WHOLE NEW MIND (MỘT TƯ DUY HOÀN TOÀN MỚI), Daniel Pink (Riverhead Trade, 2006), bản tiếng Việt của lpha Books Pink tuyên bố rằng,

Một phần của tài liệu Sáng tạo Văn hóa của sự đổi mới không ngừng (Trang 61)

(Riverhead Trade, 2006), bản tiếng Việt của Alpha Books. Pink tuyên bố rằng, chìa khóa của sự thành công trong tương lai chính là việc nuôi dưỡng sáu yếu tố

thuộc vùng tư duy não phải, đó là: thiết kế, kể chuyện, hòa hợp, đồng cảm, giải trí và tìm kiếm ý nghĩa. Loại công việc không đòi hỏi những yếu tố này sẽ nhanh chóng bị chuyển ra ngoài hoặc được tự động hóa. Nếu như trong Thời đại Thông

tin, những người sắc sảo trong cảm xúc và khéo léo trong sáng tạo thường bị đánh giá thấp thì bây giờ, chính họ sẽ là những người thành công với lối tư duy

thiên về bán cầu não phải.

XÂY DỰNG THƯƠNG THƯƠNG

HIỆU

THE BRAND GAP (KHOẢNG CÁCH), Marty Neumeier (New Riders/AIGA, 2003). Đây là cuốn sách đầu tiên trong bộ sách gồm ba cuốn của tác giả mà Alpha Books xuất bản. Cuốn sách chỉ ra cách thức giúp các công ty kết nối khoảng cách giữa chiến lược kinh doanh với trải nghiệm khách hàng. Nó xác định xây dựng thương hiệu như một hệ thống bao gồm năm nguyên tắc: khác biệt, cộng tác, đổi mới, công nhận và trau dồi. Đây là một cuốn sách ngắn gọn

song hết sức hữu ích.

DESIGN BRAND IDENTITY (NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU SÁNG TẠO), Alina Wheeler (John Wiley & Sons, 2006). Một thương hiệu không thật TẠO), Alina Wheeler (John Wiley & Sons, 2006). Một thương hiệu không thật sự khác biệt nếu nó không có được một bản sắc của riêng mình. Cuốn sách của Wheeler giới thiệu tới bạn đọc những ví dụ điển hình về thương hiệu cũng như các hình thức quảng bá sinh động khác, đồng thời đưa ra mô tả đầy sức thuyết

phục về cách thức kết hợp chiến lược và sự sáng tạo trong thực tế.

THE DICTIONARY OF BRAND (TỪ ĐIỂN THƯƠNG HIỆU), được biên soạn và chỉnh sửa bởi Marty Neumeier (AIGA/2004). Với kích thước nhỏ gọn, bạn đọc có thể dễ dàng sử dụng mọi lúc mọi nơi. Được thiết kế chuyên nghiệp, đây được coi là cuốn sách đầu tiên “tuân thủ” các quy tắc thương hiệu nói chung. Để

có được sự thống nhất về các định nghĩa, tác giả đã phải cần tới sự trợ giúp của hội đồng cố vấn bao gồm mười nhà tư vấn hàng đầu trong các lĩnh vực quản lý, quảng cáo, nghiên cứu thị trường, kinh doanh xuất bản và thiết kế. Bạn cũng có

thể tìm thấy các định nghĩa này trong cuốn The Brand Gap (Khoảng cách). ZAG (ĐẢO CHIỀU), Marty Neumeier (New Riders/ AIGA, 2007). Đây là cuốn

sách thứ hai trong bộ sách gồm ba cuốn của tác giả mà Alpha Books xuất bản. Trong thời đại lan tràn sản phẩm “nhái” và truyền thông trực tuyến, một vấn đề được đặt ra đối với các công ty là làm sao trở nên nổi bật và khác biệt. Tác giả đã

đưa ra nguyên tắc cho các công ty đó là trở nên “khác biệt hoàn toàn” so với các đối thủ cạnh tranh, rằng khi đám đông “cùng chiều” thì chúng ta phải “đảo chiều”. Và hơn hết, các công ty phải tự tìm cho mình hướng đi và phương pháp

để có thể thực hiện việc “đảo chiều” đó.

