Mất cân đối giữa L/C nhập và L/C xuất:

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh toán quốc tế thông qua tín dụng chứng từ tại NHTM CP Á Châu chi nhánh Thăng Long (Trang 41)

a. Đối với Sở giao dịch NHNo%PTNT Việt Nam:

Nhìn vào biểu đồ sau ta có thể thấy rõ sự mất cân đối trong thanh toán L/C nhập khẩu và L/C xuất khẩu:

Biểu đồ 2.5: Doanh số thanh toán L/C nhập và L/C xuất

Đơn vị: 1000Đ

( Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam từ năm 2008 đến 2010)

Khách hàng của SGD chủ yếu là các doanh nghiệp nhập khẩu, còn doanh nghiệp xuất khẩu chiếm tỷ lệ không đáng kể, do đó việc doanh số thanh toán L/C nhập khẩu lớn hơn nhiều so với thanh toán L/C xuất khẩu cũng là điều tất yếu. Trong 3 năm từ 2006 đến 2008 gần như không thể nhìn thấy cột biểu diễn thanh toán L/C xuất bên cạnh cột biểu diễn thanh toán L/C nhập khẩu, chỉ đến năm 2009 và 2010 thì mới thấy tình hình khả quan hơn, nhưng thực chất so về tỷ lệ thì vẫn chênh lệch nhau quá lớn. Nguyên nhân chính là do tình trạng nhập siêu của nền kinh tế nước ta. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng về nguồn vốn ngoại tệ dành cho TTQT, mất cân đối về nguồn ngoại tệ, việc cân đối ngoại tệ phục vụ nhu cầu thanh toán hàng nhập khẩu gặp nhiều khó khăn.

Trong tổng doanh số L/C thì doanh số L/C nhập luôn chiếm tỷ lệ rất cao. Cụ thể, tỷ trọng L/C nhập qua các năm từ 2007 đến 2010 lần lượt là 99,2%; 99,28%; 99,17%; 93,11% và 82,3%, phần còn lại là doanh số L/C xảy ra với L/C hàng nhập, đặc biệt là L/C trả chậm. Vì thế ACB Thăng Long cần tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này để đưa ra giải pháp nhằm làm doanh số L/C nhập và xuất cân bằng hơn, để tránh rủi ro.

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh toán quốc tế thông qua tín dụng chứng từ tại NHTM CP Á Châu chi nhánh Thăng Long (Trang 41)