Đặc điểm nhân vật trong giai đoạn văn học trước và sau 1975

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới (Trang 48)

5. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Đặc điểm nhân vật trong giai đoạn văn học trước và sau 1975

Có nhận xét cho rằng: "Truyện ngắn cũng như tiểu thuyết sống bằng nhân vật. Nói cách khác văn học không thể thiếu nhân vật vì đó chính là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực bằng hình tượng .

Nhân vật văn học có vai trò then chốt trong tác phẩm, nó giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề và tư tưởng tác phẩm. Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực. Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào thế giới riêng của đời sống trong một thời kỳ lịch sử nhất định. Bàn về khái niệm nhân vật, trong Từ điển thuật ngữ văn học có viết: "Nhân vật văn học và người thật khác nhau về nguyên tắc bởi nó là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống." Cùng với quan niệm như vậy, trong 150 thuật ngữ văn học định nghĩa: "Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống con người." Từ định nghĩa trên, ta có thể hiểu nhân vật trong văn học là một hình tượng nghệ thuật mang tính chất ước lệ, nó không hướng tới sao chép, sao chụp mọi biểu hiện của đối tượng, mà chỉ tập trung nêu bật những nét đặc trưng tiêu biểu, bản chất của đối tượng. "Tuy thế, nó vẫn có thể khiến cho chúng ta có cảm tưởng rằng nó đang sống thật, đang tồn tại bởi chính nó, điều này không ngăn cản nó trở thành một

điển hình, một huyền thoại, thậm chí một biểu tượng." Và "chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con người. Do tính cách là một hiện tượng xã hội, lịch sử, nên chức năng khái quát tính cách của nhân vật văn học cũng mang tính lịch sử.... Nhân vật văn học còn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người." Mặt khác, nhân vật văn học là một hình tượng đa dạng nên các phương diện loại hình của nhân vật cũng hết sức đa dạng. Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau có thể phân chia thành các loại hình nhân vật khác nhau. Xét về vai trò nhân vật trong tác phẩm, có thể nói tới nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm; căn cứ vào tư tưởng và quan hệ với lý tưởng của truyện có thể phân thành nhân vật chính diện và nhân vật phản diện; căn cứ vào cấu trúc nhân vật có thể phân thành nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách và nhân vật tư tưởng. Tuy nhiên, đó không phải là những tiêu chí nhất thành, bất biến bởi nhân vật càng trở nên phức tạp thì càng khó phân loại. Trong thực tế sáng tác, văn học thường có những trường hợp bất tuân theo quy luật. Có những nhân vật vừa mang những nét đặc điểm của nhân vật loại này, vừa mang đặc điểm của nhân vật loại khác.

Trước thời kỳ đổi mới, nhân vật văn học vẫn còn ảnh hưởng của kiểu xây dựng nhân vật trong văn học truyền thống. Nghĩa là con người luôn luôn gắn với những vấn đề chính trị- xã hội lớn lao của đất nước, đó là con người chính trị, xã hội. Văn học thời kỳ này lấy lịch sử làm điểm quy chiếu nên con người bao giờ cũng được "khoác chiếc áo trùng khít với chính bản thân mình", con người được xem như chủ nhân của lịch sử, của ý thức cộng đồng. Trong văn học kháng chiến, nhân vật văn học luôn có tâm thế của những người mang trên vai trọng trách của lịch sử. Họ được gọi tên bằng những danh từ chung như "Chúng ta", "Nhân dân", "Đất nước"... Sự quy chiếu này không có sự phân biệt giữa thơ ca và văn xuôi, dù là nhân vật trữ tình hay hiện thực đều nằm trong "biên độ" văn học được giới hạn bởi lịch sử. Vì thế mà nhân vật văn học giai đoạn này bao giờ cũng là những hình tượng trọn vẹn mang tính tư tưởng.