THIẾT KẾ XANH XANH

BIOMIMICRY (XU HƯỚNG HỌC HỎI THIÊN NHIÊN), Janine Benyus (Harper Perennial, 2002). Thiên nhiên chính là nhà thiết kế vĩ đại nhất và là hình mẫu sáng suốt cho ngành công nghệ sinh thái học trong tương lai. Benyus đưa ra một thông báo cho tất cả các thiết kế và nhà phát minh, đó là hãy tìm đến Mẹ Thiên nhiên để khơi nguồn cảm hứng. Bà cũng đưa ra mười bài học mà một công

ty, một nền văn hóa hay một ngành kinh tế có nhận thức đúng đắn về sinh thái học có thể áp dụng để xây dựng một tương lai lành mạnh hơn, ổn định hơn và

thậm chí là thịnh vượng hơn.

CRADLE TO CRADLE (THIẾT KẾ BỀN VÀ CÓ THỂ TÁI CHẾ), William McDonough và Michael Braungart (North Point Press, 2002). Điều gì sẽ xảy ra nếu các sản phẩm được thiết kế theo cách có thể tái chế – dùng làm nguyên liệu cho các sản phẩm mới? Hoặc sẽ ra sao nếu chúng có thể cung cấp “nguyên liệu

kỹ thuật” cho quá trình tái luân chuyển trong các chu trình công nghiệp khép kín? Dưới ánh sáng của các khám phá khoa học gần đây, kiến trúc sư McDonough và

nhà hóa học Braungart chỉ ra rằng “nguồn gốc diệt vong” của ngành sản xuất không chỉ ở sự lãng phí mà còn nằm ở sự thừa thãi không cần thiết. Đây là tác

phẩm có sức ảnh hưởng to lớn trong lĩnh vực này.

DESIGN AND THE ELASTIC MIND (THIẾT KẾ VÀ TƯ DUY LINH HOẠT), Hugh Aldersey William và đồng sự (The Museum of Modern Art, 2008). HOẠT), Hugh Aldersey William và đồng sự (The Museum of Modern Art, 2008).

Có thể coi cuốn sách đầy thách thức tư duy này là phiên bản của cuộc triển lãm do Paola Antonelli tổ chức tại New York. Nó giải thích vì sao các nhà thiết kế lại có khả năng biến đổi những kỹ thuật tiến bộ thành các đồ vật, hệ thống, v.v... một

cách đầy sáng tạo và thú vị. Hãy sẵn sàng để đón nhận những điều ngạc nhiên. THE ECOLOGY OF COMMERCE (SINH THÁI HỌC THƯƠNG MẠI), Paul Hawken (Collins, 1994). Là người đứng sau đế chế sản xuất dụng cụ làm vườn của gia đình Smith & Hawken, Paul không phải là một nhà tư bản truyền thống.

Trong lần thập tự chinh tiếp theo nhằm thay đổi hệ thống kinh tế của chúng ta, ông cho rằng chúng ta cần chấm dứt việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng trong đó

năng lực bị suy giảm, và bị kìm chế trong các hoạt động làm suy thoái môi trường, tránh tiêu diệt muôn loài khi cố gắng làm thay đổi thói quen, tập quán của

chúng. Phố Wall đã phớt lờ thông điệp đó vào năm 1994, nhưng giờ đây họ phải bắt đầu lắng nghe nó.

MỸ HỌC

FROM LASCAUX TO BROOKLYN (TỪ LASCAUX TỚI BROOKLYN), Paul Rand (Yale University Press, 1996). Rand, nhà ứng dụng thiết kế đồ họa tài ba,

đã đưa ra một lời thỉnh cầu cho quan niệm thẩm mỹ tốt đẹp hơn trước khi ông qua đời năm 1996. Trong cuốn sách này, ông giải thích vì sao những hình vẽ trên

hang động tại vùng Lascaux – cùng những tác phẩm khác trường tồn với thời gian – lại có các giá trị phổ quát về thời gian, không gian, mục đích, phong cách

lẫn thể loại đến như vậy. Ông còn sử dụng những ví dụ điển hình từ công việc của mình để chỉ ra cách thức các nhà thiết kế có thể liên kết cùng nhau trong thế

giới hiện đại.

THE LAWS OF SIMPLICITY (QUY LUẬT CỦA SỰ ĐƠN GIẢN), John Maeda (The MIT Press, 2006). Maeda – nhà thiết kế nổi danh đồng thời là Giáo sư Đại

học MIT – đã đưa ra 10 quy luật để cân bằng sự đơn giản và phức tạp nhằm cải thiện công việc kinh doanh, kỹ thuật và thiết kế. Ông cũng giải thích vì sao quan

niệm “càng nhiều càng tốt” của chúng ta lại có thể làm giảm chất lượng của trải nghiệm khách hàng và phức tạp hóa các hoạt động kinh doanh.

