các nhà doanh nghiệp tư nhân. Có không ít giám đốc cho biết một trong những nguyên nhàn cơ bản khiến họ quyết định thành lập doanh nghiệp là do hưởng ứng chính sách đổi mới của Nhà nước : Tỷ lệ này ở Hà Nội là 3 3 % , ở Thành phố Hồ Chí Minh là 4 9 %.
- Nhờ có chính sách đổi mới mà các doanh nghiệp tư nhàn có điều kiện để phát triển hơn trước. Kết quả của chính sách đổi mới đã khuyến khích thành lập nhiều doanh nghiệp tư nhân mà trước đây còn hạn chế trong phạm vi sản xuất hộ gia đình : có 3 4 % doanh nghiệp ở Hà Nội và 26 ,5 % ở thành phố Hồ Chí Minh hình thành từ kinh tế hộ gia đình ; Số doanh nghiệp được thành lạp mới cũng chiếm tỉ lệ khá : 56 % ở Hà Nội và
46% ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Chính sách đổi mới đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân nàng cao vai trò xã hội của minh, khảng định vị trí của đội ngũ các nhà doanh nghiệp tư nhân trong công cuộc đổi mới, phát triển đất nước. Các doanh nshiệp tư nhân đã khai thác, tận dụng một lượng đáng kể nguồn lao động trong xã hội, đặc biệt nhiều doanh nghiệp tư nhân đã thu hút, tạo việc làm cho một bộ phận lao động thuộc khu vực kinh tế quốc doanh chuyển sang : trên 50 % doanh nghiệp có các lao động trước kia đã là công nhân viên nhà nước.
- Chính sách đổi mới đã có ảnh hưởng nhất định đến quan niệm của mọi người trong xã hội về khu vực kinh tế tư nhàn, đã tạo nên một tâm lý chung ủng hộ doanh nghiệp tư nhân qua bảng số liệu sau (xem Bảng 22).
Bảng 22 : c ả m nghĩ của giám đốc về sự ủng hộ đối với doanh nghiệp Đ ơ n vị tính : % Có ủng hộ Không ủng hộ Không cố ý kiến
Dư luận xã hội 84,00 2,33 13,67
Các cấp chính quvền 74,33 3,67 22,00
Lao động trong doanh nghiệp 93,00 1,00 6,00
Tính chung 83,78 2,33 13,89
Nguồn : Cuộc điều tra năm 1992 củaViện N C Q LK TTW
Như vậy theo cảm nhận của giám đốc thì đại bộ phận mọi người trong xã hội đều ủng hộ sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn còn mội hộ phận nhỏ giám đốc có cảm nhận rằng doanh nghiệp không được ủng hộ, tỷ lệ này tập trung nhiều hơn ở nhóm các cấp chính quyền.
Bảng số liệu trên cũng cho thấy sự ủng hộ của chình quyền đối với doanh nghiệp được đánh giá thấp hơn so với các nhóm khác, và số giám đốc không có ý kiến về thái độ ủng hộ của các cấp chính quyền chiếm tỷ lệ cao hơn so với các nhóm khác. Phải chăng các giám đốc còn e ngại chưa bộc bạch hết suy nghĩ của minh ? Và nếu vậy thì phải chăng sự hưởng ứng chính sách đổi mới khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân của chính quyền thông qua sự ủng hộ đối với doanh nghiệp chưa thật sự tích cực ?
Cảm nhận của giám đốc về sự không ủng hô của dư luận xã hội (2,33%) và lao động trong doanh nghiệp ( 1 % ) đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp tuy chiếm tỷ lệ thấp hơn so với sự không ủng hộ
của các cấp chính quyền (3,67%) nhưnơ nó phản ánh hai khía cạnh xã hội đáng quan tâm : Thứ nhất, bản thàn những người này chưa có tâm lý thuận lợi, ủng hộ doanh nghiệp tư nhân phát triển mà nguyên nhân chủ yếu là do tâm lý lo ngại tư'nhân làm giàu quá nhanh. Thứ hai, liệu vai trò xã hôi của các doanh nghiệp tư nhân đã được phát huy thật tốt chưa ? Điều đó liên quan đến các chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước bởi quá trinh hoạt động của doanh nghiệp luôn phải chịu sự tác động của chính sách này.
Về các chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân, các giám đốc có ý kiến như sau :
Bảng 23 : Ý kiến của giám đốc vê các chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước.
Đ ơ n vị tính : %
H à Nội T P H ồ Chí Minh Chung
Rất tốt 18,00 18,50 18,33
Tốt 67,00 71,00 69,67
Không có tác động 4,00 2,00 3,00
Khônơ có ý kiến 11,00 8,50 9,00
Cộng 100,00 100,00 100,00
Nguồn : Cuộc điểu tra năm 1992 của Viện N CQ LK TTW .
