Nhân vật hướng thiện

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới (Trang 83)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.4. Nhân vật hướng thiện

Từ lâu chân- thiện- mỹ đã được chúng ta quan niệm là trụ cột tinh thần trong đời sống xã hội và con người. "Thiện trong đạo đức truyền thống là cái tốt lành, không gian ác, không hung dữ, không độc hại. Thiện là tất cả những cái phù hợp với chuẩn mực đạo đức được xã hội thừa nhận và khuyến khích". Hướng thiện vì thế trở thành một nhu cầu lớn của con người.

Kiểu nhân vật hướng thiện là kiểu nhân vật có tính truyền thống trong văn học Việt Nam. Nhân vật hướng thiện là mô hình về kiểu người nhận thức, đấu tranh với cái xấu, cái không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội nhằm hoàn thiện nhân cách, vươn tới cái tốt đẹp, cái phù hợp với chuẩn mực đạo đức.

Ở văn học truyền thống, tiêu biểu là truyện cố tích và truyện Nôm, dân gian đã xây dựng kiểu nhân vật thiện đối lập với nhân vật ác với tư tưởng tái hiện lại cuộc đấu tranh giữa Thiện và Ác. Con người đại diện cho cái thiện đấu tranh, triệt tiêu cái ác, bảo vệ lý tưởng về cái thiện, cái tốt đẹp ở đời. Ở đây, nhân vật thiện là típ người được xây dựng theo tiêu chí đã mang sẵn tính thiện và tính thiện là chủ đạo. Nhiệm vụ của họ chỉ còn là đấu tranh với một cái ác đối lập ở bên ngoài họ. Cuộc đấu tranh dù cam go nhưng rõ ràng trắng đen, thắng thua rành mạch. Đến văn học hiện đại qua việc xây dựng kiểu nhân vật phức tạp nhiều chiều, "thống nhất trong bản thân mình vừa các đặc điểm chính diện lẫn phản diện, vừa cái tầm thường

lẫn cái cao cả", chứa đựng cả "thiên thần và quỷ sứ" (Nguyễn Minh Châu) đã cho thấy thực tế thiện -ác khó phân tách rõ ràng. Cái ác, cái xấu nhiều khi nằm trong cùng một đối tượng với cái thiện. Và như l tất yếu, cuộc đấu tranh giữa thiện và ác s khó khăn, gay go hơn rất nhiều. Nó không đơn giản chỉ là cuộc đấu tranh giữa hai đối tượng ở bên ngoài nhau mà còn là cuộc đấu tranh ngay trong chính bản thân mỗi con người nhằm vượt lên những cái tầm thường, thấp hèn vẫn luôn ẩn giấu bên trong mình để tự thức tỉnh, hoàn thiện nhân cách, vươn tới lý tưởng đạo đức tốt đẹp. Văn học Việt Nam sau 1975, nhất là văn xuôi đã tập trung xây dựng kiểu nhân vật này- kiểu nhân vật hướng thiện.

Lê Lựu cũng là một trong những nhà văn sớm đặt vấn đề hướng thiện và xây dựng thành công kiểu nhân vật hướng thiện. Nhân vật hướng thiện tuy không phải là kiểu nhân vật điển hình nhưng cũng cũng được Lê Lựu khai thác với nhiều sắc màu khác nhau. Trong tiểu thuyết, dù nhà văn Lê Lựu có nói về những cái xấu, có phê phán những sai lầm, thiếu sót, nhưng mục đích cuối cùng là hướng về cái đẹp, cái thiện.

Trong tác phẩm của mình, một mặt Lê Lựu xây dựng những người phụ nữ sống ở thành thị, có học thức, nhưng lại sống thiếu sự chung thuỷ, nhân cách con người: Châu (Thời xa vắng), Linh Anh (Hai nhà)... Mặt khác nhà văn còn xây dựng những phụ nữ đã có nhân cách, có bản lĩnh, sống giàu tình cảm, có đời sống nội tâm phong phú như: Hương (Thời xa vắng), Hoài (Đại tá không biết đùa)

Hương (Thời xa vắng) là một cô gái vừa xinh đẹp, vừa nết na, học gi i, là nhân vật chiếm được nhiều tình cảm của tất cả mọi người. Cũng sống trong hoàn cảnh như Sài, cũng có những khó khăn trắc trở khi yêu một thanh niên đã có vợ như Sài, nhưng Hương đã xử sự rất có bản lĩnh, rất dũng cảm để bảo vệ tình yêu chân chính của mình, cho dù cô hiểu trước mắt có hàng loạt trở ngại nặng nề và nặng nề nhất là búa rìu dư luận. Những suy nghĩ của Hương chứng t cô có ý thức bảo vệ tình yêu của mình: "Gần một tháng nay kể từ khi đến lớp , em bị tai tiếng đi theo. Ai cũng muốn xa lánh khinh bỉ em, em xa hẳn và khinh họ luôn. Em chỉ cần có mình anh yêu em, anh ở bên em (...) Em biết rằng không ai hiểu em hơn anh cũng như em

