Kiến nghị với khách hàng

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh toán quốc tế thông qua tín dụng chứng từ tại NHTM CP Á Châu chi nhánh Thăng Long (Trang 57)

- Nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thương và TTQT

Công tác này cần được phổ biến đến tất cả các cán bộ thực hiện nhiệm vụ và cho cả ban lãnh đạo. Bên cạnh đó, cũng cần chú trọng đào tạo về ngoại ngữ, luật pháp và thông lệ quốc tế, nắm vững nội dung và hiểu rõ bản chất của UCP và các văn bản liên quan…Cần phải tìm hiểu kỹ càng các hợp đồng cũ cũng như những thiếu sót mà doanh nghiệp đã gặp phải trong quá khứ từ đó rút kinh nghiệm cho hoạt động kinh doanh sau này.

- Nắm bắt thông tin đầy đủ và chính xác về bạn hàng nước ngoài

Vì các thông tin về bạn hàng là điều kiện thiết yếu để có thể ra quyết định có thiết lập mối quan hệ mua bán hay không và có những biện pháp phòng ngừa rủi ro cho hợp lý, do đó bộ phận tìm hiểu đối tác của doanh nghiệp cần thiết hết sức được

chú trọng.

- Tận dụng sự tư vấn của ngân hàng phục vụ mình

Vì thanh toán TDCT có ưu điểm nổi bật nhất là cực kỳ an toàn cho các bên tham gia nên kéo theo nó là những quy định rất chặt chẽ trong việc thực hiện các điều khoản đã quy định trong L/C. Nhưng không phải lúc nào việc lập chứng từ hay kiểm tra sự phù hợp của bộ chứng từ cũng đều dễ dàng, do đó công tác thực hiện thanh toán trở lên khó khăn hơn. Các ngân hàng là người họat động trong lĩnh vực này lâu năm nên có chuyên môn cao và có rất nhiều kinh nghiệm, nếu có được sự tư vấn của ngân hàng thì doanh nghiệp nên chú ý và tìm hiểu rõ những gợi ý đó. Việc tư vấn của ngân hàng cũng phụ thuộc rất nhiều vào những thông tin chi tiết về tình hình của chính doanh nghiệp và của bạn hàng mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng, do đó cần đưa ra những thông tin xác thực để nếu có tranh chấp xảy ra thì ngân hàng có thể giúp mình hạn chế đến mức tối đa những thiệt hại. Tóm lại ngân hàng luôn làm việc vì lợi ích hợp pháp, hợp lệ của doanh nghiệp dù cho khách hàng có sử dụng phương thức thanh toán TDCT hay bất kỳ loại sản phẩm dịch vụ nào đi chăng nữa.

KẾT LUẬN

trọng trong hoạt động ngoại thương cũng như đối với sự phát triển của các NHTM. TTQT là cầu nối giữa các quốc gia trong quan hệ kinh tế đối ngoại. Chúng ta không ngừng nâng cao chất lượng các hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng để góp phần giải quyết khâu quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu, làm cho nó trở lên ngày càng dễ dàng, nhanh chóng, tiện lợi hơn, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.Do đó, cùng với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế, ngành Ngân hàng đang đứng trước những thách thức mới như đổi mới hoạt động, phát triển các dịch vụ ngân hàng bên cạnh nghiệp vụ tín dụng truyền thống, theo hướng phát triển của một ngân hàng hiện đại. Cùng với sự mở rộng và phát triển của kinh tế đối ngoại, hoạt động TTQT nói chung và hoạt động thanh toán TDCT nói riêng đã phát huy được vai trò của mình không chỉ đối với hệ thống Ngân hàng Thương mại, các doanh nghiệp XNK mà còn góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước, nâng cao hình ảnh của Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuy vậy phương thức này vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại, gây nhiều rủi ro, đe doạ tới sự an toàn trong kinh doanh của các doanh nghiệp XNK cũng như của Ngân hàng.

Vận dụng lý luận vào thực tiễn, đồng thời tham khảo các tài liệu, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp đối với Ngân hàng Thương mại Việt Nam cùng một số kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước, kiến nghị của khách hàng. Mong rằng với các giải pháp được đề cập trong khóa luận này cũng với sự năng động, sáng tạo trong kinh doanh, các Ngân hàng Thương mại Việt Nam sẽ sớm giải quyết được những tồn tại, khắc phục được khó khăn để nâng cao chất lượng phát hoạt động thanh toán TDCT, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh toán quốc tế thông qua tín dụng chứng từ tại NHTM CP Á Châu chi nhánh Thăng Long (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w