5. Cấu trúc luận văn
1.3.2.1. Nhận thức lại hiện thực chiến tranh và những hạn chế của
chính sách
Như đã nói ở trên, cùng với nhu cầu "nhận thức lại", hiện thực chiến tranh trong tiểu thuyết Lê Lựu cũng được khám phá dưới nhiều góc độ khác nhau. Các nhà văn nói chung và Lê Lựu nói riêng không đi sâu vào việc miêu tả những cái cao cả, hào hùng của người lính ở chiến trường, những trận đánh lớn, những niềm vui lạc quan trong chiến đấu... mà ông tập trung khắc hoạ bộ mặt chiến tranh với nhiều tầng bậc khác nhau. Cuộc sống được phản ánh trong mỗi tác phẩm của ông thấm thía nỗi buồn của con người thời hậu chiến. Con người có thể mất đi một phần hoặc mất tất cả: gia đình, bạn bè, người thân, mất cuộc sống bình thường; mất quyền làm người , mất đi một phần thân thể hay cả chính phần người trong con người mình … khiến cho con người rơi vào chuỗi đau đớn đến tuyệt vọng. Sự hòa nhập không dễ dàng với cuộc sống đời thường của người lính- một lớp người anh hùng từng được vinh danh trong cuộc chiến đã khiến họ rơi vào những bi kịch tiếp nối, không lối thoát. Chiến tranh được nhìn nhận từ phía tác động của nó đến số phận và tính cách.
Thời xa vắng như cái tên của nó gợi ra một thời quá vãng, ấy là cái thời mà con người còn khá đơn giản trong cách nhìn nhận, đánh giá và cả trong sự quan tâm lẫn nhau, cái thời con người "không còn là mình", "không được sống thật với chính mình". Bối cảnh của câu chuyện là những năm sau Cách mạng cho đến thời kỳ đổi mới. Những vấn đề lớn lao của thời đại, những biến cố của lịch sử dân tộc được cảm nhận qua cuộc đời bi tráng của người anh hùng chiến bại Giang Minh Sài. Sài đã đi qua chiến tranh với tinh thần chiến đấu anh dũng, với vòng nguyệt quế vinh quang trên đầu. Sài dường như chỉ biết lao động và cống hiến, quên đi khát vọng yêu thương chân chính. Viết Thời xa vắng, Lê Lựu có đề cập đến chiến tranh tuy chiến tranh không phải là cái phông nền mà là một phần tất yếu của cuộc sống, một
chi tiết diễn ra trong đời sống con người, chứ không đơn giản là điểm tựa của ý chí , niềm tự hào và hành khúc chiến thắng.
Giang Minh Sài coi chiến tranh mảnh đất lý tưởng để chạy trốn kh i cuộc hôn nhân bất hạnh, chạy trốn kh i cuộc sống gia đình gượng gạo, không có tình yêu, để quên đi bi kịch cá nhân của mình, như một hướng giải thoát. Điều này hoàn toàn khác với Hai Hùng, Ba Thành, Kiên trong sáng tác của Chu Lai, Bảo Ninh đến với chiến tranh để cảm nhận được những tín điều tốt đẹp, thiêng liêng của cuộc đời thanh tân trẻ tuổi.
Đến với chiến tranh để giải thoát kh i cuộc sống bi kịch gia đình không tình yêu nhưng cuối cùng Sài lại rơi vào vòng xoáy gia đình còn khốc liệt hơn giai đoạn trước. Ở đây, Lê Lựu còn cho thấy hình ảnh của một lớp người- người lính cách mạng trở về cuộc sống đời thường với biết bao bỡ ngỡ, lạ lẫm, đôi khi lạc lõng, và cuộc sống là những bi kịch tiếp nối. Nhà văn luôn đặt họ trong mối quan hệ với hoàn cảnh, trong cách đối xử với bản thân để khám phá thế giới nội tâm không hề giản đơn, một chiều mà vô cùng đa dạng và phong phú.
Cũng viết về chiến tranh, hu n àng u i lại đề cập đến nghịch lý trớ trêu, nhiều sự thật trái l . Lưu Minh Hiếu coi chiến tranh là công cụ để mở rộng đường ranh lợi. Sư hi sinh của hai em Mai, Sau; lòng tốt của bác Văn Yến, nỗi niềm của người mẹ thật thà, tội nghiệp... đều được trưng dụng tối đa để hắn leo dần lên nấc thang danh vọng. Trong chiến tranh, Hiếu là kẻ cơ hội núp sau v boc; sau chiến tranh, bộ mặt của kẻ cơ hội lộ rõ với những thủ đoạn tàn nhẫn ngay cả với người thân. hu n àng u i không ồn ào tiếng bom đạn song bóng dáng của chiến tranh lại hiện rõ nét bên ngoài vẻ yên tĩnh, bình lặng, tác động sâu sắc đến cuộc đời, số phận nhân vật.
