5. Cấu trúc luận văn
3.1.2. Khai thác quá trình tự ý thức của nhân vật
Ý thức là sản phẩm đặc trưng của con người, giúp con người tự tách mình ra kh i thế giới loài vật. Tự ý thức là trình độ cao của ý thức, là khả năng tự hiểu mình để tự cải tạo và hoàn thiện.
Văn học 1945-1975 ít thể hiện quá trình tự ý thức của nhân vật như nhu cầu tự tại. Những tâm tư bên trong của nhân vật thường là yếu tố mang tính hướng ngoại: nhân vật tự so chiếu với tiêu chuẩn chân lý của cộng đồng để phấn đấu. Những dòng nhật ký của Lữ trong Dấu chân người lính (Ngu ễn Minh hâu),
những phút giây giằng xé, đấu tranh của chị Tư Hậu (M t chu n chép b nh vi n- Bùi Đức Ái), những day dứt của nhân vật Nhân trong Xung đ t hay Nam trong Hãy đi xa nữa của Nguyễn Khải đều thể hiện nhu cầu vươn đến cái đẹp của con người mới. Nhưng những quá trình tâm lý này thường nảy sinh do tác động của ngoại cảnh và nó chủ yếu phản ánh phương diện ý thức chính trị, ý thức công dân của nhân vật. Văn học sau 1975 với quan niệm nhiều chiều về con người đã quan tâm nhiều hơn đến phương diện đời sống cá nhân, tâm lý cá nhân. Nhân vật tự ý thức với ý nghĩa con người và những vấn đề tự nó như Bakhtin quan niệm, như Nam Cao, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu quan niệm- lại trở thành nhân vật quan trọng của tiểu thuyết thời kỳ đổi mới. Nhân vật chỉ thực sự tựu ý thức khi nó thực hiện cái nhìn mới đối với bản thân bằng con mắt của chính mình, không pha tạp với điểm nhìn của người khác. Chúng tôi dùng khái niệm nhân vật tự ý thức cho những nhân vật có quá trình chiêm nghiệm và thức tỉnh tự thân. Thường thì chỉ ở nhân vật nếm trải , sự tự ý thức mới thực sự sâu sắc. Quá trình tự ý thức của nhân vật là một trong những phương thức giúp cho việc thể hiện con người một cách toàn vẹn.
Trước 1986, sáng tác Lê Lựu chủ yếu kể lại những chiến công, những hành động cao cả của con người chứ chưa làm nổi bật được thế giới tinh thần phong phú
của họ. Bước sang thời kỳ đổi mới, tiểu thuyết của ông là cuộc hành trình kiếm tìm và diễn tả quá trình thức tỉnh ý thức cá nhân. Lê Lựu ít miêu tả hành động bên ngoài mà chú ý nhiều hơn đến đời sống tâm lý bên trong của nhân vật. Các nhân vật được thể hiện trong trạng thái thường xuyên phải tự phán xét, tự nhận thức do sự trật khớp giữa khát vọng đẹp đ và hiện thực bi đát. Bằng việc quan tâm đến quá trình tự ý thức của nhân vật, Lê Lựu khám phá sâu sắc những tấn bi kịch nội tâm đã phần nào nói được sự thật về tâm hồn con người, nói lên những điều bí ẩn không thể diễn tả được bằng ngôn ngữ thông thường .
Có lẽ thành công nhất của Lê Lựu ở phương diện này là sự khám phá quá trình tự ý thức của những nhân vật rơi vào bi kịch không được là mình không dám là mình.