MARKETING AESTHETICS (MỸ HỌC MARKETING), Bernd H Schmitt và Alex Simonson (Free Press, 1997). Các tác giả đưa ý tưởng của Aaker tiến xa hơn bằng cách chỉ rõ yếu tố mỹ học chính là điều kiện tạo nên cảm xúc. Trong cuốn sách tiếp theo – Experiential Marketing (Marketing trải nghiệm), Schmitt nghiên cứu sâu hơn ý tưởng này, tập trung vào tầm quan trọng của trải nghiệm

khách hàng trong xây dựng thương hiệu. SỰ CỘNG

TÁC

CREATING THE PERFECT DESIGN BRIEF (BẢN TÓM TẮT THIẾT KẾ HOÀN HẢO), Peter L. Phillips (Allworth Press, 2004). Đây là một bản hướng HOÀN HẢO), Peter L. Phillips (Allworth Press, 2004). Đây là một bản hướng dẫn vô cùng thiết thực giúp các đối tác của bạn có thể ngồi lại cùng nhau trên một

trang giấy – theo đúng nghĩa đen. Nếu bạn không thể đưa ra một bản phác họa cụ thể về các mục tiêu cũng như vai trò, thì dự án mang tính cộng tác của bạn sẽ trở nên lỏng lẻo, hoặc thậm chí thất bại. Bất cứ nhà quản lý nào xây dựng được một bộ phận thiết kế nội bộ hoặc một siêu nhóm sáng tạo đều có thể kết hợp ý tưởng

của Phillip vào hệ thống quản lý của mình.

THE FIFTH DISCIPLINE (QUY TẮC VÀNG THỨ NĂM), Peter M. Senge (Currency, 1994). Đây là quy tắc tổ chức của tư duy hệ thống, nhằm thúc đẩy bốn

quy tắc khác, gồm: làm chủ bản thân, mô hình tư duy, tầm nhìn chung và học tập nhóm. Cuốn sách giải thích cách xây dựng mối quan hệ với mọi người trong phòng ban hoặc công ty. Nếu bạn đang bắt đầu bước vào công việc quản lý hoặc muốn có vị trí cao hơn trong công việc, thì đây là cuốn sách không thể bỏ qua vì nó cung cấp cho bạn những lời khuyên về cách khuyến khích, thúc đẩy, động

viên các cộng sự (nhân viên) cùng tiến bộ.

ORGANIZING GENIUS (THIÊN TÀI TỔ CHỨC), Warren Bennis và Patricia Ward Biederman (Perseus Publishing, 1998). Là chuyên gia về các kỹ năng lãnh

đạo, Bennis đã trình bày cách thức khai thác và phát huy năng lực sáng tạo của hoạt động làm việc nhóm trong tổ chức. Đây là một cuốn sách mang tính thảo

luận về chủ đề này và đáng khích lệ.

SERIOUS PLAY (CUỘC CHƠI NGHIÊM TÚC), Michael Schrage (Harvard Business School Press, 1999). Với thái độ hết sức nghiêm túc, tác giả mong muốn bạn áp dụng mô hình cộng tác. Theo ông, cần thiết phải có không gian chung dành cho sự đổi mới. Độc giả sẽ được đưa đến thế giới tự do của những người não phải, nơi diễn ra cuộc chơi công bằng nghiêm túc và những người chơi

nghiêm túc làm việc trong các nhóm vui vẻ.

SIX THINKING HATS (SÁU CHIẾC MŨ TƯ DUY), Edward de Bono (Little, Brown and Company, 1985), bản tiếng Việt của NXB Trẻ. Tác giả đã đưa ra phương pháp tư duy “sáu chiếc mũ” hay “tư duy song song”, tức là xem xét một

vấn đề trên mọi khía cạnh. Khi sử dụng phương pháp sáu chiếc mũ, tất cả mọi người đều tham gia hoạt động sắm vai tại một thời điểm xác định. Mỗi người đội một mũ màu khác nhau và lần lượt chuyển sang các chiếc mũ màu khác. Phương pháp này giúp loại bỏ được rào cản lớn nhất đối với tư duy nhanh và hiệu quả – đó chính là cái tôi (hay bản ngã). Thay vì tấn công ý kiến của người khác để thể hiện mình là người thông minh, với phương pháp này, lối tư duy chống đối và đối

đầu bị loại bỏ vì khả năng tư duy của bạn sẽ được thể hiện qua việc bạn sử dụng mỗi chiếc mũ hiệu quả như thế nào.