tin ở sự mộc mạc và sức chịu đựng của anh, em tin vào quyết định "dũng cảm" của anh với tình yêu thiêng liêng của chúng ta"[70-tr.65]. Nhưng rồi sự đầu hàng của Sài khiến Hương đau đớn, tuyệt vọng "Em sẵn sàng chịu đựng, sẵn sàng chờ đợi cho đến bất cứ khi nào Sài được "giải phóng", dù chỉ mười ngày được sống tự do bên nhau, còn hơn năm năm sống kìm kẹp tù túng. Nhưng em đã quá lầm"[70- tr.127]. Hương nghĩ rằng Sài đã phản bội mình và cô đành tìm một tình yêu khác. Khác với Tuyết, Hương lại thấy nỗi cô đơn trong chính tình yêu thương của chồng mình. Cô lấy chồng không phải vì tình yêu mà để trả thù tình yêu, bởi Hương nghĩ Sài đã phản bội cô. "Để đến bây giờ trước mặt mọi người cô phải cố trở thành người vợ dịu dàng, hãnh diện về người chồng biết chiều chuộng, biết lắng nghe từng cử động của vợ"[70-tr.154]. Rồi "rất nhiều đêm nằm ôm con khóc vì không hiểu tại sao mình lại tự làm khổ mình như thế"[70-tr.211]. Với Hương sống cạnh chồng chỉ là trách nhiệm, còn tình yêu thương cô vẫn dành hướng về Sài. "Em đã cố vun đắp cho cái gia đình ấy, lo toan cho các cháu học hành. Nhưng không lúc nào em nguôi nỗi nhớ anh, lo sợ anh ở chiến trường sống chết ra sao. Bao nhiêu tình yêu của anh trong em, em đem sống hết với gia đình, với chú Hà, anh Tính, anh Hiểu. Anh có ai ruột thịt, thân thích thì em có tất cả những người ấy"[70-tr.211].

Như vậy, đối với Hương cô đơn là một sự sắp đặt nghiệt ngã của số phận "Cùng một lúc chị vừa lo cho cả hai nơi. Một gia đình không hạnh phúc nhưng không thể phá b , một người yêu tràn đầy rạo rực nhưng không thể bước tới"[70- tr.208]. Không tìm được điểm tựa cho tâm hồn Hương vĩnh viễn chấp nhận nỗi cô đơn như chính cô từng nói với Sài: "Chỉ có điều là tại em quyết định lấy anh ấy, em phải gánh chịu mọi nỗi bất hạnh"[70-tr.211]. Tuy nhiên, hàng chục năm sau, khi gặp lại Sài, cô vẫn giữ được một cách ứng xử đúng mực, có trách nhiệm với gia đình cũng có phần trách nhiệm với người yêu cũ "Bề ngoài, chị vẫn phải chồng con, cơ quan để đi gặp người "tình" cũ. Nhưng trong chị bao giờ cũng được phân định ranh giới rõ ràng giữa gia đình và tình yêu. Với một mối tình có thể gọi là duy nhất với Sài khiến chị thương và lo toan cho Sài như một người vợ lo cho chồng. Nhưng nó hoàn toàn mang ý nghĩa tinh thần hết sức thiêng liêng vì chị đã có một gia đình,

đau khổ chịu đựng và vun đắp cho nó hơn mười năm nay. Đã ba mươi tư tuổi đầu không đủ sức từ b những gì đã có, chị sợ sự tanh bành, đổ vỡ của một gia đình [70- tr.207]. Hương là hình ảnh của một con người sống có bản lĩnh, có nhân cách, là nhân vật lý tưởng, thánh thiện trong Thời xa vắng.

