6. Kết quả luận văn
3.3.3 Nâng cao năng lực tài chính
3.3.4 Nâng cao năng lực công tác lập hồ sơ dự thầu
hợp lý như: hưởng lương chính không phải thử việc, các phụ cấp tiền điện thoại, tiền ăn trưa…
Mặt khác, Công ty cần phải tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ tham gia đấu thầu; trình độ chỉ huy công trường và tay nghề của công nhân.
Để nâng cao năng lực trình độ kiến thức về kinh tế, luật pháp, ngoại ngữ - tin học của cán bộ tham gia đấu thầu; trình độ chỉ huy công trường, tay nghề của công nhân; theo tác giả, Công ty có thể thực hiện việc bồi dưỡng như sau:
- Trước hết hình thức tự đào tạo và bồi dưỡng: tổ chức các buổi nói chuyện thảo luận, mời các cán bộ kinh nghiệm hoặc nhà chuyên môn. Đặc biệt sau mỗi lần tham gia đấu thầu Công ty cần tổ chức đúc kết kinh nghiệm. Đối với công trình trượt thầu, phân tích tìm nguyên nhân. Tìm lợi thế của nhà thầu thắng để học tập. Đối với những công trình thắng thầu Công ty cũng tìm ra nguyên nhân thắng thầu để phát huy, đánh giá xem đã tối ưu chưa. Qua đó nâng cao năng lực và kinh nghiệm của các cán bộ lập HSDT. Bên cạnh đó Công ty mua sách tham khảo về luật đấu thầu… để tham khảo.
- Gửi một số cán bộ đi học lớp bồi dưỡng về kinh tế, tài chính, pháp luật. - Tổ chức các lớp học vi tính và ngoại ngữ cho các cán bộ, chuyên viên tham gia vào quá trình đấu thầu để nâng cao hiệu quả thuyết trình các biện pháp thi công và tăng khả năng đàm phán kí kết hợp đồng.
- Thường xuyên mở các lớp nâng cao tay nghề, bậc thợ cho các công nhân trong Công ty để đảm bảo thực hiện được các yêu cầu về xây dựng.
* Điều kiện để cho việc thực hiện giải pháp có hiệu quả: - Xác định đúng đối tượng cần đào tạo.
- Đào tạo và bồi dưỡng cần phải đi đôi với kiểm tra (Đối với công nhân trực tiếp, sau khi đào tạo tổ chức kiểm tra bằng cách tổ chức cuộc thi tay nghề và có sự kích thích vật chất đích đáng).
- Đào tạo và bồi dưỡng không ngừng (Theo các nước phát triển thì nhiều nhất là 6 tháng phải được đào tạo lại).
3.3.2 Đầu tư trang thiết bị và sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị, công nghệ xây dựng nghệ xây dựng
Khi tham gia đấu thầu trong hồ sơ dự thầu nhà thầu phải trình bày về năng lực máy móc thiết bị của mình. Nhà thầu nào có năng lực máy móc thiết bị tốt, hiện đại hơn sẽ có ưu thế hơn. Điều này đòi hỏi trong thời gian tới Công ty cần có giải pháp thích hợp để nâng cao năng lực máy móc thiết bị. Do những khó khăn về tài chính cũng như đòi hỏi về mặt hiệu quả kinh tế nên Công ty không thể đầu tư hàng loạt thiết bị và máy móc thi công mà cần đánh giá, kết hợp tối ưu các giải pháp. Sau đây là một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực máy móc, thiết bị của Công ty:
a. Giải pháp cải tiến và sử dụng hợp lý năng lực máy móc thiết bị hiện có:
Công ty tiến hành đánh giá lại giá trị còn lại của các máy móc thiết bị thi công hiện có:
+ Đối với máy móc, thiết bị có giá trị còn lại ≥ 70% thì vẫn tiếp tục sử dụng. + Đối với những thiết bị, máy móc có giá trị còn lại khoảng 35% ÷ 70%, vẫn còn khả năng phục hồi và cải tiến nâng cấp thì tiến hành thay thế, cải tiến nhằm phục hồi và nâng cao giá trị sử dụng.
+ Đối với những thiết bị, máy móc quá cũ và lạc hậu thì Công ty cần tìm biện pháp thanh lý số thiết bị, máy móc này.
b. Giải pháp thuê tài chính hoặc đầu tư:
Công ty cần lập và đánh giá phương án hình thức sử dụng máy móc hợp lý: kết hợp tốt nhất giữa phương án mua sắm và phương án đi thuê.