Ở Giang Minh Sài (Thời xa vắng), quá trình tự ý thức thực sự bắt đầu khi anh mười bốn tuổi. Sài âm thầm, cay đắng về cuộc hôn nhân bất hạnh mà không thể kêu ca, không thể giãi bày. Vì sợ tiếng xì xào bàn tán của mọi người, vì lo đến vai trò gương mẫu của một liên đội trưởng thiếu niên, sợ ảnh hưởng đến nề nếp gia phong của gia đình và dòng họ mà Sài phải sống hai cuộc đời thật và giả. Nửa đời đầu, quá trình tự ý thức của nhân vật xoay quanh xung đột giữa sự say mê tự nhiên của con tim với tư tưởng về nghĩa vụ (Biêlinxki). Bất lực trước hoàn cảnh, Sài quyết đi bộ đội. Nhưng hơn ai hết, anh hiểu rõ ý nghĩa của cuộc ra đi ấy đi như sự chui luồn, chạy trốn cả hôm qua hôm nay và ngày mai mà tự bằng lòng với quyết định được coi là vô cùng dũng cảm của mình: Hãy im lặng chịu đựng. Trước mắt đồng đội, Sài sống cuộc sống gương mẫu của một quân nhân, nhưng con người thật của anh không phải như thế. Lê Lựu đã để cho Sài được là chính mình trên những trang nhật ký và sống thực bằng mơ tưởng về tình yêu với Hương. Tuy nhiên, trong bi kịch lần thứ nhất, Sài vẫn còn giữ được chút gì đó cho riêng mình. Ít ra thì việc quyết tâm đi bộ đội- cho dù là chạy trốn nhưng anh vẫn được quyền quyết định hạnh phúc và tình yêu của mình. Đến bi kịch lần thứ hai, anh hoàn toàn đánh mất mình trong cuộc sống đời thường. Đến đây, nhu cầu tự ý thức xoay quanh "sự lựa chọn lầm lạc" "nửa kia" của mình. Không phải Sài thiếu kiên trì để vun đắp cho gia
đình mình. Anh đã cố gắng để cuộc sống vợ chồng êm thấm, mặc dù có những lúc "anh thấy tự ái, mình không còn là mình. Xử sự việc gì cũng không phải là của mình, tự mình quyết định. Tất cả là của cô ta và phải làm theo ý cô ta." Càng cố thì khoảng cách giữa Sài và Châu ngày càng xa. Đến lúc chiếc ba lô kỷ niệm của người bạn đã vì anh mà hy sinh bị Châu cắt quai quăng đi, anh mới cay đắng nhận ra rằng anh "không có chỗ" trong chính ngôi nhà của mình. Sài đã phải trả một cái giá quá đắt để cố được sự thức tỉnh, để ý thức rõ tấn hài kịch của đời mình: "Nửa đời phải yêu cái người khác yêu, nửa đời còn lại đi yêu cái mình không có"[70].
Đối mặt với thử thách nghiệt ngã của cuộc mưu sinh, Tâm (Hai nhà) luôn bị giằng xé giữa một bên là lương tâm, danh dự của nhà báo và bên kia là nghĩa vụ, trách nhiệm của người chồng, người cha. Anh ý thức được những bài báo nhạt nh o của mình viết ra nhưng lại mang mặc cảm của một người không lo nổi cuộc sống cho vợ con nên nhiều lúc anh thấy cảnh ngộ của mình "vừa nhục nhã lại vừa buồn cười". Tấn bi kịch xem ra còn thảm hơn so với bi kịch của Hộ (Đời thừa- Nam Cao). Nó là bi kịch tinh thần nên vô hình vô ảnh, nhưng nó giày vò con người hơn cả nỗi đau thể xác. Ngòi bút Lê Lựu t ra khá am tường và đồng cảm sâu sắc với những nỗi đau mà người trí thức phải đối mặt. Lê Lựu đã phân tích thật thấm thía tâm trạng của người chồng bị lừa dối, bị cắm sừng, bị yêu thương những đứa con hờ. "Anh không tự biết mình là kẻ còn sống hay đã chết, mà sống để làm gì". Đau đớn nhất là anh hiểu rõ mình phải chịu một phần trách nhiệm trong việc Linh Anh phản bội mình. Bản tính nhu nhược đã khiến anh không thể chấp nhận được thực tế xấu xa của vợ nhưng lại không đủ nghị lực để vượt qua. Trước ý nghĩ b Linh Anh, anh lại "lấn bấn mãi không dứt ra được, là vì anh còn thấy tiêng tiếc, thấy chống chếnh, thấy vô lý không thể tưởng tượng được tại sao Linh Anh không phải vợ anh". Và cuối cùng anh quyết định chấp nhận "dẫu thế nào thì vẫn phải ngậm bồ hòn làm ngọt, nuốt nỗi uất ức vào ngực để bắt đầu chịu đựng những chuỗi ngày nặng nề căng thẳng". Quay lại với cuộc sống gia đình tồi tệ để rồi cuối cùng mất tất. Đó cũng là bài học đắt giá cho những kẻ sống nhu nhược, không đủ nghị lực để sống cuộc sống của chính mình.