Với Núi trong ng đá sông, chiến tranh đã làm biến đổi tất cả cuộc đời hắn: Cuộc sống sơ tán ở quê ngoại đã đem đến cho Núi một tình yêu đầu đời chóng vánh mà đẹp đ , với những giây phút nồng nàn và cả nỗi đau khổ tuyệt vọng, xấu hổ, nhục nhã. Tình yêu tan vỡ vì quan hệ họ hàng, mẹ chết, hắn trở thành kẻ trộm cắp, vào tù ra tội khiến hắn không thể có một cuộc sống bình yên. Gần giống với
Núi, Tuỳ (Đại tá không biết đùa) cũng trở thành nạn nhân của cuộc chiến tranh. Chịu ảnh hưởng của người bố quá nghiêm khắc, Tuỳ đi lính và cuối cùng không có cơ hội để có thể trở về sống cuộc sống bình yên bên người mình yêu. Chiến tranh thực sự đã trở thành hoàn cảnh sống gai góc góp phần tạo nên bi kịch cuộc đời con người.
Lê Lựu đã từng phát biểu rằng: Sức mạnh của tác phẩm văn học không nằm ở khối lượng hiện thực ghi chép mà còn phụ thuộc vào sự chiêm nghiệm, nghiền ngẫm của nhà văn, vào chiều sâu tư tưởng, tình cảm mà anh ta gửi gắm trong đó. Khắc hoạ, tái hiện một sự kiện lịch sử xã hội đặc biệt: chiến tranh, nét độc đáo của Lê Lựu là ở chỗ: ông không viết về chiến tranh và những gì đã qua như một sự ghi chép các sự kiện lịch sử, miêu tả những hành động anh hùng....mà chủ yếu đi sâu vào số phận con người trong thời điểm khốc liệt ấy. Nhà văn tập trung biểu hiện những khoảnh khắc đời thường, những diễn biến tâm lý của con người để tái hiện lịch sử, tái hiện thời đại.
Trong xu thế "nhận thức lại" Lê Lựu chỉ rõ cho mọi người thấy không ít chính sách cải cách mang tính quan liêu và tác hại ghê gớm của nó. Đây quả là một trong những điều mới mẻ và chân thực nhất. Chúng ta biết rằng trong công cuộc đổi mới, với những chính sách tiến bộ, đất nước đã đạt được những thành tựu lớn lao. Thế nhưng bên cạnh đó cũng gặp không ít những hạn chế, những lầm lẫn đáng tiếc. Bạn đọc không kh i xốn xang khi chứng kiến những giông bão do chính nó gây ra. Điều này chúng ta bắt gặp trong hàng loạt tác phẩm thời ấy. Ở đó, không còn quan hệ anh em, bè bạn, cha con. Để tồn tại, họ phải quay mặt, thậm chí sẵn sàng phản bội với nhau. Trong Lão khổ của Tạ Duy Anh, em bị buộc phải bịa ra chuyện để "tố" anh. Trong Mảnh đất ắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, con trai- Vũ Đình Phúc- đứng ra tổ chức thanh thiếu niên hô vang khẩu hiệu đả đảo chính người đẻ ra mình- Vũ Đình Đại. Khi người cha bị đưa ra đấu tố công khai, con dâu cầm liềm dỉa dói trước mặt cha chồng, còn đứa con trai thể hiện đầy bản lĩnh rằng "mày có biết tao là ai không?". Nằm trong dòng chảy đó, Lê Lựu cũng cho chúng ta thấy một cách đau xót về cuộc cải cách này. Ông đã vạch ra, chỉ
rõ cho mọi người thấy những bước đi "chệch choạc" của chính sách ở một "thời xa vắng".
Đến với những trang viết như vậy, người đọc thật sự xúc động bởi vì những điều ấy, trước khi có sự chỉ đạo của Đảng thì hầu như không ai dám h i. Nhà văn dường như "cho qua", "lờ đi" hoặc vờ như "không thấy, không biết". Điều đó có thể là do hạn chế của thời đại, nên các nhà văn chưa có được một thái độ dũng cảm hơn trong phản ánh. Giờ đây, với sự động viên khuyến khích "trả lại cho văn học bản chất vốn có của nó", Lê Lựu cũng như các nhà văn trong thời kỳ đổi mới đã mạnh dạn mổ xẻ, đặt lại vấn đề.
Nhận thức lại những mặt trái của chính sách cải cách là một trong những vấn đề khá mới, khá tế nhị và nhạy cảm. Cần phải nhìn nhận một cách khoa học, đúng đắn, bởi nếu không thì điều ấy s có tác dụng ngược lại, không những không nói được gì mà còn có tính chất "bôi đen".