Văn học từ 1975 đến nay có sự chuyển biến từ một nền văn học chịu sự tác động của quy luật chiến tranh sang một nền văn học chịu sự chi phối của quy luật đời thường. Đây chính là giai đoạn chuyển biến từ tư duy sử thi, từ phạm trù cao cả anh hùng sang tư duy phi sử thi, lối tư duy nghiêng về cuộc sống đời thường với sự mở rộng các phạm trù thẩm mỹ: cái xấu, cái kệch cỡm, nghịch dị... Hơn lúc nào hết, tiểu thuyết đã khẳng định được vai trò của mình trong việc tiếp cận và phản ánh hiện thực bề bộn của giai đoạn mới với về con người, lấy con người làm tâm điểm quy chiếu lịch sử. Nhà văn bắt đầu quan tâm đến sự tồn tại của con người cá nhân với tư cách là một "nhân vị" độc lập. Con người được nhìn nhận như một thực thể riêng tư. Có thể nói chưa bao giờ văn học đề cập đến giá trị và sự sống của con người cá nhân như giai đoạn này. Trong văn học bắt đầu xuất hiện kiểu nhân vật "không trùng khít với chính mình", kiểu con người lưỡng diện, phức tạp nhiều chiều mà Bức tranh- Nguyễn Minh Châu là bước khởi nguồn cho sự xuất hiện của kiểu con người như vậy. Nhân vật văn học được miêu tả với đầy đủ mọi khía cạnh của cuộc sống hiện thực, con người không chỉ là "chủ nhân" của lịch sử mà còn là "nạn nhân" của hoàn cảnh sống.

Bắt đầu từ những năm 1986, văn học chuyển tiếp sang một giai đoạn hoàn toàn mới. Các cây bút dường như trầm tĩnh hơn để len l i vào các ngõ ngách của cuộc sống tinh thần con nguời. Văn học bắt đầu khám phá về con người trên cơ sở hệ thống quan niệm mới mà chiều sâu của nó là "triết học nhân bản", giống như nhà văn Nguyễn Minh Châu từng viết: "khơi nguồn cho dòng sông văn học trở về với đời sống vốn có của nó, văn học đi sâu vào những giá trị nhân bản nhưng bằng nhiều chiều của đời sống tâm lý con người, trong đó có mặt tốt, mặt xấu, cái tiêu cực, tích cực, cái thiện, cái ác...." Càng về giai đoạn sau văn học càng thể hiện khuynh hướng cụ thể. Dưới cách nhìn nhận, đánh giá của một tầng lớp đông đảo các cây bút trẻ, con người trở thành "đối tượng nghiên cứu" của họ. Họ khám phá góc độ đời tư của con người nhằm lý giải đời sống tâm lý phức tạp của mỗi cá nhân. Trong văn học bắt đầu xuất hiện những kiểu nhân vật khác nhau: con người- hoàn

cảnh, con người cô đơn, con người tự ý thức.... mà trước đây chưa xuất hiện cụ thể trong văn học truyền thống.

Văn học sau năm 1975 là giai đoạn văn học chịu ảnh hưởng của những quy luật đời thường, do quan niệm nghệ thuật về con người của các nhà văn trong giai đoạn nay bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều sự khác biệt so với văn học giai đoạn trước đây. Họ quan tâm đến con người cá thể, đi sâu vào những chi tiết của đời sống tâm hồn, nghĩa là khám phá đời sống tinh thần của con người ở góc độ từng cá nhân riêng biệt. Có thể nói chưa bao giờ văn học lại đề cập đến giá trị và sự sống của con người cá nhân như giai đoạn này. Đặc biệt là tiểu thuyết. Từng cá nhân, từng mảng đời thầm lặng hay sôi động đều góp phần làm nên thế giới nhân vật đa dạng, phức tạp. Bằng nhiều cách khám phá và thể hiện độc đáo, tiểu thuyết đã khắc hoạ chân dung con người cá nhân một cách sinh động, sâu sắc và đa chiều. Mỗi nhà văn đều tìm cách đi sâu vào chiều sâu khôn cùng của tâm hồn con người thấy được ở mỗi cá nhân từng niềm vui, nỗi buồn, sự đau khổ, niềm khát khao, đam mê và cả những khát vọng... Con người xuất hiện trong văn học thực sự là một sinh linh, một thực thể trần tục với tất cả "chất người" của nó: Có tốt lẫn xáu, phải và trái, cao cả lẫn thấp hèn, có lý lẫn vô lý, cái vô thức lẫn hữu thức... Con người có dục vọng, có tha hoá, đồng thời cũng biết phản tỉnh, tự ý thức. Qua hiện thực con người, qua từng số phận cá nhân, các nhà văn đã lật sới những vấn đề nhức nhối có ý nghĩa nhân sinh của thời đại. Mỗi thời đại có một quan niệm nghệ thuật về con người. Mỗi nhà văn lại có một quan niệm riêng xung quanh quan niệm chung nhất: con người tự ý thức của Nguyễn Minh Châu, con người phi cá tính trong truyện ngắn Phạm Thị Hoài, con người thực dụng trong truyện ngắn Lê Minh Khuê, con người trần tục của Nguyễn Huy Thiệp... Tất cả đều là dạng thức của con người cá nhân, cá thể.