Bà Đất ( hu n àng u i) là một nhân vật chịu nhiều mất mát, đau thương. Chính Lê Lựu đã có lần nói: "Khi viết về người mẹ này, lòng tôi tràn đầy sự yêu thương, sự hành hạ khốn khổ. Đó là một bà mẹ rất tiêu biếu cho bà mẹ Việt Nam và giống như một cái rốn đựng không biết bao nhiêu sự yêu thương khốn khổ, khốn nạn ở đời". Nét tính cách nổi bật ở nhân vật này là sức chịu đựng ghê gớm. Bên trong cái vẻ nhu mì hiền lành là một thế giới nội tâm đầy giằng xé, mâu thuẫn. Bị chà đạp rồi b rơi, đau đớn đến tột cùng, muốn tìm đến cái chết nhưng trong giây phút ấy cô đau xót nhận ra cảnh ngộ của mình: sống không nổi mà chết cũng chẳng xong, bởi cô "sợ nó để lại tai tiếng cho mẹ, cho các anh, cô không dám xuất hiện một ý nghĩ liều lĩnh nào nữa". Lê Lựu đã phát hiện ra tấm lòng nhân hậu của một "kẻ b đi" bằng trái tim cảm thông thực sự. Trở về với v bọc chồng là Việt minh, sống trong tình yêu thương của gia đình và hàng xóm vậy mà chị không tìm thấy niềm vui. Đặt nhân vật trong môi trường tự đối thoại với chính mình, trong
Chuy n làng Cu i có đoạn: Mỗi lần bắt gặp những cái nhìn vừa thán phục vừa âu yếm của mọi người, Đất chỉ thấy sượng sùng. Chị không ngờ mình đã chót gian dối với cả cái việc tày đình như thế. Càng chối càng xấu hổ, chị em bà con lại càng quí mến cái tính khiêm nhường, kín đáo của chị. Đến bao giờ mình mới không là kẻ ăn cắp tấm lòng ngay thẳng thật thà của bạn bè, hàng xóm! Một nỗi xót xa âm thầm lại vò xé chị"[74], Lê Lựu buộc nhân vật phải suy nghĩ đối thoại với chính mình, với ý thức của người khác để bộc lộ tính cách, bộc lộ chiều sâu tâm hồn. Đất mang trong lòng sự giằng xé giữa ước mơ về một cuộc sống bình yên với sự đau đớn trong tâm can vì những lỗi lầm mình đã gây ra với chính bản thân và với cả những người xung quanh.
Khai thác quá trình tự ý thức của nhân vật Lê Lựu luôn đặt nhân vật vào trong cuộc đối thoại để nhà văn có thể khám phá chiều sâu tâm hồn con người, khám phá được thế giới ẩn khuất trong mỗi con người mà tưởng chừng như ta không thể nhìn thấu được. Khi để nhân vật đối thoại thì tâm tư, tình cảm, chiều sâu tâm hồn nhân vật được khám phá đến tận cùng. Ở tiểu thuyết Sóng đáy sông, nhà văn để cho Núi đối diện với đời mình: Hắn ngồi rũ xuống ở thành
giường từ lúc quá nửa đêm trong một tâm trạng chống chếnh giữa gian nhà lạnh l o như vừa có người chết. Tiếng chép miệng của những con thạch sùng làm cho màn đêm trong căn phòng mười sáu mét vuông rạn ra và chốc chốc lại rung lên do tiếng ngáy rút từ lồng ngực vợ hắn kéo lên, khiến cả cổ họng, cả miệng cả mũi cô đều vang ra tiếng khò khò …ò ò…oo..khục khục..ục ục [75]. Rồi lại tiếng chóp chép…ực, nhai miệng không, nuốt không, khiến hắn cảm thấy như mình đang ngồi trong một khu rừng âm u giữa những đàn lợn đán sói đói ăn . Núi đang mang tâm trạng của một người muốn sống lương thiện, làm lại cuộc đời nhưng lại không đủ dũng khí để thực hiện. Cái ý tưởng làm lại cuộc đời của hắn đã bị chính hắn vùi đi, hạnh phúc trong tầm tay hắn đã bị chính hắn bóp chết. Hắn ăn năn cho hành động của mình. Hắn càng muốn thoát ra kh i cuộc đời cơ cực không có tương lai thì lại càng lún sâu vào nó. Qua cuộc đối thoại này tính cách nhân vật đã được bộc lộ sâu sắc một cách tự thân.
Khảo sát các nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu có thể thấy không chỉ ở những nhân vật có số phận bi kịch mới được nhà văn đặc biệt chú ý. Ngay cả ở những nhân vật đậm chất hài cũng được soi sáng từ tâm lý bên trong và nhất là khả năng tự ý thức nhiều hành vi của nhân vật cũng được soi sáng.