Nhìn chung, đại đa số giám đốc cho rằng các chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước được áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới đã có tác động tích cực, thể hiện qua một tỉ lệ lớn giám đốc có đánh giá tích cực (88%). Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nhỏ giám đốc trả lời trung tính, hoặc e ngại không bộc lộ cảm nghĩ của mình, tỷ lệ này ở Hà Nội cao hơn so với Thành phố Hồ Chí Minh (xem Bảng).
-ỉ
1
Nghiên cứu sâu hơn về hạn chế của các chính sách quản lý vĩ mô, kết
quả diều tra thăm dò ý kiến giám đốc (năm 1992 của Viện nghiên cứu
quản lý kinh tế trung ương) cho biết : có một bộ phận nhỏ giám đốc đã
mạnh dạn bày tỏ cảm nghĩ của mình rằng một trong những nuuyôn nhân khiến họ chưa tận dung hết năng lực sản xuất của doanh nghiệp là do chưa thực sự tin tưởng vào các chính sách của Nhà nước - tỷ lệ này ở Hà Nội là
10%, ở Thành phố Hồ Chí Minh là 3,5%.
Kết quả điều tra năm 1995 của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ươns về vấn đề này cũng cho biết có khổng ít giám đốc cho rằng các chính sách quán lý vĩ mô của Nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhàn hiện nay chưa phù hợp, chưa khuyến khích các doanh nghiệp phát triển. Đó cũng là một trong những khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh của giám đốc. Ta hãy tham khảo những số liệu sau đây (Bảng 24) :
Bảng 24. Nguyên nhân gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp.
Đ ơ n vị tính : % H à Nội T P H ồ Chí Minh Chung Thiếu vạt tư 11,70 4,04 8,89 Thiếu vốn 71,93 33,33 57,78
Th ị trường trong nước 34,50 2 1,2 1 29,62
Thị trường nước ngoài 25,73 9,09 19,62
G iá thành cao 5,26 32,32 15,19 Năng lực hạn chế 19,88 27,27 22,59 Chính sách chưa phù hợp, chưa khuyến khích 54,97 32,32 46,67 Nguyên nhàn khác 18,71 10,00 15,56
Báng số liệu trèn cho thấy : Sau nguyên nhân nổi trội do thiêu vốn (57,78%) trong rất nhiều nguyên nhân gày khó khăn cho hoạt động của doanh nshiệp, thì nguyên nhân do chính sách chưa phù hợp, chưa khuyến khích doanh nghiệp hoạt động chiếm tỷ lệ cao thứ hai 46,67%. Tỷ lệ này ở Hà Nội lớn hơn so với Thành phố Hồ Chí Minh (xem bảng). Đây là vấn đề quan trọng, ánh hưởng trực tiếp đến môi trường kinh doanh của giám đốc. Rõ ràng là một chính sách chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu thực tế sẽ khiến cho chủ thể hoạt động gặp bất lợi. Trong trường hợp này, người chịu thiệt thòi hơn cả là giám đốc doanh nghiệp.
Theo háo cáo phỏng vấn chuyên sâu từ cuộc điều tra năm 1995 cho biết có nhiều giám đốc phàn nàn rằng trong việc áp dụng các chính sách của Nhà nước vẫn có sư phàn biệt đôi xử giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp Nhà nước. Điều đó gây nên hạn chế về mặt tâm lý đối với giám đốc, không thúc đẩy, khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân phát triển.
So sánh hiệu quả của các chính sách quản lý vĩ mô đối với doanh nghiệp giữa hai thời điểm 1992 và 1995 cho thấy : Nếu như năm 1992 đại đa sô giám đốc đánh giá hiệu quả của các chính sách là tích cực, chỉ có một tỷ lệ nhỏ giám đốc chưa thật sự tin tưởng vào chính sách ; thì năm 1995 lại có không ít giám đốc phát biểu rằng các chính sách của Nhà nước áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhàn chưa phù hợp, chưa khuyến khích doanh nghiệp phát triển. Có thể nói rằng quá trình hoạt động của doanh nghiệp liên tục phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, do đó các chính sách của Nhà nước đã không ngừng điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong một chừng mực nào đó thì chính sách vẫn không theo kịp được yêu cầu của
thực tế, còn có khodng cách giữa chính sách kinh tế vĩ mô của Nhủ nước với hoạt động vi mô của doanh nghiệp.
7.2. Ý kiến của giám đốc đối với một sô chính sách cụ thể 7.2.1. Về cơ chế Quản lý doanh nghiệp
Theo ý kiến của các giám đốc thì nhìn chung chức năng quản lý của các cơ quan Nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân đã phát huy được tác dụng nhất định. Tuv nhiên, trong quá trình thưc hiện vẫn còn có những tồn tại, hạn chế đáng lưu tâm. Ta hãy xem xét kết quả điều tra sau (Bảng 25):
Bảng 25. Ý kiến của giám đốc vể quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp.
Đơn vị tính : % Đồng ý Không đồng ý Không có V kiến - Quản lý rất chặt chẽ