6. Kết quả luận văn
1.8 Tiêu chí đánh giá năng lực của nhà thầu
1.8.1 Nguồn nhân lực
Đối với doanh nghiệp, nguồn nhân lực luôn là yếu tố quyết định thành công hay thất bại của doanh nghiệp đó. Ảnh hưởng của ngồn nhân lực trong tổ chức xây dựng thể hiện một cách trực tiếp thông qua việc bố trí nhân lực tại hiện trường, năng lực và kinh nghiệm của cán bộ chủ chốt dự kiến cho việc quản lý và thực hiện hợp đồng cũng như chất lượng và sự phù hợp về cơ cấu ngành nghề của đội ngũ công nhân thi công công trình sẽ quyết định đến chất lượng và tiến độ thi
công công trình. Đó là lý do tại sao bên mời thầu cũng rất chú ý tới tiêu chí này khi xét thầu.
Bên cạnh đó đối với một doanh nghiệp xây dựng, năng lực và sự nhanh nhạy của các quản trị viên và chiến lược đấu thầu mà cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp theo đuổi quyết định phần lớn khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp nói riêng, chất lượng công tác dự thầu nói chung.
1.8.2 Năng lực về máy móc, thiết bị thi công
Thiết bị thi công là yếu tố quan trọng đối với việc thi công các công trình xây dựng. Thiết bị thi công không những ảnh hưởng đến chiến lược đấu thầu về mặt giá thành xây dựng mà còn ảnh hưởng đến năng lực uy tín của nhà thầu cũng như ảnh hưởng đến kỹ thuật, công nghệ, phương án thi công.
Năng lực về máy móc, thiết bị thi công sẽ được các nhà thầu giới thiệu trong hồ sơ dự thầu, nó chứng minh cho bên mời thầu biết được khả năng huy động nguồn lực về máy móc thiết bị thi công đảm bảo thi công công trình đáp ứng nhu cầu của chủ đầu tư. Khi đánh giá bên mời thầu sẽ tập trung vào những nội dung sau:
- Nguồn lực về máy móc thiết bị thi công của tổ chức xây dựng thể hiện thông qua tổng giá trị các tài sản là máy móc thiết bị và xe máy thi công hiện có của tổ chức xây dựng đó về số lượng chủng loại của máy móc thiết bị. Nếu nguồn lực này không bảo đảm tổ chức xây dựng phải đi thuê phục vụ cho thi công sẽ ảnh hưởng đến khả năng tranh thầu.
- Trình độ hiện đại của công nghệ sản xuất, tức là máy móc thiết bị công nghệ của tổ chức xây dựng sử dụng có hiện đại so với trình độ công nghệ hiện tại trong ngành xây dựng hay không. Trình độ hiện đại của công nghệ được thể hiện qua các thông số kỹ thuật về đặc tính sử dụng, công suất và phương pháp sản xuất của công nghệ hoặc có thể đánh giá thông qua thông số về năm sản xuất, nước sản xuất và giá trị còn lại của máy móc thiết bị
- Mức độ hợp lý của thiết bị xe máy và công nghệ hiện có, tức là tính đồng bộ trong sử dụng máy móc thi công và công nghệ, sự phù hợp trong điều kiện sử dụng
đặc thù về địa lý, khí hậu, điạ chất, nguyên vật liệu... sự phù hợp giữa giá cả và chất lượng của sản phẩm do công nghệ sản xuất ra.
1.8.3 Kinh nghiệm của nhà thầu trong việc thi công các công trình xây dựng
Nhân tố này có tác động không nhỏ tới kết quả đánh giá chung của bên mời thầu đối với nhà thầu. Đối với những công trình có quy mô lớn yêu cầu kỹ thuật phức tạp thì đây là nhân tố khá quan trọng và sẽ chiếm một tỷ lệ khá cao trong điểm đánh giá nhà thầu của bên mời thầu.