Những trang nhật ký của Linh Anh (Hai nhà) không chỉ làm sáng t nguyên nhân tan vỡ hạnh phúc gia đình mà còn cho thấy những nỗi khổ âm thâm ẩn đằng sau cái vẻ ngoài bất cần, nanh nọc, chua ngoa của người phụ nữ này. Linh Anh cần một người chồng "hóm hỉnh, thông minh", "quyết đoán" nhưng quan trọng là phải "đàng hoàng, minh bạch" chứ không phải người có cái mặt "hèn hèn ba phải" như Tâm. Bởi l "người đàn bà cứng rắn hùng hổ nanh nọc đến đâu cũng vẫn cần, rất cần một chỗ tựa vịn". Nhưng Tâm ươn hèn, nhu nhược như thế thì cô biết tựa vào đâu? " Tôi chán anh. Tôi không cần lấy anh làm cớ che đỡ sự lỡ làng của tôi. Tôi sẵn sàng nói với anh thằng Tí không phải là con anh. Thà bố nó là hắn, kẻ lừa dối tôi về ăn ở trong nhà hàng tháng trời, lúc tôi có chửa hắn "b chạy" không cưới tôi làm vợ vẫn còn hơn bố nó là kẻ ba phải trông cái mặt hèn hèn không dám quyết đoán cái gì một cách công khai đàng
hoàng"[76]. Những suy nghĩ thầm kín của Linh Anh giải thích vì sao cô ta liên tiếp phản bội chồng. Cô ta đi tìm những cái thiếu hụt ở chồng mình nơi những người đàn ông khác và tính cách tầm thường của người phụ nữ này trở nên rõ ràng hơn trước mắt bạn đọc.
Lưu Minh Hiếu ( hu n àng u i) trong quá trình tha hoá cũng có lúc tự ý thức. Khi biết rõ mình mang dòng máu địa chủ đại gian, đại ác, Hiếu đau đớn vô cùng: "những điều còn thấp thoáng trước kia bây giờ như hòn đá đè lên đầu mình (..) Làm sao mẹ lại đẻ ra con? Giá mẹ cứ để cho chó tha hay lúc đẻ xong mẹ quẳng con đi để kh i khổ mẹ, khổ con, đeo đẳng suốt đời dối trá thế này. Chưa bao giờ anh thấy một nỗi xót xa, một nỗi tủi hổ và hoảng sợ nó như bây giờ". Quá khứ của hai mẹ con ghi trong quyển vở đã đốt đi, nhưng nỗi sợ hãi thì vẫn còn đeo bám dai dẳng. Để được xuống thành phần, Hiếu không dám liên quan gì đến mẹ và ông Kiêm, anh phải coi họ như "kẻ thù không đội trời chung". Phải tránh mẹ, Hiếu thấy "hai chân rã rời không muốn bước". Vốn là đứa con ngoan ngoãn, biết thương yêu và lo lắng cho mẹ, vì hoàn cảnh đảo điên mà phải "ngoảnh mặt" lòng anh đầy day dứt: "Gặp mẹ Hiếu phải nói thật hay nói dối? Nói dối để làm gì? Nói thật để làm gì? Tránh đi để mẹ bớt một đêm đau đớn, thêm được một đêm hi vọng. Ngoài lý do ây ra, anh vẫn không đủ can đảm để người ta bắt quả tang anh vẫn liên lạc với mẹ". "Anh cũng phải sửa soạn cho mình một bộ mặt "ngày mai". S nói, s cười, s căm thù, s đả đảo? Liệu anh có làm được hay lại cứ bần thần mà thương mẹ, thương các em và chú ấy. Ngày mai anh s ngồi đâu? Ai h i gì? Phải trả lời những gì? Trời ơi căng thẳng quá"[74]. Đó là những giây phút trong con người Hiếu xảy ra cuộc giao tranh dữ dội giữa cái thiện và cái ác, cái cao thượng và thấp hèn. Bản chất lương thiện khiến anh ta đau đớn. Nhưng rồi anh ta buộc phải đầu hàng hoàn cảnh, dù đầu hàng, thoả hiệp vẫn cảm thấy chưa hết hiểm nguy nên anh ta thành kẻ cơ hội, độc ác. Anh ta mất dần khả năng tự ý thức nên tiếp tục trượt dài trên con đường tội lỗi. Chỗ này cần ghi nhận một đóng góp của Lê Lựu: Việc khai thác quá trình tự ý thức ở những nhân vật mang tình hài hước vừa bi
vừa hài như Linh Anh, Châu, Hiếu...cho thấy tính chất phức tạp trong nhân cách con người. Nhờ có quá trình tự ý thức mà các nhân vật này không đơn giản, sơ lược.
Diễn tả quá trình tự ý thức của nhân vật là một sự lựa chọn đúng đắn giúp Lê Lựu khám phá chiều sâu đời sống con người, qua đó vai trò của môi trường sống đối với việc bảo tồn, nuôi dưỡng nhân tính được nhận thức đầy đủ hơn, có lý hơn.
3.1.3. Khám phá nhân vật qua những tình hu ng xung đ t gay cấn, giàu ịch tính
Khi khám phá thế giới sâu kín của cá nhân, Lê Lựu cũng thường đặt nhân vật trong tình huống xung đột gay cấn, giàu kịch tính. Các tình huống mâu