Trong các nhà văn đương đại, Nguyễn Minh Châu đóng vai trò như một "viên gạch nối" giữa hai giai đoan văn học, trước và sau 1975. Hơn thế ông còn là "người mở đường tinh anh" trong văn học Việt Nam hiện đại. Những tác phẩm của ông thể hiện rõ nét những biến chuyển của văn học, đặc biệt là quan niệm nghệ thuật về con người. Trước 1975, sáng tác của Nguyễn Minh Châu chủ yếu tập trung

vào việc xây dựng nhân vật lý tưởng. Nhà văn "đi tìm những hạt ngọc ẩn chứa trong bề sâu tâm hồn con người" đó là những con người mang trong mình vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, nhân cách cao thượng: khám phá vẻ đẹp con người nơi hậu phương ( ửa sông); ca ngợi tình yêu thuỷ chung, sự gắn bó với cách mạng (Những vùng trời khác nhau, Mảnh trăng cuối rừng)... Sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu bắt đầu chuyển ngòi bút sang những vấn đề thế sự, nhân vật là những con người bình thường với những số phận cụ thể. Lấy cuộc sống con người làm đối tượng miêu tả, nhà văn không b sót một chi tiết nào được xem là đặc trưng nhất để xây dựng hình tượng nhân vật: một lão nông có tính khí hơi bất thường nhưng trong lòng luôn ẩn chứa một tình yêu chung thuỷ với quê hương, làng xóm hay ngay cả với con bò của mình (Lão Khúng- Phiên chợ giát) đã bao quát đầy đủ và chi tiết đời sống, số phận của người nông dân trong giai đoạn đổi mới. Sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Minh Châu cũng là quan niệm về con người của văn học giai đoạn tiếp theo.

Sau năm 1986, quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học ngày càng có nhiều đột phá. Con người được nhìn nhận hoàn toàn ở góc độ đời tư. Con người trở thành đối tượng quan trọng của văn học, "là một tiểu vũ trụ đầy bí ẩn không thể biết trước, không thể biết hết, họ đều có những đột biến tâm lý, tính cách và những hành động bất ngờ". Với quan niệm nghệ thuật về con người như vậy, văn học thời kỳ đổi mới (đặc biệt là sau năm 1986) đã đánh dấu những mốc quan trọng của quá trình vận động và phát triển của văn học Việt Nam.

2.1.2. Đặc điểm nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu th i ỳ đổi mới

Văn học ba mươi năm chiến tranh mang quan niệm con người sử thi, con người vĩ đại, cao cả, bách chiến bách thắng thường chia rạch ròi nhân vật thành hai tuyến ta- địch, xấu- tốt, thiện- ác. Văn xuôi từ sau 1975 dần dần đi đến xác lập quan niệm về con người phức tạp nhiều chiều, con người vừa vĩ đại lại vừa bình thường, trong con người có thể chứa cả "rồng phượng lẫn rắn rết" (Nguyễn Minh Châu), mỗi con người là một thế giới bí ẩn không thể thấu suốt. con người luôn phải hoàn thiên, luôn phải đấu tranh giữa những mặt: cao thượng và thấp hèn, nhân đạo và độc

ác, ích kỷ và vị tha.... Con người luôn phải làm chủ hoàn cảnh nhưng cũng có thể là nạn nhân của hoàn cảnh bởi chừng nào cái xấu, cái ác, cái phi lí còn tồn tại thì bi kịch của con người còn có thể xảy ra. Với quan niệm như vậy, đương nhiên không thể phân tuyến nhân vật đơn giản như trước. Đó đây vẫn còn những nhân vật được lý tưởng hóa, nhưng vẻ đẹp của nó không thiên về sự "hoàn hảo sạch s " mà thường mang vẻ bụi bặm đời thường.