Bên cạnh nhân vật Hương, ta còn bắt gặp nhân vật Hoài trong Đại tá không biết đùa cũng là người phụ nữ dám yêu, dám sống, dám đấu tranh để bảo vệ tình yêu chân chính của mình. Hoài yêu Tuỳ bằng một thứ tình yêu chân thành và tự nguyện. Tuỳ vào bộ đội, rồi trải qua những nơi thử thách quyết liệt, Hoài đã một lòng chờ đợi. Trước tin Tuỳ lạc đơn vị, Hoài đã đi tìm người yêu để chứng t sự chung thuỷ của mình. Song cái kết cục bi thảm cũng là ở chỗ ấy. Đó cũng là cuộc gặp gỡ cuối cùng của họ. Tuỳ chết đi để lại bao nỗi đau đớn, dằn vặt trong lòng Hoài. Bao nhiêu sự nghi ngờ và nhiều bàn tán xung quanh cái chết, Hoài đã thành tâm nhận ra rằng chỉ có cô mới lí giải nổi. Song sự thực thì không ai tin cô, thậm chí người cha của Tuỳ cho rằng cô là một người điên. Trước nỗi đau mất người yêu, lại bị chính bố của người yêu nghi ngờ, song không vì nỗi đau ấy mà cô hối hận hay oán trách người tìm mọi cách ngăn cấm tình yêu của mình. Trong lòng Hoài đã trỗi dậy một mầm sống, một niềm hi vọng và niềm tin ở cuộc đời. Đã có lúc "Trong trằn trọc lẻ loi, có lúc cô đã nhen lên ý nghĩ phá thai như rất nhiều người con gái lầm lỡ đã từng làm thế"[70-tr.162]. Hoài dám ngẩng cao đầu trước dư luận hẹp hòi: "Em chỉ biết em được yêu, được sống hết điều mình mong m i, ước vọng. Anh đã cho em tất cả. Em cũng hiến dâng tất cả cho anh. Chúng ta đã sống bên nhau và đã tìm thấy hạnh phúc. Nó bao la hơn cả trời đất, nó cao thượng hơn nỗi hận thù, nó sâu xa hơn cả kinh kệ luân lý"[70-tr.162]. Hoài đã trải qua một quá trình dằn vặt, cân nhắc để đi đến quyết định làm rõ nguyên nhân cái chết của Tuỳ. Quyết định ấy không đơn giản là lời thú tội của người con gái đã vượt qua cái ngưỡng cho phép trong tình yêu mà đó là một cách bộc lộ phẩm chất tốt đẹp của Hoài, rõ ràng Hoài đã "không cần làm đẹp lòng ai khi lòng mình thành thật". Viết về câu chuyện tình yêu và kết cục bi thảm của nó, Lê Lựu thêm một lần nữa làm nâng giá trị của một danh ngôn của Cicero: "Không có gì cao thượng và đáng kính bằng lòng chung thuỷ".

Kiểu nhân vật hướng thiện mà nhà văn Lê Lựu tập trung khắc hoạ nói trên đã cho thấy rõ nét quan niệm nghệ thuật, lý tưởng thẩm mỹ về con người của nhà văn. Rõ ràng Lê Lựu đã đặt niềm tin lớn lao vào con người. Có thể nói kiểu nhân vật hướng thiện được Lê Lựu khám phá, tuy hiếm hoi nhưng nó giúp thanh lọc tâm hồn con người hướng về cái thiện, từ đó có ý thức loại trừ cái xâu, cái ác ra kh i đời sống con người.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2:

Tóm lại, việc khảo sát, phân tích các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới đã giúp chúng ta có được cái nhìn nhiều chiều hơn về con người. Thế giới nhân vật của ông khá sinh động trong những bức tranh đời sống thế sự đa dạng và thật khó để có thể phân định rạch giòi các tuyến nhân vật. Ví dụ như Núi ( ng đá sông), Đại tá Thủy (Đại tá không biết đùa) vừa mang đặc điểm của kiểu nhân vật tha hoá nhưng cũng có thể xếp vào kiểu nhân vật lưỡng hoá. Hoặc lão Địa (Hai nhà) tiêu biểu cho kiểu nhân vật kỳ dị ....Do vậy sự phân chia ở đây chỉ mang tính chất tương đối và chúng tôi xin được chọn những điểm tiêu biểu nhất để sắp xếp cho phù hợp.

Có thể nói Thời xa vắng là một trong những tiểu thuyết nổi bật và đình đám nhất của Lê Lựu viết về chiến tranh và người lính cách mạng. Tuy nhiên chúng tôi không khai thác về kiểu nhân vật người lính như một luận điểm riêng mà đặt họ trong cái chung tổng quát, trong mối liên hệ giữa cuộc sống hôm qua và hôm nay của dân tộc, mỗi con người. Họ đúng là những anh hùng đầy tự tin và chủ động trong cuộc chiến anh dũng của dân tộc nhưng lại lạc lõng và thụ động trong cuộc sống hàng ngày. Cuộc đời họ là những bi kịch tiếp nối.