1.8.4 Năng lực tài chính
Một đặc trưng của ngành xây lắp là cần một khối lượng vốn rất lớn và vốn bị đọng rất lâu ở các công trình, hay nói cách khác vòng quay của vốn rất chậm. Đặc điểm này dẫn đến thực tế là các Công ty xây dựng phải có nguồn vốn đủ lớn để trang trải chi phí thi công trong thời gian dài trước khi công trình hoàn thành bàn giao cho bên chủ công trình. Do vậy, năng lực tài chính cũng là một yếu tố quyết định lợi thế của nhà thầu khi tham gia tranh thầu. Năng lực tài chính được bên mời thầu xem xét ở các khía cạnh sau:
- Doanh thu, lợi nhuận trước và sau thuế.
- Vốn lưu động trong vòng 3 đến 5 năm gần đây.
Trong vốn lưu động, khả năng huy động vốn ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp là chỉ tiêu hết sức quan trọng, bởi vì nguồn vốn đáp ứng nhu cầu trong bảo lãnh thực hiện hợp đồng và ứng vốn chủ yếu là vốn vay. Vì vậy, khả năng vay vốn dễ hay khó có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đồng thời việc làm rõ nguồn vốn huy động để thực hiện hợp đồng là một nội dung quan trọng mà doanh nghiệp phải trình bày để chủ đầu tư xem xét đánh giá.
1.8.5 Kỹ thuật, chất lượng, tiến độ công trình
- Yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng: Đòi hỏi nhà thầu dự thầu phải đưa ra các giải pháp và biện pháp thi công, sử dụng máy móc, thiết bị với tính hợp lý và khả thi (được nêu cụ thể trong hồ sơ mời thầu). Trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật,
chất lượng của công trình. Đưa ra sơ đồ tổ chức hiện trường, bố trí nhân lực, các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường hợp lý.
- Tiến độ thi công là thời gian cần thiết để nhà thầu thi công hoàn thành công trình. Tiến độ thi công phải được bố trí một cách tuần tự khoa học nhằm sử dụng tối đa nguồn lực sẵn có của nhà thầu và mang tính khả thi cao. Tiến độ thi công được quy định cụ thể trong hồ sơ mời thầu. Nhà thầu cần có sự nghiên cứu địa bàn thi công, mặt bằng thi công, nguồn gốc vật liệu…qua đó bố trí thi công các hạng mục, các phần việc hợp lý nhằm đưa ra được tổng thời gian thi công công trình ngắn nhất.
1.8.6 Giá dự thầu
Giá dự thầu có vai trò quan trọng nhất trong việc quyết định nhà thầu trúng thầu hay không và ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Các nhà thầu khi xây dựng giá bỏ thầu đều dựa trên cơ sở của định mức dự toán, đơn giá cá máy, giá vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí khác. Nếu tất cả các nhà thầu đều tính đúng, tính đủ theo chế độ quy định thì sẽ có giá dự thầu giống nhau (có sai khác phần nào là do phương pháp kỹ năng tính toán) và điều này sẽ làm mất đi tính cạnh tranh trong đấu thầu. Vấn đề đặt ra là nhà thầu phải định ra được giá dự thầu thấp hơn, đây chính là khả năng cạnh tranh về giá của các nhà thầu.
Kết luận chương 1
Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu tham khảo và tổng kết thực tiễn, Luận văn đã tổng kết và khái quát hóa các nội dung cơ bản như sau: đấu thầu, các vấn đề cơ bản liên quan đến đấu thầu, các nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá đến năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của doanh nghiệp…
Những nội dung trên là tiền đề dùng để tiến hành phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của Công ty Xây lắp & Vật tư xây dựng I - Bộ NN & PTNT trong Chương II và là cơ sở để đề xuất giải pháp trong Chương III.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY XÂY LẮP & VẬT TƯ XÂY DỰNG I - BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN TRONG GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
2.1 Giới thiệu về Công ty Xây lắp & Vật tư xây dựng I - Bộ NN & PTNT 2.1.1 Sơ bộ về sự hình thành và phát triển, chức năng và nhiệm vụ của 2.1.1 Sơ bộ về sự hình thành và phát triển, chức năng và nhiệm vụ của Công ty
Công ty Xây lắp & Vật tư xây dựng I - Bộ NN & PTNT là Công ty trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng và Phát triển nông thôn - Bộ NN & PTNT được thành lập từ năm 1996, với chức năng nhiệm vụ nhận thầu thi công xây lắp các công trình thủy lợi, xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông và cung ứng vật tư xây lắp.