Trước khi là một nhà văn, Lê Lựu đã là một chiến sĩ. Đứng trong hàng ngũ của những anh lính cụ Hồ, ông hiểu rõ hơn ai hết những chính sách cải cách của Đảng đề ra cho đất nước trong thế vận hội mới. Ông không những hiểu ngọn nguồn sâu xa, hiểu một cách cặn k những chính sách đường lối đúng đắn của Đảng mà thông qua tác phẩm, ông chỉ rõ cho mọi người thấy những mặt hạn chế đáng tiếc của chính sách cải cách đó. Hơn thế nữa, trên những trang viết, ta thấy ông am hiểu một cách trọn vẹn, thấu đáo chứ không phải hằn học, miệt thị với những sai lầm của quá khứ. Đấy chính là "cái tâm" cần có và đáng trân trọng của nghệ sỹ.
Trong thế giới nghệ thuật Thời xa vắng, hu n àng u i, Lê Lựu đã chỉ rõ những hạn chế của chính sách cải cách mang tính quan liêu bao cấp và tác hại của nó. Nhà văn muốn tái hiện một khía cạnh khác của bức tranh đời sống: đó là cảnh nông thôn trong những ngày cải cách ruộng đất. Người nông dân Việt nam xưa nay vốn yêu đất, sống chết với đất, giàu nghèo nhờ đất là thế mà giờ đây lại khăng khăng "b ruộng chứ không thể b nghề làm thuê" [70-tr.21]. Cung cách làm ăn tuỳ tiện, coi trọng hình thức hơn nội dung, sính thành tích hơn chất lượng sống "bảy giờ kẻng thì tám rưỡi đủ người", "hai giờ đánh kẻng" thì "ba rưỡi hoặc hơn" mới "í ới
gọi nhau". Cánh đồng "vừa lộn xộn, tuỳ tiện, vừa máy móc: chỗ cao thì trồng lúa, chỗ thấp trồng khoai lang, ở dưới dầm lầy thì có mương dẫn nước"[70-tr.308], đất khoán thì tuỳ, ai thích gì trồng nấy rồi "quy ra ngô nộp cho hợp tác.[70-tr.309]" Không những thế, Lê Lựu còn chỉ ra cho chúng ta thấy một khía cạnh đáng buồn về tình trạng dân trí thấp và thiếu hiểu biết. Chưa bao giờ "nhân dân lại háo hức đi họp, đi tố khổ" vì sợ liên quan đến thế. Có l "trong cả cuộc đời làm ruộng chân lấm, tay bùn chưa bao giờ người nông dân lại thèm được đi họp, đi tố khổ như lúc này. Tố được nhiều, tố mạnh, tố sâu sắc thì đỡ bị liên quan". Cho nên dù hàng tháng trời "đêm nào cũng đi họp, đi tố, vẫn thấy thèm, vẫn sợ lên thành phần bị đình chỉ. Phải cố gắng để "sản xuất ra kẻ thù", "sản xuất ra tội trạng sao cho đủ năm phần trăm"[70-tr.207].
Nhận thức lại những hạn chế của đường lối chính sách Lê Lựu đã đề cập đến những sai lầm trong công cuộc cải cách ruộng đất. Sau này khi phát động sửa sai, Đảng ta đã thừa nhận: cải cách ruộng đất có nơi, có lúc rơi vào giáo điều, duy ý chí nên đã phạm một số sai lầm đáng tiếc. Những lý thuyết giáo điều do những kẻ dốt nát lại lắm tham vọng làm cho méo mó đã tàn phá các quan hệ giữa con người với con người, gây tổn thương cho uy tín cách mạng. Tiểu thuyết hu n àng u i
đã tái hiện một phần nỗi đau có thực ấy, đó là chuyện con người bị "chủ nghĩa thành phần", "chủ nghĩa lý lịch" dồn đuổi. Con người đánh mất nhân tính vì khiếp đảm, vì những ấu trĩ, giáo điều... Nhân danh quyền lợi giai cấp những kẻ đầu óc chật hẹp đã làm méo mó cả những quan hệ vốn rất thiêng liêng như tình vợ chồng, cha con, anh em, mẹ con... Để được "xuống thành phần, Xuyến vu cho bố cái tội "trời không dung, đất không tha": "Mày làm tao mất trinh tuyết rồi (...) mày làm hại đời tao rồi mày mới bắt tao phải lấy anh Hiếu là con riêng của vợ mày để mày phi tang trốn tránh tội ác"[74-tr.259]. Hay dẫu trí tưởng tượng có phong phú đến đâu, người ta cũng không thể ngờ được ông Kiêm- người cán bộ cách mạng đi hoạt động từ những tháng ngày gian khổ, nhất là người tối hôm trước "còn đứng đầu xã", nhưng chỉ sau một đêm đã biến thành "tên đầu s phản động, cường hào, ác bá", bị cùm chung với "tên chỉ điểm gian ngoan ngày đêm đi lùng sục tìm kiếm Việt Minh". Tất
cả là do những sai lầm trong chính sách "thăm nghèo h i khổ". Sự quy kết, chụp mũ của những con người nhân danh Đảng thi hành nhiệm vụ để rồi gây ra biết bao thiệt hại cho người dân mà vẫn hoàn toàn sống bình yên sau những sai lầm mà mình gây ra đã khiến cho những người như Kiêm phải chết một cách oan uổng, còn những người còn sống ở lại thì suốt đời "không được đi học đại học và đi làm bất cứ việc gì ngoài việc làm ruộng ở nông thôn".