Với tiểu thuyết, nhà văn Lê Lựu đã tạo ra được dấu ấn riêng cho mình trong nền văn học Việt Nam đương đại và cũng với tiểu thuyết, nhà văn đã thể hiện được những quan điểm, cách nhìn của mình về con người, cuộc sống thông qua hệ thống các nhân vật đa dạng về tính cách, số phận: kiểu nhân vật bi kịch, nhân vật tha hoá, nhân vật lưỡng hoá hay nhân vật hướng thiện... Những con người đó, những số phận đó đều là những thước phim chân thực nhất hình ảnh của người lính với cuộc

sống đời thường, hay những người vợ, người chồng trong cuộc sống bon chen thường nhật. Viết về những kiểu nhân vật này, Lê Lựu muốn gửi gắm một thông điệp gần gũi với bạn đọc: Trong bản thân mỗi con người luôn tồn tại những mặt trái ngược, mặt tốt, mặt xấu, điều quan trọng là phải biết chế ngự những ham muốn bản thân để phát huy mặt tốt, để làm người theo đúng nghĩa của nó.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 3.1. Nghệ thuật hắc hoạ nhân vật

3.1.1. Nhân vật được đặc tả ở tính cách và s phận

Với quan niệm: tiểu thuyết của tôi là tiểu thuyết của tính cách, của số phận con người , từ Thời xa vắng (1986) đến Hai nhà (2000), Lê Lựu giành nhiều hứng thú cho việc khắc họa những nhân vật tính cách hoặc số phận.

Tính cách của mỗi nhân vật là sự thống nhất hữu cơ giữa cái chung và cái riêng , giữa cái có tính cách khách quan (thực tại xã hội- lịch sử, nơi cung cấp hình mẫu cho tính cách nhân vật) và cái mang tính chủ quan (sự trình bày và đánh giá hình mẫu ấy bởi tác giả) . Thể hiện những tính cách phức tạp và không ngừng biến động là thuộc tính của tiểu thuyết hiện đại. Nhờ có tính cách, nhân vật văn học trở thành phương tiện hữu hiệu khái quát hiện thực. Chỉ có tài năng, vốn sống phong phú, khả năng quan sát, chiêm nghiệm sâu sắc mới có thể tạo ra những nhân vật có tính cách riêng sống động. Lê Hồng Lâm nhận xét: Lê Lựu là nhà văn luôn đi đến tận cùng tính cách nhân vật . Và càng đi đến tận cùng tính cách nhân vật thì càng phải khai thác đến tận cùng tâm trạng của nó . Trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới, nhà văn đặc biệt chú trọng đặc tả tính cách nhân vật qua những trạng thái tâm lý căng thẳng, giàu kịch tính. Trước tiên phải kể đến hàng loạt nhân vật nằm trong hệ thống hình tượng ám ảnh, day dứt như Sài (Thời xa vắng), Bà Đất ( hu n àng u i), Tùy (Đại tá không biết đùa), Núi ( ng đá sông), Tâm, Địa (Hai nhà). Tính cách của họ là sản phẩm được nhào lặn từ một hoàn cảnh kém phát triển thời bao cấp- cái thời mà con người sống thụ động, bị động. Nét nổi bật ở họ là sự nhát sợ, tuân phục; sợ dư luận, sợ đổi thay, sợ bị quy kết, sợ cô đơn, sợ không sống nổi một mình… Bao nhiêu cái sợ ấy biến họ thành bạc nhược, thủ tiêu khát vọng cá nhân. Cái khuôn thước con người công thức, con người công dân đầy tính giáo điều đã trói chặt họ trong tình trạng sống khắc khoải vì miếng cơm manh áo. Bản chất họ

lương thiện nhưng rõ ràng nhân cách họ thiếu hụt, nó thiếu hụt trước hết bởi họ không dám là mình. Phẩm chất hàng đầu ở họ là sự nhẫn nhục. Nhưng đó mới chỉ là nét tính cách loại hình . Nhân vật của tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới không hề khô khan và sơ lược như vậy. Tính cách của nó hình thành qua một quá trình nhào nặn, là sự nhượng bộ hoàn cảnh sau cả chuỗi những giằng xé, vật vã nội tâm. Và đến lượt mình tính cách s quy định số phận.

Như chúng ta đã biết, văn học giai đoạn 1945-1975 rất có ý thức xây dựng những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình nhưng vì giới hạn ở cái khung cảm xúc thẫm mỹ kiểu sử thi Cách mạng nên khái niệm số phận trở nên vô nghĩa. Con người dù có là một tính cách nhưng về bản chất nó không được coi như một cá thể riêng, có giá trị tự thân, bị hòa tan trong cộng đồng, số phận của nó là số phận cộng đồng, không thể gọi nó là nhân vật số phận đúng với nghĩa phổ quát. Chuyển từ tư duy sử thi sang tư duy tiểu thuyết, văn học Việt Nam thời đổi mới, trong đó có Lê Lựu đã thật sự làm cuộc cách tân quan niệm về nhân vật. Thoát kh i kiểu tính cách loại hình, các nhân vật của Lê Lựu thời kỳ này thực sự là nhân vật của tiểu thuyết, chúng có tính cách riêng, số phận riêng và được lý giải chủ yếu từ

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)