Nhận thức hiện thự cở nông thôn

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới (Trang 36)

5. Cấu trúc luận văn

1.3.2.3.Nhận thức hiện thự cở nông thôn

Nhắc đến Lê Lựu, người ta thường liên tưởng ông có nét hao hao giống với những nhà văn như Kim Lân, Nguyễn Khải và gần hơn với Nguyễn Minh Châu. Có l bởi họ có chung một mối quan tâm về nông thôn. Nếu quan sát kĩ cách nhìn vấn đề, cách nghĩ của Lê Lựu thì có thể thấy sở dĩ ông gặt hái được nhiều thành công trong cách viết và cách thể hiện về đề tài nông thôn một phần quan trọng là ông biết nối liền mối liên hệ chiến tranh, người lính với nông thôn và người nông dân. Qua số phận các nhân vật, nhà văn tái hiện một cách chân thật nhất gương mặt lịch sử và đời sống xã hội. Ông đã mở rộng đường biên của sự phản ánh. Khám phá cuộc sống và con người trong mọi trạng thái. Khai thác tối đa mọi mối quan hệ ràng buộc đan xen. Ông giúp cho chúng ta nhìn sâu vào mọi ngóc ngách của cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống nông thôn trước những thay đổi lớn như cách mạng, chiến tranh, cải cách ruộng đất, hợp tác hoá.

M t nông thôn nghèo đói

Trước 1975 không phải Lê Lựu không có những trang viết về nông thôn. Lê Lựu bước vào nghề văn lúc toàn dân tộc đang dốc sức cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bằng tất cả sự nhiệt tình của một nhà văn trẻ mặc áo lính, ông viết

Tết àng Mụa (VNQĐ 1964), Gan g c Bạch Long Vĩ (VNQĐ 1965); Người về đồng c i ….với mong muốn góp thêm một tiếng nói cổ vũ cho chiến thắng. Qua những sáng tác chặng đầu ấy, có thể thấy Lê Lựu quan tâm nhiều đến đề tài nông thôn. Những trang viết về hậu phương trong những năm đánh Mỹ của Lê Lựu thường chứa đựng phong vị nông thôn đậm đà, ấm áp. Bức tranh hiện thực mang đầy hào khí của những năm tháng hăng say sản xuất và sẵn sàng chiến đấu. Cuộc sống qua những trang văn Lê Lựu tuy còn nhiều khó khăn gian khổ nhưng con người cần cù nhẫn nại, đầy ý chí bao giờ cũng đứng vững và chiến thắng’’.

Với quan niệm tiểu thuyết của tôi là tiểu thuyết của tính cách và số phận con người , từ sau 1975, mỗi cuốn tiểu thuyết của ông là một cuộc kiếm tìm, dõi theo số phận và quá trình hình thành nhân cách cá nhân. Nhu cầu cắt nghĩa con người s được thực hiện thông qua việc tái hiện bức tranh đời sống- môi trường xã hội có liên quan trực tiếp đến tâm lý- tính cách con người. Và Lê Lựu dẫn chúng ta đến với những hiện thực không giống với những hiện thực quen biết như trong các sáng tác văn học thời kỳ trước.

Đi lên từ đồng đất, những vùng quê nông thôn Việt Nam dường như chỉ dựa vào sức lao động của con người làm tiềm năng lớn nhất tạo nên sự thay đổi. Cái nghèo vì thế đã trở thành duyên ngầm của mỗi thôn quê. Đọc Thời xa vắng của Lê Lựu, người đọc thấy ở đó một nông thôn chưa thật xa. Sự nghèo đói hằn vào nếp nghĩ khiến con người hình thành những cung cách làm ăn không giống ở đâu. Không hiểu từ đời nào làng chỉ quen đi làm thuê. Miếng cơm thiên hạ bao giờ cũng ngon. Những người khoẻ mạnh có nghề trong tay, dường như mục đích cao cả và sự sung sướng hồi hộp của họ cũng chỉ là kiếm được miếng ăn giữa ngày ba tháng tám, sau đấy vợ chồng con cái lại dắt díu nhau về cày bừa vội vã để lại bồng bế đi... Đến mùa thu hoạch lại về. Hết mùa lại đi. Cứ thế. Khi về lại nhớ cơm thiên hạ. Khi đi lại cồn cào thương nhớ từ gốc cau, bụi chuối. Họ không yêu thiết tha đồng ruộng nhưng cũng không đủ sức dứt b những gì quen thuộc từ thuở cha sinh mẹ đẻ ở cái nơi mà ai cũng gọi là quê hương [70-tr.18]. Lối làm ăn thụ động ỉ lại ấy vẫn duy trì không hề bị xoá b ngay cả khi làng được giải phóng, nhân dân giành được chính quyền. Suốt một thời gian dài, dù các mô hình làm ăn đã thay đổi từ tổ đổi công lên hợp tác thấp, hợp tác cao , từ khoán trắng, khoán đen đến năm ba khâu quản nhưng rút cục người nông dân vẫn khổ sở, đói khát [70-tr.307]. Thật đau xót thấy tình cảnh con người vừa hớn hở khi chào đón cuộc đổi mới lại đối mặt với lo âu: Nạn đói hoành hành khắp nơi... cái lạnh mới thấu từng khớp xương ông đồ Khang. Từ trưa đến giờ chưa có hạt gì vào miệng, ông cứ siết mãi sợi dải rút bện bằng đay tơ khiến cái bụng lép kẹp thót mãi như dính ệp vào xương sống. Phương châm thắt lưng buộc bụng đối với nhà nghèo chẳng có ý nghĩa gì bởi gia đình