Lê Lựu trước thời đổi mới thường xây dựng nhân vật theo mô típ con người tích cực của cộng đồng. Họ luôn cố gắng quên đi cái riêng bé nh để dồn tâm sức cho công việc chung. Đó là ông lão đánh cá trong Người bên sông, là trung đội phó Lâm trong Phía mặt trời, là Lê Văn- người chiến sĩ trở về từ mặt trận trong Người về đồng cói. Đặc biệt, Lê Lựu đã chung đúc hình ảnh người chiến sĩ thành biểu tượng "Người cầm súng". Trong số họ, có người đến mặt trận với tình cảm tự hào, nhuốm chất men say lí tưởng của tuổi trẻ như Lưu Hoài Chung ( hu n kể từ đêm hôm trước), Tính (Trước ngà nắng), Hoàng ( hính trị viên và chiến sĩ mới), Thú, Bình, Nguyên (M rừng), lại có những người ra đi với "‎ ý thức làm lại cuộc đời" như Vũ, Ngà (M rừng)... Họ là những nhân vật mang khát vọng cống hiến đẹp đ , là kết tinh sức mạnh của cả tập thể, cộng đồng.

Ở thời kì đổi mới, hầu hết nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu là con người đời thường với niềm hạnh phúc, nỗi đớn đau, những khát khao, mong ước vừa cao thượng lại vừa rất thường tình. So với các nhân vật giai đoạn trước thì họ là những nhân vật phi lý tưởng, sản phẩm của một hoàn cảnh còn nhiều bất cập, bất ổn. Thế giới nhân vật của Lê Lựu phong phú, đa dạng, mỗi nhân vật lại có sự đan xen nhiều chiều của tâm lí, số phận tạo nên nhiều kiểu nhân vật khác nhau. Mỗi con người là một "tiểu vũ trụ" với một số phận riêng không hoàn toàn trùng khít với số phận cộng đồng. Dưới đây là một số kiểu nhân vật chính chúng tôi khảo sát, thống kê và phân tích thông qua các tiểu thuyết của Lê Lựu.

2.2. Các iểu nhân vật

Nhà viết kịch người Đức Riezsch đã từng nói về bi kịch của con người như sau: "Nếu muốn dùng sức mạnh của tay ta lay động thân cây này, ta s không thể làm nổi. Nhưng ngọn gió mà ta không nhìn thấy s dồi dập bẻ cong thân cây theo ‎ muốn. Cũng thế, chúng ta bị uốn cong và dồi dập bởi những bàn tay vô hình." Nói như vậy đồng nghĩa với việc bi kịch là những biến cố, xung đột không mong muốn xảy ra mà kết quả gây ra những tổn thương cho con người. Cũng nói về khái niệm này, theo Từ điển thuật ngữ văn học, bi kịch là nỗi đau khổ bất hạnh của con người diễn ra trong mối xung đột không thể điều hòa được giữa cái thiên và cái ác, cái cao cả và cái thấp hèn trong tình huống cực kỳ căng thẳng mà nhân vật chỉ thoát ra kh i nó bằng cái chết bi thảm." Nói cách khác, bi kịch chứa đựng những xung đột giữa khát vọng đẹp đ , cao cả và tình trạng không thể thực hiện nó trong thực tiễn. Nhân loại tìm được ở bi kịch những gì khủng khiếp với việc cái ác có thể gieo rắc, áp đặt cho mình mà từ đó không thể bàng quan, chịu khuất phục trước sức mạnh tàn bạo của nó. Bởi vậy mà trong các tác phẩm văn chương, những kết thúc bi thảm của số phận nhân vật bi kịch thường có‎ ý nghĩa thức tỉnh dự báo về một cái gì tốt đẹp hơn s nảy sinh trong cuộc sống mỗi con người. Tuy nhiên, đó không phải là một định nghĩa bất di bất dịch. Với văn chương nghệ thuật, cách hiểu về bi kịch qua mỗi thời kỳ luôn không ngừng vận động, biến đổi và phức tạp hơn.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)