TEN FACES OF INNIVATION (MƯỜI BỘ MẶT CỦA SỰ ĐỔI MỚI), Tom Kelley (Doubleday, 2005). Kelly, nhà thiết kế của tập đoàn IDEO, khẳng định rằng sức mạnh triệt tiêu ý tưởng của “đứa con quỷ satan” mạnh đến mức phải cần tới 10 người mới đánh bại được nó. Ông đưa ra ý tưởng về “nhà nhân loại học” – người bước ra cánh đồng để được tận mắt chứng kiến khách hàng thật sự sống ra sao, “nhà thụ phấn hoa” – người nối kết các ý tưởng, con người và kỹ thuật theo những cách thức mới, và “kẻ chạy vượt rào” – người vượt qua mọi trở ngại cản

trở sự đổi mới.

(Portfolio, 2004). Chúng ta đã chuyển từ kỷ nguyên của làm việc cá nhân sang làm việc nhóm, vậy nên hoạt động kinh doanh đã nhanh chóng đạt đến độ phức

tạp mới. Thành viên của nhóm thất bại (cảm thấy cô độc, kiệt sức, mất phương hướng và mệt mỏi?) có thể áp dụng những kinh nghiệm trong cuốn sách này để

vượt qua bế tắc trong công việc.

Chú Thích

1 6-Sigma (Six Sigma) là một hệ phương pháp cải tiến quy trình dựa trên thống kê nhằm giảm thiểu tỷ lệ sai sót hay khuyết tật đến mức 3,4 lỗi trên mỗi triệu khả năng gây lỗi bằng cách xác định và loại trừ các nguồn tạo nên dao động (bất ổn) trong các quy trình kinh doanh.

2 Học thuyết Deming: Học thuyết về quản lý chất lượng, do William Edwards Deming – nhà thống kê nổi tiếng người Mỹ – đưa ra. Deming chủ trương theo dõi chặt chẽ mọi quá trình sản xuất bằng công cụ thống kê. Vòng tròn Quản lý chất lượng của Deming gồm bốn yếu tố: lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, kiểm tra và khắc phục sai lỗi.

3 Đây là thuật ngữ do Richard Buchanan đưa ra, chỉ nền văn hóa thiết kế cũ.

4 Cuốn sách WorldChanging: A User’s Guide for the 21st Century (Làm thay đổi thế giới: Kim chỉ nam cho thế kỷ XXI) của cây bút Mỹ Alex Steffen giới thiệu những sản phẩm, xu hướng, công trình kiến trúc và dịch vụ mang tính sáng tạo, có lợi cho Trái đất.

5 Tetra Pak là tập đoàn kinh tế chuyên sản xuất bao bì bằng giấy carton do tỷ phú Ruben Rausing (Thụy Điển) sáng lập. Bao bì Tetra Pak được làm bằng giấy carton, có thể tái chế.

6 Trường phái Bauhaus do nhà thiết kế Walter Gropius khởi xướng năm 1919, bắt nguồn từ thành phố Weimar, miền Đông nước Đức, nhằm tôn vinh tính thực dụng và đơn giản.

7 Dãy số Fibonacci: Dãy số nổi tiếng do nhà toán học người Ý Leonardo Fibonacci (1175-1250) tìm ra, được biến hóa vô tận.

8 Ôtô lai là loại hình phương tiện ghép, sử dụng từ hai nguồn nhiên liệu trở lên cho động cơ, thường nhiên liệu chính vẫn là xăng và nguồn nhiêu liệu thứ hai là điện. 9 Khóa dính Velcro: Loại khóa quần áo có hai dải, một dải nhám, một dải trơn, khi kéo sẽ dính chặt lại với nhau.

10 FTSE 100: Chỉ số cố phiếu của 100 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất được niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán London (LSE), được bắt đầu từ ngày 3/1/1984, với điểm sàn là 1.000).

Một phần của tài liệu Sáng tạo Văn hóa của sự đổi mới không ngừng (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w