phong lưu nhất mới giữ được ngày hai bữa: bữa sáng giong riềng non tèo t o và bữa chiều cháo nấu lẫn với su hào, bắp cải, rau cải và khoai lang [70-tr.305]. Đoạn tả mẹ con Sài bưng nồi cơm của nhà chủ dọn ra, nâng bát cơm chưa kịp ăn đã b chạy, cu Sài đói khát thèm thuồng ngoái lại nhìn bát cơm vừa mới xới ra, nuốt nước miếng... Thật xót xa thấm thía. Cảnh tượng ấy ta cứ tưởng đã vĩnh viễn qua rồi, chỉ còn lưu dấu ở sáng tác của các nhà văn hiện thực phê phán trước cách mạng như Ngô Tất Tố, Nam Cao… nhưng nay lại xuất hiện một cách dày đặc trong các sáng tác của Lê Lựu. Có nhà nghiên cứu đã nhận xét một cách xác đáng: "Phải là người từng trải qua, từng chứng kiến, từng đau đớn tủi nhục vì một miếng cơm của kẻ ăn người ở, vì số phận của những người nông dân nghèo khổ mới viết được những câu văn ứa lệ như vậy".

Cùng cách xử lý hiện thực như Thời xa vắng, nhưng trong hu n àng u i, nhà văn muốn tái hiện một khía cạnh khác nhau của cái nghèo ở nông thôn. Dân làng Cuội nghèo đến mức dù vay mượn, đổi chác, giật gấu vá vai thế nào chăng nữa thì những người lớn cũng vẫn chỉ có những hạt ngô rang cầm hơi được chia đều thành hai bữa . Ở đâu thì không biết, ở làng này có được bát cơm gạo, đĩa xôi vào ngày rằm tháng Bảy đã là một hạnh phúc đột ngột như là nằm mơ mà bắt được.

Miêu tả về nông thôn Lê Lựu không chỉ tập trung nói về cảnh nghèo mà ông góp phần lí giải nguyên nhân của sự nghèo đói. Dân phủ Khoái Châu xưa vốn là đất nghèo, nhưng dân quê Lê Lựu còn là đệ nhất đẳng nghèo. Quanh năm lụt lội. Người nông dân hàng ngày bán lưng cho trời, bán mặt cho đất , cuộc sống quẩn quanh từ đầu làng đến cuối làng nhưng không sao thoát kh i cảnh nghèo đói. Những ngày mùa thì yên ổn bình yên, nhưng nếu chỉ gặp một trận mưa bão lụt lội vỡ đê thì lại càng khốn khổ. Đã không ít lần Lê Lựu miêu tả cảnh lụt lội trong các tác phẩm của mình. Và có như thế chúng ta mới thấu hiểu được khung cảnh vỡ đê của người dân. Trong khi mọi người vừa hồi hộp, lo sợ, háo hức mong chờ, niềm vui và nỗi buồn đan xen nhau thì nước sông đã lên lem lém, nuốt chửng cả cánh bãi xanh non mênh mông lúa lộc và vừng . Nhà ai cũng cuống quýt gánh, đội, ôm, vác mọi thứ chạy lên quai đê tiếng kêu ré, tiếng quát tháo, tiếng vồn vã gấp gáp,

tiếng chạy khắp lượt của dân làng như một sự hỗn độn của con người trong trận đại hồng thuỷ tưởng như đang dồn về. Và tuy rằng mọi việc cũng qua đi, sau cơn mưa trời lại sáng nhưng dấu ấn để lại là một vùng nước mênh mông mấp mé mái tranh của những nhà cao. Những nhà thấp đều đã ngập lưng mái. Những vườn chuối tiêu cũng ngập bủm từ bao giờ . Đáng buồn hơn khi trong cảnh lụt lội, người chết không có một nơi để chôn cất cuối cùng. Để rồi khi nhìn lại cái quần thể bập bềnh trên các thuyền bè, thúng mủng như những sinh vật biết nói, biết kêu, biết khóc sống vất vưởng, vô lý giữa mênh mông đồng nước không biết đâu là bờ, là bến, đứng nhìn và dường như ai cũng lặng đi trước cái thực rất vô lý thì người ta mới tự h i rằng: Tại sao mình còn sống? Như thế này mà gọi là làng xóm quê hương mình ư? [70].