Công ty Xây lắp & Vật tư xây dựng I - Bộ NN & PTNT có trụ sở chính tại địa chỉ 68 đường Trường Chinh, phường Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội; có các chi nhánh, văn phòng đại diện tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Năm 1996 Công ty được thành lập, từ khi thành lập đến nay, quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng của Công ty Xây lắp & Vật tư xây dựng I - Bộ NN & PTNT luôn phát huy những tiềm năng sẵn có, đồng thời tích cực đầu tư thiết bị máy móc hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến. Kết hợp đào tạo công nhân lành nghề, đáp ứng được các yêu cầu kỹ, mỹ thuật của các công trình cao cấp trong nước.
Các công trình do Công ty tham gia thi công luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng về kỹ mỹ thuật, được Chủ đầu tư đánh giá cao và khen ngợi.
Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của Công ty: - Phá dỡ, chuẩn bị mặt bằng;
- Xây dựng các công trình công nghiệp; - Xây dựng các công trình dân dụng; - Xây dựng các công trình giao thông; - Xây dựng các công trình thủy lợi;
- Xây lắp hệ thống xử lý nước sạch, nước thải công nghiệp và dân dụng;
- Đầu tư các dự án khu công nghiệp, khu biệt thự cao cấp, khu vui chơi giải trí theo quy hoạch nhà nước;
- Kinh doanh bất động sản; - Sản xuất vật liệu xây dựng.
Trong những năm gần đây, Công ty hoạt động thi công chủ yếucác công trình thủy lợi, công trình dân dụng, xây lắp hệ thống xử lý nước sạch, nước thải công nghiệp và dân dụng, đầu tư các dự án khu công nghiệp, khu biệt thự cao cấp, khu vui chơi giải trí. Đến nay công ty đã có 17 năm kinh nghiệm. Với đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và các tổ công nhân chuyên ngành có kinh nghiệm, hệ thống thiết bị máy móc đồng bộ, hiện đại. Hiện nay, Công ty đã thi công nhiều công trình dân dụng… có quy mô phức tạp trên địa bàn cả nước.
Với bề dày kinh nghiệm và năng lực dồi dào của mình, Công ty Xây lắp & Vật tư xây dựng I - Bộ NN & PTNT tin tưởng hoàn toàn có thể đáp ứng những yêu cầu trong lĩnh vực thi công xây dựng hiện nay.
2.1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty
BAN GIÁM ĐỐC P. KT - THI CÔNG CÁC ĐỘI THI CÔNG P. KẾ HOẠCH - ĐẦU TƯ P.TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN P.TỔ CHỨC NHÂN SỰ CÁC ĐỘI THI CÔNG CÁC ĐỘI THI CÔNG CÁC ĐỘI THI CÔNG 41
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban
Công ty Công ty Xây lắp & Vật tư xây dựng I - Bộ NN & PTNT gồm Ban Giám đốc và các phòng ban chức năng có nhiệm vụ quản lý chung.
Ban Giám đốc chỉ định Chỉ huy trưởng công trình. Chỉ huy trưởng công trình điều hành mọi hoạt động sản xuất trên công trường và xử lý các việc xảy ra. Giúp việc cho Chỉ huy trưởng công trình là các phòng ban: phòng Kỹ thuật - Thi công, phòng Kế hoạch - Đầu tư, phòng Tài chính - Kế toán, phòng Tổ chức nhân sự.
a. Ban Giám đốc
- Ban Giám đốc của Công ty bao gồm 03 (ba người): 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc. Giám đốc điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Các Phó Giám đốc giúp việc Giám đốc trong từng lĩnh vực cụ thể và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các nội dung công việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc được Giám đốc ủy quyền theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công ty.
