5. Cấu trúc luận văn
2.2.3. Nhân vật lưỡng hoá
Nhân vật lưỡng hoá là khái niệm dùng để chỉ những nhân vật không phải chính diện cũng không hẳn phản diện, đôi khi có phần kỳ dị. Kiểu nhân vật sống giữa ranh giới thiện-ác, ánh sáng- bóng tối. Những nhân vật lưỡng hoá thường bị đặt vào tình huống có sự mâu thuẫn, đối lập giữa thực tại với khát vọng và lý tưởng. Dưới tác động của tình huống đó, nội tâm nhân vật s diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt để lựa chọn một con đường, một cách sống phù hợp.
Kiểu nhân vật lưỡng hoá trong các tiểu thuyết thời kỳ đổi mới xuất hiện nhiều và luôn giữ một vai trò quan trọng. Các nhà văn thông qua những nhân vật của mình thể hiện quan niệm mới về con người đa trị, lưỡng cực. Nó khác với các nhân vật trong tiểu thuyết truyền thống, họ thường được nhìn từ một chiều, có sự hài hoà giữa suy nghĩ bên trong và hành động bên ngoài.
Trong tiểu thuyết Lê Lựu, nhân vật lưỡng hoá được đặt trên ranh giới giữa bản năng và tính thiện, giữa một thế giới lý tưởng trong mơ ước với hiện thực đời thường khốc liệt. Họ luôn muốn thoát kh i cuộc sống bế tắc nhưng càng muốn thì lại càng dấn sâu thêm. Nhân vật tự phán xét chính mình, nhìn nhận lại thế giới xung quanh, tự đối thoại, lục vấn và cảnh tỉnh chính mình trước sự dồn đẩy âm thầm mà quyết liệt của lương tâm và bổn phận con người. Qua đó, Lê Lựu muốn tái hiện sâu sắc cuộc vật lộn đau đớn giữa bản năng, thú tính với tính thiện và khát vọng được làm người đích thực. Khảo sát các nhân vật của Lê Lựu, chúng tôi thấy rõ Núi ( ng đá sông), Đại tá Thuỷ (Đại tá không biết đùa), ông Địa (Hai nhà) điển hình cho kiểu nhân vật này.
Núi ( ng đá sông) là một trong những nhân vật khá phức tạp. Anh cũng có ước mơ, hoài bão và cũng đầy đủ tố chất thông minh, nhanh nhẹn dù cho anh thuộc con loại hai trong gia đình. Tuy nhiên cái chết bất ngờ của mẹ, sự đói khát
của các em và sự lạnh lùng vô cảm của người cha khiến Núi đành phải từ b ước mơ đi học để kiếm tiền nuôi em. Chính từ đây, Núi đã dần rơi vào con đường tội lỗi.
Thể hiện sự "lưỡng hoá" của nhân vật Lê Lựu đã đặt Núi trong quá trình tự ý thức gắn liền với cuộc đấu tranh bên trong để thoát khỏi con đường tội lỗi làm lại cuộc đời. Theo dõi nội dung của tiểu thuyết ng đá sông thấy rõ được trách nhiệm của Núi với các em khi mất mẹ. Đêm 24 Tết khi Núi quỳ trước mộ mẹ xin mẹ phù hộ để có thể kiếm sống, không vào tù ra tội đã thể hiện con người lương thiện của Núi. Bởi vậy nên lần đầu tiên đi ăn cắp Núi "thậm thộp sợ" "hai bàn tay hắn run lên, hai mắt nhắm lại, vội vàng quay đi" [75-tr.110]. Sau những ngày lang thang, ý thức được những việc làm xấu xa của mình, hắn tự nguyện đi trại cải tạo lao động dành cho thanh niên chậm tiến với mong muốn "tìm được một việc làm","hắn sợ lang thang lắm rồi" [75-tr.120]. Lúc nào trong suy nghĩ của Núi cũng muốn được trở về như ngày xưa, được làm một người lương thiện đúng nghĩa. Tuy nhiên giống như một quy luật tất yếu, những người như Núi càng mong muốn làm cuộc sống bình yên bao nhiêu thì lại bị hoàn cảnh xô đẩy bấy nhiêu. Sự vô tình và tàn nhẫn của một người cha sắt đá, sự sa ngã của chính bản thân hắn, lý trí không thắng nổi những ham muốn thấp hèn nên "ngựa quen đường cũ". Dù bản thân hắn biết đó là nhục nhã nhưng lại không thể vượt qua. Chỉ đến khi hắn nghe thấy tiếng của con gái hắn: "Bố ơi, bố đừng đi ăn cắp nữa, con sợ bố đi tù lắm bố ơi.." thì hắn mới sống trong dày vò, thấm thía được những tội lỗi của mình: "Sáu mươi tư tháng đi tù mà phải tính từng giờ". "Buổi sáng có ai đỡ con dậy hay lại lăn xuống đất? Buổi trưa, buổi tối con có được ăn không? Ai dỗ dành con mỗi khi con gào khóc lên nhớ bố" [75-tr.264]. Bản năng phụ tử của hắn đã giúp hắn có đủ nghị lực để cố học lấy một nghề, để khi trở về có thể kiếm tiền nuôi con. Viết về nhân vật Núi, Lê Lựu đã t ra là người am hiểu những mâu thuẫn, xung đột tâm lý của nhân vật.