Có thể thấy ngòi bút mô tả của Lê Lựu đầy xúc động của Lê Lựu đối với người dân vùng nông thôn, chỉ với mấy trang giấy mà ông đã cảm thông đồng cảm chia sẻ với số phận của họ. Chính vì vậy mà Lê Lựu đã cho chúng ta thấy cái nghèo không chỉ làm người ta khổ mà còn tác động rất lớn đến số phận và tính cách con người. Nghèo đói khiến con người trở nên hèn hạ hơn bần tiện hơn.

Người nông dân làng Hạ Vị trong Thời xa vắng- những người vốn tắt lửa tối đèn có nhau vậy mà vì tranh nhau kiếm việc đã xúc phạm đến cả tình làng nghĩa xóm. Và đôi khi chỉ cần bớt xén hay ăn xin, ăn nài nắm xôi, quả chuối, vốc lạc, nắm cháy, củ khoai mang về cho bố hoặc mẹ, vợ hoặc chồng và con cái ở nhà là tất cả như tươi vui, bừng sáng. Những mong muốn sao mà nh bé và đáng thương đến vậy [70- tr.23].

Làng Cuội hiện lên trong mắt bạn đọc theo một cách khác. Một làng Cuội nghèo nàn, lạc hậu với hội thi nói khoác. Con người ta cũng từ sự vật lộn, từ miếng ăn mà sinh ra lòng đố kị, thù hằn, ghét b nhau. Tình làng nghĩa xóm vốn được coi là văn hoá ngàn đời của nông thôn cũng vì miếng ăn mà mất đi. Khi người giàu cất tiếng khóc than vì mất của thì người nghèo lại mẩm bụng mừng thầm mình đã có cái ăn qua ngày. Lòng dạ con người cũng từ đây mà bộc lộ. Trước nước lụt, trong lúc khốn khổ họ không có được sự cưu mang, đỡ đần nhau, họ sẵn sàng đánh chửi nhau chỉ vì vài hạt đỗ tương ngâm nước, không lấy đi thì s h ng. Sự ấu trĩ, tâm lý

ti tiện của người nông dân đã hằn sâu vào suy nghĩ của họ, khiến họ không muốn rời cái gì của mình ra, dù cho nó không dùng được nữa, dù nó có hại cho họ thì nó vẫn là của họ.

Nghèo đói còn khiến cho con người không thể phân biệt được phải trái đúng sai. Cách mạng về mang đến cho làng Cuội một chút ánh sáng, nhưng chỉ cần một chút thôi họ đã thoả mãn, không cần biết cách mạng là gì, Việt minh là gì? Họ sẵn sàng chạy theo cái gì có lợi cho mình, mang đến cho mình miếng ăn, để sau này dẫn đến chuyện chỉ vì một vài v hộp mà họ phản lại chính làng xóm, quê hương mình. Đó là một thực tế không chỉ tồn tại ở làng Cuội. Nhưng cũng dễ hiểu và cảm thông cho họ bởi trong hoàn cảnh đói khát, trong lúc bụng không có gì thì họ đâu cần biết Việt minh là ai, khởi nghĩa cách mạng là gì, họ chỉ cần biết không phải chết đói là sướng rồi. Lê Lựu đã khá tinh tế khi đưa ra nhận xét về người nông dân: Thế mới biết là con người cũng dễ thoả mãn. Mới tối hôm trước còn rên rẩm, than vãn, ước ao, thèm khát đủ thứ, tối hôm sau được cân thóc đã phởn trí, trông mặt ai cũng tơn tớn sướng [74].

Mọi sự phát triển đều bắt nguồn bằng sự đối kháng của những mâu thuẫn. Xã hội nông thôn Việt Nam đang chuyển mình để bước sang một giai đoạn mới với những định hướng hết sức tốt đẹp. Song trong quá trình vận động ấy, sự song song tồn tại của hai luồng tư tưởng cũ và mới đã dẫn đến những rối ren, phức tạp. Lê Lựu cũng như các nhà văn thời kỳ đổi mới đã hoàn thành sứ mệnh của mình khi họ dũng cảm viết về nông thôn trong những biến cố đã qua của lịch sử: cải cách ruộng đất, công cuộc sửa sai, thời kỳ bao cấp, đưa nông dân vào hợp tác xã, khoán 10 trong sản xuất… Qua những trang viết đầy tình cảm chân thành đó, người đọc thêm hiểu và cảm thông với những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn .

