đồng.

Nếu tính hình quân mức vốn đầu tư của giám đốc căn cứ vào các chỉ tiêu số trung bình và hệ số biên thiên, ta có kết quả } - Tính chung cho toàn bộ mẫu điều tra, mức vốn đầu tư trung bình của giám đốc là 1,1 tỷ đồng với hệ số biến thiên 248,47%. Mức vốn đầu tư trung bình của các giám đốc doanh nghiệp tư nhân ở Hà Nội là: 0,66 tỷ đồng với hệ số biến thiên 403,03%. Mức vốn đầu tư trung bình của các giảm đốc là ở thành phố Hồ Chí Minh: 1,38 tỷ với hệ số biến thiên 207,25%.

Qua kết quả trên ta có thể nhận xét rằng mức vốn đầu tư của giám đốc doanh nghiệp tư nhân khá cao, trên 1 tỷ đồng. Tuy nhiên cần chú ý rằng hệ sô biến thiên quá lớn thể hiện độ phân tán rất cao về vốn đầu tư của giám đốc, đặc biệt là ở Hà Nội. Điều này khiến cho số trung bình không phản ánh được chính xác quy mô vốn đầu tư bởi tỷ lệ giám đốc đầu tư vốn ở các mức quá cao hay quá thấp có tính chất đặc thù đã khiến cho chúng ta không thấy được mức trung bình mang tính phổ biến. Do đó, để xác định quy mô vốn đầu tư của giám đốc doanh nghiệp tư nhân một cách

chính xác hơn, chúng ta cần tham kháo thêm một đại lượng thống kê nữa là số trung vị (Median). Kết quả tính toán như sau11

- Tính chung cho toàn bộ mẫu điều tra, số truns vị là 216,9 triệu đồng. - Tính riêng cho mẫu điều tra ở Hà Nội, đại lượng này là 43,42 triệu đồng.

- Tính riêng cho mẫu điều tra ở thành phố Hồ Chí Minh, số trung vị là 351,19 triệu đồng.

Như vậy, nhìn chung mức vốn đầu tư của giám đốc doanh nghiệp tư nhân vào khoảng 200 triệu đồng thể hiện quy mô nhỏ và sự đầu tư vốn của siám đốc hai thành phô cỏ sự khác hiệt rõ rệt: mức vốn đầu tư của giám đốc ở thành phô Hồ Chí Minh cao hơn hản so với Hà Nội.

Kết quả khảo sát năm 1992 cũng cho thấy sự đầu tư vốn vào kinh doanh của giám đốc ở hai thành phố có những đặc trưng khác nhau:

- Ở Hà Nội có 68% chủ doanh nghiệp có mức vốn đầu tư dưới 100 triệu là vốn tự có; trong khi đó ở thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ này là 2 1 % .

- Ở thành phố Hồ Chí Minh, nếu tỷ lệ chủ doanh nghiệp có vốn đầu tư từ 101-500 triệu là vốn tự có là 4 7,5%, thì ở Hà Nội chỉ có 18 % .

Đặc biệt, ở thành phố Hồ Chí Minh có 17 % chủ doanh nghiệp có mức vốn đầu tư trên 1 tỷ đồng là vốn vốn tự có; ở Hà Nội tỷ lệ này ià 8 %. Tuy rằng con số này không lớn, nhưng nó cũng cho thấy tiềm lực vốn của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp tư nhân nước ta đang được khai thác. Sự mạnh dạn đầu tư vốn của các giám đốc cho hoạt động kinh doanh góp phần nâng cao tổng sản phẩm xã hội đã chứng tỏ vai trò to lớn của họ trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Sự đóng góp đố đang khẳng định vị thế của họ trong xã hội.

Phần lớn những chù doanh nghiệp có mức vốn đầu tư trôn 500 triệu đồng là vốn đi vay. Việc huv động vốn của họ được thực hiện từ nhiều nguồn khác nhaụ, nhưniỉ nguồn vốn vay từ Ngân hàng rất ít: có tới 9 2%

Một phần của tài liệu Vài nét chân dung xã hội của giám đốc doanh nghiệp tư nhân ở nước ta hiện nay (Trang 36)