- Ban Giám đốc chịu trách nhiệm trước Công ty trong việc thực hiện dự án bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả công trình. Trực tiếp phối hợp điều hành và giải quyết các mối quan hệ giữa cơ quan tham mưu và các đơn vị thi công để đảm bảo thi công đúng tiến độ và chất lượng (đặc biệt giải quyết các mối quan hệ nội bộ và mối quan hệ với địa phương ...).
b. Phòng Kỹ thuật - Thi công
- Phòng Kỹ thuật - Thi công Công ty gồm có cơ cấu 01 Trưởng phòng và một số cán bộ, nhân viên làm các công việc chuyên môn nghiệp vụ theo sự phân công của Công ty và chịu sự điều hành trực tiếp của Trưởng phòng.
- Nghiên cứu, xây dựng và quản lý kỹ thuật các công trình xây dựng do Công ty tham gia đầu tư và thi công.
- Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị thi công thực hiện thi công xây dựng đúng quy định, quy phạm. Xây dựng và quản lý các mặt định mức kỹ thuật (vật tư, tiêu hao năng lượng, thời gian thực hiện…của các hạng mục), trên cơ sở
năng lực thiết bị đề xuất chương trình sản xuất dài hạn của Công ty, quản lý tiến độ, chất lượng các công trình xây dựng của Công ty.
c.Phòng Kế hoạch - Đầu tư
- Phòng Kế hoạch - Đầu tư của Công ty có cơ cấu 01 Trưởng phòng và các cán bộ, kỹ sư làm các công việc chuyên môn nghiệp vụ theo sự phân công của Công ty và chịu sự điều hành trực tiếp của Trưởng phòng.
- Tham mưu giúp việc cho Ban Giám đốc trong các lĩnh vực hợp đồng kinh tế, kế hoạch sản xuất, thiết bị thi công, cung ứng vật tư. Tổ chức hệ thống quản lý kho tầng của Công ty.
- Hỗ trợ trong giai đoạn đầu thành lập ban chỉ huy công trường.
- Là đầu mối trong công tác tiếp thị tìm kiếm công việc, tham gia làm hồ sơ dự thầu và đấu thầu.
d. Phòng Tài chính - Kế toán
- Phòng Tài chính - Kế toán của Công ty gồm 01 kế toán trưởng do Công ty bổ nhiệm trên cơ sở đề nghị của Ban Giám đốc Công ty và một số kế toán viên gồm: Kế toán tổng hợp, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, kế toán thuế, thủ quỹ làm các công tác nghiệp vụ theo sự phân công điều hành trực tiếp của kế toán trưởng.
- Kế toán trưởng tổ chức tốt công tác kế toán, thống kê gọn nhẹ đảm bảo phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty, chỉ đạo nghiệp vụ hệ thống kế toán các đơn vị.
- Phòng Tài chính - Kế toán có chức năng tham mưu, giúp việc cho ban Giám đốc Công ty về công tác tài chính kế toán, đảm bảo phản ánh kịp thời chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
e. Phòng Tổ chức nhân sự
- Phòng Tổ chức nhân sự của Công ty gồm có cơ cấu 01 Trưởng phòng và một số cán bộ, nhân viên làm các công việc chuyên môn nghiệp vụ theo sự phân công của Công ty và chịu sự điều hành trực tiếp của Trưởng phòng.
- Phòng Tổ chức nhân sự có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý nhân sự, sắp xếp cải tiến tổ chức quản lý, bồi dưỡng đào tạo và tuyển dụng cán bộ, thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động. Thực hiện chức năng lao động tiền lương và quản lý chính sách văn phòng của Công ty.
f. Các đội thi công công trình
Chịu trách nhiệm tổ chức thi công đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn kết hợp với các phòng ban chức năng để điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tại hiện trường, có quyền thay mặt chỉ huy trưởng công trường quyết định mọi công