M t nông thôn “đất lề quê thói”

Viết về nông thôn, đã không ít nhà văn tạo dựng cho mình một chỗ đứng vững mà tên tuổi khó ai sánh nổi. Tiểu thuyết gắn bó với đề tài nông thôn từ

Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Vỡ đê

Khắc Trường, Bến không chồng của Dương Hướng.... đã đi được những chặng đường dài trong việc phản ánh những bước thăng trầm bộ mặt làng quê Việt Nam. Đến với Lê Lựu, ở cả truyện ngắn và tiểu thuyết, chúng ta đều dễ dàng nhận ra mảnh đất quen thuộc của nhà văn làng quê, đồng bãi với dòng sông, con đê làng, luống khoai, vồng cải. Ông viết về nông thôn bằng cảm xúc chân thật tự đáy lòng của một con người gắn bó với miền quê nghèo Khoái Châu, bằng sự thông hiểu và những âu lo về sự biến đổi từng ngày ngay trong từng ngôi nhà, từng thửa đất. Sự quan sát tận tường về nông thôn và khiếu hài hước đã đem lại cho tác giả những chi tiết rất đắt. Giới nghiên cứu từng khẳng định: "Lê Lựu đã chạm đến làng quê, có khi chỉ chấm phá đôi ba nét qua mấy câu đối thoại ngắn gọn của nhân vật, ngòi bút của Lê Lựu bỗng như xuất thần, như động gió và toả hương. Người đọc biết anh tiềm tàng một vốn sống trù phú về làng mạc quê kiểng". Đi sâu khám phá những trang viết, chúng ta s thấy rõ điều này.

Trước hết, trong Thời xa vắng, có nhiều đoạn viết về nông thôn rất đặc sắc. "Chương tả cảnh dân làng Hạ Vị đi làm thuê, chương tả cảnh lụt, chương tả cuộc họp gia đình ông đồ Khang để bàn chuyện vợ chồng thằng Sài, chương tả đám ma ông đồ Khang với rất nhiều kẻ đến viếng mang những động cơ khác nhau... là những chương độc đáo, để mãi trong người đọc những ấn tượng sâu." (Thiếu Mai). Quả đúng như vậy, nhà văn phản ánh một cách sắc bén những hoàn cảnh, những thói quen, những tập quán thuộc di sản xã hội cũ...qua hình ảnh làng Hạ Vị chuyên đi làm thuê. Cảnh ông đồ Khang và người thân... hay những trang tả tuổi thơ Sài, cuộc sống làm thuê của gia đình anh, của cả làng...đều là những trang chân thực, hết sức cảm động. Đặc biệt, cảnh người làng Hạ Vị đi làm thuê được mô tả với một ngòi bút sắc sảo xúc động, là bức tranh tiêu biểu của làng quê và những người nông dân làm thuê ngày xưa. Đoạn đám ma ông Đồ Khang được nhà văn viết với ngọn bút sắc lẻm, "có khi phẩy vài nét mà lột hết hồn vía, tính cách, tâm điạ nhân vật. Mỗi người một vẻ khác nhau, nhưng tựu chung lại họ đều là một lũ xu

nịnh, cơ hội, một bầy quan lại nhà quê . Có kẻ lảng vảng vòng ngoài, dò h i tập quán, phong tục, ý thích của gia đình người chết rồi mới bước vào nhà, và phải đợi đến khi ông bí thư huyện uỷ đứng túc trực bên linh cữu bố, họ mới đến viếng, mới khấn to tên tuổi mình lên, vì biết trong túi áo của ông bí thư có cái đơn xin x gì đó của mình. Người ta đã lạm dụng cái chết của ông đồ Khang trong sạch để làm những việc bẩn thỉu, ti tiện. Lê Lựu t ra sắc bén khi hạ một câu: "Hình như họ không viếng cụ đồ mà viếng ông bí thư, và xun xoe ông bí thư ra nghĩa địa"[70-tr667].

Nhìn chung, có thể nhận thấy bức tranh nông thôn hiện lên vô cùng chân thực và sinh động ấy xuất phát từ chính tình yêu tha thiết mà người cầm bút dành cho quê hương yêu dấu của mình. Lê Lựu từng khẳng định: "Mình vốn ở trong gan ruột của nông thôn mà ra, có máu nhà quê chính cống, vậy mà mình không viết được ư? Thế là tôi quyết tâm, quyết chí viết, viết một mạch như từ

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới (Trang 36)