Thực tế hiện nay các văn bản pháp luật chưa đồng bộ, các văn bản điều chỉnh thanh toán TDCT của Việt Nam cũng chưa có nên khi sử dụng phương thức thanh toán TDCT các ngân hàng, doanh nghiệp găp nhiều khó khăn, nhiều rủi ro mặc dù đã sử dụng nhiều biện pháp để tự bảo vệ mình.Vì hoạt động TTQT liên quan đến cả các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài nên để tránh những rủi ro và hiểu lầm xảy ra làm tổn hại đến nền kinh tế và tránh những xung đột làm ảnh hưởng đến quan hệ hữu hảo giữa các nước tham gia thì chúng ta cần có những văn bản pháp luật quy định cụ thể, các văn bản hướng dẫn đầy đủ, chi tiết, một cách rõ ràng về mọi mặt của quan hệ kinh tế quốc tế.Chính phủ nên sớm ban hành một số văn bản pháp quy điều chỉnh hoạt động TTQT phù hợp với thông lệ quốc tế và đặc điểm của Việt Nam.Các NHTM Việt Nam khi tham gia vào thanh toán theo phương thức TDCT hoàn toàn chỉ căn cứ vào văn bản có tính chất tùy ý là UCP 600 do ICC ban hành. Trong khi đó các nước khác đã có văn bản cụ thể về nghiệp vụ này phù hợp với điều kiện riêng của từng nước. Chính điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng thanh toán TDCT của các chủ thể phía Việt Nam, đặc biệt khi có tranh chấp xảy ra phía Việt Nam luôn tỏ ra lúng túng trong việc kiện tụng và xử lý kiện tụng.
Do vậy việc tạo hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động TTQT là rất cần thiết và cần có sự quan tâm, tham gia điều chỉnh của nhiều bộ ngành như NHNN, Bộ công thương, Tổng cục hải quan, phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam… để tránh xung đột về thông lệ quốc tế từ đó tạo lập nguồn tài chính tích lũy nội bộ và các nguồn tài trợ quốc tế, đồng thời tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán
TDCT ngày càng hoàn thiện.