Trong đầu tư mua sắm thiết bị, máy móc mới Công ty phải căn cứ vào kế hoạch hàng năm của Công ty, đầu tư có trọng điểm, không đầu tư tràn lan gây tốn kém. Do đó Công ty có thể tăng cường đầu tư vào công nghệ, máy móc thiết bị theo phương án sau:
+ Mua sắm các loại máy móc, xe máy thi công đã qua sử dụng từ các đơn vị khác. Ở phương án này công ty cần đánh giá cẩn thận, chính xác máy móc thiết bị, công nghệ đó về tính đảm bảo giá trị (≥75%); đảm bảo tính đồng bộ, tính phù hợp với công nghệ kỹ thuật hiện có của công ty; tính hiệu quả sử dụng.
+ Lập kế hoạch mua sắm một số máy móc, thiết bị quan trọng, sử dụng nhiều trong các công trình của Công ty. Công ty cần đánh giá được hiệu quả của việc đầu tư đổi mới công nghệ dựa vào các chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (NPV), suất thu lợi nội tại (IRR) ,thời hạn thu hồi vốn, mức tiết kiệm nhân công, khả năng rút ngắn tiến độ thi công… để có đánh giá chính xác nhất.
3.3.3 Nâng cao năng lực tài chính
Để đáp ứng nhu cầu đầu tư cũng như đáp ứng các nguồn lực thi công công trình, một nguồn tài chính mạnh mẽ sẽ mang lại nhiều cơ hội giúp Công ty tiếp cận và thực thi dự án. Bởi vậy, đa dạng hóa việc huy động vốn, tạo vốn từ nhiều nguồn: Ngân hàng, vốn tự có, vốn huy động thông qua liên danh, liên kết… là rất cần thiết. Một thực tế hiện nay là các doanh nghiệp xây lắp thường bị chiếm dụng vốn rất lớn và kéo dài, nên gặp rất nhiều khó khăn trong thanh toán và trả lãi. Không phải bao giờ các công trình đưa vào bàn giao xong cũng được chủ đầu tư thanh toán ngay. Mà có nhiều công trình Công ty đã thực hiện xong và đã bàn giao cho chủ đầu tư, nhưng vẫn chưa nhận được thanh toán kịp thời gây ứ đọng vốn ở các công trình này. Do đó, việc thu hồi vốn để phục vụ cho công trình tiếp theo sẽ gặp phải khó khăn.
Để khắc phục tình trạng này, ngoài việc cần thay đổi cơ chế tài chính, thực hiện thuê tài chính, doanh nghiệp xây dựng cần có các giải pháp như sau:
+ Đa dạng hóa kinh doanh và chuyển đổi theo hướng một mặt vừa cung cấp dịch vụ xây lắp cho chủ đầu tư, mặt khác tiến hành sản xuất kinh doanh xây dựng công trình và sản xuất vật liệu, kết cấu xây dựng để tạo ra nguồn thu trực tiếp trang trải các nhu cầu về vốn của doanh nghiệp.
+ Tập trung thu hồi vốn, thu hồi công nợ nhằm giảm áp lực vay vốn. + Tăng cường công tác quản lý hàng tồn kho.
+ Thực hiện tiết kiệm tối đa các chi phí sản xuất kinh doanh. Đồng thời đẩy mạnh các hình thức kinh doanh nhằm tăng nguồn doanh thu.
+ Chỉ đạo thi công dứt điểm từng hạng mục công trình, rút ngắn thời gian xây dựng để thu hồi vốn nhanh. Rút ngắn chu kỳ sản xuất để tăng vòng quay của vốn.
+ Xây dựng quy chế cụ thể kiên quyết với những đơn vị cá nhân, chủ công trình không tích cực thu hồi vốn, xử lý lãi suất tín dụng bất kể đối tượng sử dụng vốn. + Thực hiện phương châm lấy thu bù chi (thu hồi vốn rồi mới chi tiếp) ấn định chỉ tiêu vay vốn cho từng công trình, hạng mục công trình, thực hiện báo nợ sổ sách so sánh hàng tháng trong nội bộ Công ty không để thất thoát vốn.