Tiếp theo Thời xa vắng và hu n àng u i, tiểu thuyết Hai nhà tái hiện một cách sinh động đời sống đô thị vào những năm bảy mươi, tám mươi của thế kỷ XX. Tính bất cập, bất ổn đến phi lý của cơ chế quan liêu bao cấp mà nguyên tắc tối cao bình quân là l sống được những kẻ đầy cơ hội, đầy giả dối lợi dụng để kiếm chác, còn những người lương thiện ngu ngơ thì thụ động đợi được cho . Mọi thứ đều phải xếp hàng, kể cả mua từ quả cà muối [76-tr.32]. Mới nhìn qua tưởng ổn thoả yên bình nhưng nhìn kỹ hoá ra không phải thế. Cả nước đi làm công ăn lương mà chả ai sống bằng lương (…) Còn hàng trăm khoản tiêu pha gấp hàng chục lần tiền lương là do tự xoay xoả. Có hàng trăm nghìn cách xoay xở tuỳ thuộc tài hoa và mối quan hệ của mỗi người, tất nhiên không kể đến những người có quyền, có chức, quan chức thời nào cũng sống bằng bổng lộc là chính, họ để ý đến gì tiền lương. Thành ra cách kiếm được tiền phổ biến nhất mang tính toàn dân là đi phe. Ngay những người trong sạch nhất, những kẻ đần độn nhất không hiểu gì cái từ phe phẩy cũng sẵn sàng tiếp tay cho con phe bằng cách bán lại cho họ những cái được cho, được biếu, được phân phối, được ưu tiên (…) Thành ra nền kinh tế tập trung có kế hoạch do nhà nước chỉ đạo lại đơn điệu, tẻ nhạt, bất lực, không thể sôi động, hấp dẫn bằng nền kinh tế thậm thụt đầu đường, xó chợ [76-tr.32-33]. Cuộc sống khó khăn và thiếu thốn trăm bề. Trai gái lấy nhau có đăng ký mới mua được một cái màn, một chiếc chiếu và một cái giường đôi . Nhưng chỉ có chiếu và màn là được mua ngay sau ba tuần đăng ký . Còn giường phải xếp nốt đến tháng thứ bảy mới có [76-tr.8]. Không phải ngẫu nhiên mà ở tác phẩm này, Lê Lựu rất nhiều lần mô tả cảnh hai nhà trí thức Tâm và Địa thức rình tiếng nước máy chảy đêm đêm giống hệt thằng ăn cắp . Vì rằng, hạt nước máy ở thành phố thời bấy giờ còn quý hơn hạt
đậu, hạt vừng ở nhà quê . Thậm chí có người đánh nhau vỡ đầu, gãy tay , cả đời không nhìn mặt nhau vì tranh cướp, giành giật nhau từng hạt nước [76-tr.56]. Cơ chế bao cấp nuôi dưỡng tiếp tâm lý thụ động ỷ lại: cá nhân làm nhưng nhà nước chịu, quản lý theo kiểu đánh trống b dùi thị mọi việc cá nhân riêng tư (đặc biệt là những việc cần giấu giếm) đều giải quyết trong giờ hành chính , chẳng hạn như nhờ vả, móc ngoặc, chơi bời, ngoại hình…. Nhà báo Tâm hay giúp đỡ mọi người nhưng sợ vợ nên trong xóm, ngoài phường, bạn bè và họ mạc có ai nhờ vả gì anh phải thấm thúi bảo họ đến cơ quan giải quyết vụng trong giờ làm việc. Cũng giống như anh sau này mới biết vợ anh thường đi ngủ với giai trong giờ làm ở cơ quan [76-tr.55].
Bằng những trang viết mang đầy hơi thở cuộc sống, Lê Lựu đã chỉ cho chúng ta thấy một khí thế bừng bừng của công cuộc cải tạo xã hội, là tinh thần cách mạng nhiệt tình của nhiều tầng lớp, nhiều thế hệ. Nhưng bên cạnh những thành quả đạt