Cũng là một khối ý chí cứng rắn đến mù loà, cũng được soi chiếu chủ yếu qua quan hệ cha- con, vợ- chồng, đại tá Thuỷ (Đại tá không biết đùa) được nhà văn miêu tả như một tên "cai ngục tinh thần". Người cha này không bao giờ cho phép con làm bất kỳ điều gì trái với ý mình. Ông là hiện thân của thứ quan niệm duy ý
chí vừa bảo thủ vừa thô bạo. Vị đại tá "không biết đùa", yêu thương con theo một cách nghiệt ngã đến quái gở: dìm đứa con nh xuống nước bắt gọi bố, cấm vợ không cho con chơi với những đứa trẻ nghịch ngợm, quê mùa... Mặc dù đã được bạn bè cảnh tỉnh, ông vẫn kiên quyết bắt con đi theo con đường mà mình đã chọn. Cái mà ông xem là đúng đắn, nghiêm túc "không phải trò đùa", là chuẩn mực không thể bàn cãi thì với người khác lại là sự "phi nhân tính". Thực ra, những lý l mà vị đại tá này đưa ra hết sức nguỵ biện. Thói vô cảm đã khiến cho đại tá Thuỷ vừa là một tội nhân lại vừa là một nạn nhân. Một mặt ông muốn người đồng đội sắp xếp cho con mình vào "tiểu đoàn một có tiếng là nguy hiểm, khổ cực nhất mặt trận", một mặt khi biết tin thì ông cả đêm không ngủ, dằn vặt với những câu h i ngờ vực: "tại sao lại đưa nó lên đấy". Sau khi Tuỳ mất tích, đêm nào ông cũng "vật vã, đau đớn vì mất con, vì những hi vọng viển vông của vợ ông". Nhưng khi biết đích xác con đã chết, ông lại t ra "tỉnh táo khác thường" vì ông đã tìm ra được lí l : "Ở đời nó công bằng lắm cơ, anh đã dám hi sinh cho một lý tưởng cao đẹp rộng lớn, phải biết vứt b sự vụn vặt để làm cho con người nh bé trong những lo toan tầm thường"[71-tr.166]. Cái suy nghĩ "cao thượng" của ông không đủ để che giấu được nỗi đau mất con và nó khiến ông phải khóc như một đứa trẻ bị đòn đau. Nhà văn Lê Lựu đã cho người đọc thấy diễn biến tâm lý phức tạp trong con người đại tá Thuỷ. Nó không hề đơn giản như tâm lý các nhân vật thời kỳ trước đó, mà nói như Nguyễn Minh Châu: "Trong con người bao giờ cũng có hai phần rồng phượng và rắn rết"...
Lão Địa (Hai nhà) có thể xếp vào kiểu nhân vật lưỡng hoá. Ở nhân vật này còn phảng phất chút kỳ dị: kỳ dị trong cách sống, thậm chí cái chết cũng kỳ dị. Là một nhân vật có những chiêm nghiệm tỉnh táo về l sống, thói ích kỷ của lòng người: "Ai sống không đúng ý họ, căm thù. Ai hơn họ, căm thù. Ai bảo họ phải sống "đất lề quê thói" họ bảo mất nhân quyền. Ai khuyên họ phải sống "đói cho sạch, rách cho thơm", họ bảo mất tự do..." Ông cũng đưa ra những lý l khắt khe với cách hành xử của con người: "Đàn bà họ nông nổi, ích kỷ, thực dụng nhưng chết nỗi những cái đó toàn là cái bản tính thật nhất của con người, mà đàn ông dùng mưu
mẹo, lí trí, học thức để cố tình nguỵ biện, che giấu nó đi, để tiến tới những mục đích khác, xa xôi, vợi vợi cách trở"[76-tr.51-52] nhưng bản thân ông lại không thực hiện những lý l đó. Cái chết của lão như một minh chứng về sự nhu nhược, cam chịu, nhẫn nhục đến hèn mạt. Hắn tự nhận "Tôi không có nhân cách, đạo đức, lý tưởng gì cả. Suốt đời tôi nuôi dưỡng lòng căm thù và quyết chí đeo đuổi sự trả thù. Vì đơn giản con người sinh ra vốn đã muốn hơn người, không chịu nghèo khó và khổ cực, hèn kém ai, ít ra là không chịu thua kém chúng bạn của mình"[76-tr.287]. Bằng tình yêu mãnh liệt với nhân vật, Lê Lựu đã đi sâu vào thế giới tâm hồn đầy phức tạp của nhân vật Địa, qua đó thấy được sự giằng xé trong nội tâm nhân vật. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ và con người cũng muôn hình vạn trạng.