THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TDCT TẠI SỞ GIAO DỊCH NHNo&PTNT VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh toán quốc tế thông qua tín dụng chứng từ tại NHTM CP Á Châu chi nhánh Thăng Long (Trang 32)

DỊCH NHNo&PTNT VIỆT NAM

2.2.1.Khái quát hoạt động thanh toán quốc tế

Bảng 2.7: Kết quả hoạt động TTQT của Sở giao dịch NHNNo&PTNT Việt Nam 2006-2010

Đơn vị: Triệu USD

CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2009 2010

DS T/toán NK 180 188 470,5 493,4 630,82

DS T/toán XK 11,4 14,5 37 73,92 195,23

DS T/toán XNK 191,4 202,5 507,5 567,3 826,05

( Nguồn : Báo cáo kinh doanh ngoại tệ và TTQT của SGD năm 2006 – 2010)

Như đã trình bày ở những phần trên, vai trò của hoạt động TTQT là không thể phủ nhận, nó có đóng góp đáng kể để tăng thu dịch vụ, đa dạng hóa các nghiệp vụ ngân hàng, gắn bó chặt chẽ và chia sẻ rủi ro cho những hoạt động khác. Nhất là trong thời kỳ hội nhập như hiện nay thì hoạt động này càng được quan tâm nhiều hơn nữa. Cùng với sự chỉ đạo sát sao và quan tâm quản lý của các cấp lãnh đạo,

phòng kinh doanh ngoại tệ và TTQT đã luôn luôn cố gắng nỗ lực để có thể đem về doanh thu cao nhất. Trong những năm 2006 – 2010 là giai đoạn SGD thực hiện đề án phát triển hoạt động ngoại tệ, phòng kinh doanh ngoại tệ và TTQT đã nghiêm túc xây dựng đề án hoạt động cụ thể, từ đó thu được những kết quả bám sát mục tiêu đã đặt ra, góp phần nâng cao thu nhập dịch vụ và vị thế cạnh tranh của SGD trong thời kỳ mở cửa, kết quả cụ thể như sau:

Doanh số thanh toán XNK năm 2006 mới chỉ là 191,4 triệu USD, năm 2007 lên đến 202,5 triệu USD ( tăng 5,8%), tốc độ gia tăng còn quá hạn chế. Nhưng sang năm 2008 thì đã có bước nhảy vọt khi doanh số thanh toán XNK đạt 507,53 triệu USD ( tăng 150,6%), trong đó thanh toán hàng nhập đạt 470,53 triệu USD, tăng 150% so với năm 2007, vượt kế hoạch đề ra là 97%, thanh toán hàng xuất đạt 37 triệu USD, tăng 155% so với 2007 và vượt kế hoạch là 18,4%. Có được kết quả này là do các điều kiện hoạt động về ngoại tệ và TTQT có nhiều thuận lợi cả về môi trường kinh tế và cơ chế chính sách. Cụ thể là kim ngạch nhập khẩu đạt 12,3 tỷ USD, tăng 17,8% so với năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu đạt 3,6 tỷ USD, tăng 24,3% so với năm 2007. Bên cạnh đó, thủ đô Hà Nội còn tổ chức hàng loạt các hoạt động đối ngoại lớn thu hút sự quan tâm của các hội nghị về hợp tác kinh tế quốc tế, mở rộng hợp tác và đầu tư, trở thành đơn vị đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, việc Pháp lệnh ngoại hối đi vào thực tiễn cũng là nhân tố quan trọng giúp cho hành lang pháp lý của hoạt động TTQT trở nên rõ ràng, thông thoáng hơn. Đến năm 2009 doanh số thanh toán XNK vẫn tăng nhưng không đạt được tốc độ cao như năm trước, chỉ đưa doanh số lên đến mức 567,32 triệu USD, tức là tăng 11,8% so với năm 2008. Sang năm 2010 thì tình hình chỉ nhích lên được một chút, tốc độ tăng đạt 45,6% so với năm 2009, doanh số thanh toán lúc này là 826,05 triệu USD.

Về tổng phí dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu, năm 2006 mới chỉ thu được 3 tỷ VND nhưng đến năm 2010 con số này đã là 18,2 tỷ VND, tăng gấp 5,1 lần ( trong đó thu từ dịch vụ TTQT là 8,37 tỷ VND, lãi từ kinh doanh ngoại tệ là 9,83 tỷ VND)

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh toán quốc tế thông qua tín dụng chứng từ tại NHTM CP Á Châu chi nhánh Thăng Long (Trang 32)