LIÊN KẾT CHIẾN LƯỢC VỚI TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG

Một phần của tài liệu Sáng tạo Văn hóa của sự đổi mới không ngừng (Trang 59)

HÀNG

Quản lý sáng tạo ngay trong nội bộ công ty

Thành lập “siêu nhóm” Cộng tác theo phong cách

đàn công-xéc-ti-na Hãy để cho các ý tưởng

được tự do tuôn trào Tổ chức đào tạo về thương

hiệu

Hãy để sáng tạo trở thành một phần chủ đề của các

cuộc họp bàn

NGUỒN SÁCH THAM KHẢO

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUẢN LÝ

CLOSING THE INNOVATION GAP (THU HẸP KHOẢNG CÁCH ĐỔI MỚI), Judy Estrin (McGraw-Hill, 2008). Trước thực trạng các ngành kinh doanh, giáo Judy Estrin (McGraw-Hill, 2008). Trước thực trạng các ngành kinh doanh, giáo dục và chính quyền đang phải đối mặt với những thách thức ngày càng gia tăng như hiện nay, Estrin cho rằng khả năng đổi mới của chúng ta hiện nay đã bị suy giảm nghiêm trọng. Bà tha thiết kêu gọi mọi người hãy cùng nhau thắp sáng lại ngọn lửa sáng tạo của nhân loại bằng cách xây dựng một “hệ sinh thái” ổn định cho sự đổi mới. Theo bà, điều mà nhân loại đang dần mất đi chính là sự tác động tích cực của hoạt động nghiên cứu, phát triển và ứng dụng. Cuốn sách gồm nhiều lập luận được rút ra từ các cuộc phỏng vấn với những nhà lãnh đạo đổi mới hàng

đầu trên thế giới.

DESIGN MANAGEMENT (QUẢN LÝ THIẾT KẾ), Brigitte Borja de Mozota (Allworth Press, 2003). Nhà nghiên cứu người Pháp Mozota đã tập hợp các nghiên cứu trường hợp của 37 công ty – bao gồm BMW, Braun, Nike, Sony, Dyson, v.v... – nhằm làm sáng tỏ tầm quan trọng ngày càng tăng của hoạt động quản lý thiết kế và coi đó là một hoạt động cốt lõi trong kinh doanh. Là nhà quản

lý thiết kế giàu kinh nghiệm, Mozotta đưa ra hàng loạt hoạt động thực tiễn hữu ích được rút ra từ các nghiên cứu trường hợp và giới thiệu các phương pháp luận

để biến kỹ năng thành giá trị.

THE FUTURE OF MANAGEMENT (TƯƠNG LAI CỦA QUẢN TRỊ), Gary Hamel (Harvard Business School Press, 2007), bản tiếng Việt của Alpha Books. Vị giáo sư ngành kinh doanh này mang tới cho chủ đề về ngành quản trị hiện đại

một niềm tin lớn lao. Theo ông, thế giới đã sẵn sàng cho một sự đổi mới toàn diện trong ngành quản trị, và để có được sự đổi mới đó chúng ta phải biết chấp nhận vứt bỏ lối tư duy lỗi thời. Ông đưa ra hàng loạt dẫn chứng từ những công ty đổi mới như Google và W.L. Gore nhằm giải thích cho các luận điểm hấp dẫn của

mình.

INNOVATION AND ENTREPRENEURSHIP (ĐỔI MỚI VÀ TINH THẦN DOANH NGHIỆP), Peter Drucker (Harper & Row, 1985). Tác giả bàn về bảy DOANH NGHIỆP), Peter Drucker (Harper & Row, 1985). Tác giả bàn về bảy

yếu tố chính tạo ra sự đổi mới trong kinh doanh. Ông giải thích một vài yếu tố mà bạn có thể sử dụng để đổi mới cách sống cho cả bản thân lẫn công việc kinh doanh của mình, trong đó có thành công ngoài mong đợi và thất bại ngoài mong đợi. Trong trường hợp nào bạn cũng phải phân tích kỹ lưỡng những gì đã xảy ra

để quyết định xem liệu có bước đột phá tiềm năng nào không.

LEADING THE REVOLUTION (DẪN DẮT CUỘC CÁCH MẠNG), Gary Hamel (Plume, 2002). Tác giả đã vạch ra các quy luật để tái lập một công ty, ông

cho rằng chỉ một hoặc hai sản phẩm đổi mới là chưa đủ – trong thế kỷ XXI, bạn cần phải đổi mới không ngừng, không chỉ trong sản phẩm mà còn trong mô hình

kinh doanh. Một khi đổi mới trở thành thói quen cao nhất, sự hùng mạnh của nó sẽ biến mất. “Nếu không khác biệt, nó không mang lại lợi ích chiến lược”. Thiết lập mục tiêu hợp lý cũng vô cùng quan trọng. Điều đó có nghĩa là hãy hành động

với niềm lạc quan, hãy tin rằng những khát vọng có thể thành hiện thực. MOBILIZING MINDS (HUY ĐỘNG TRÍ TUỆ), Lowell Bryan và Claudia Joyce

(McGraw-Hill, 2007). Nếu bạn là một người luôn tuân theo những công thức cứng nhắc – chứ không phải là các nguyên lý cơ bản, hãy đọc cuốn sách này. Hai nhà tư vấn của tập đoàn McKinsey cho rằng chúng ta cần tái cấu trúc các tổ chức hiện đại, vốn đang gánh chịu thiệt hại từ các cơ cấu cũ và hệ thống sai lầm. Theo cá nhân tôi, các ý tưởng trong cuốn sách vô cùng mới lạ và thật sự phù hợp với

một công ty sáng tạo.

OUT OF CRISIS (VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG), W. Edwards Deming (The MIT Press, 2000). Được xuất bản lần đầu tiên năm 1982, đây là cuốn sách đưa ra

cách thức giúp bạn đổi mới doanh nghiệp, dựa trên 14 nguyên tắc quản lý nổi tiếng của Tiến sĩ Deming. Tác giả tin rằng khả năng lãnh đạo nên được đánh giá thông qua lợi nhuận theo quý và các kế hoạch đổi mới để duy trì công việc kinh doanh. Dưới đây là một vài lời khuyên mà ông dành cho các doanh nhân: Thay thế các phản ứng tức thời bằng các kế hoạch dài hạn, gạt bỏ nỗi sợ hãi giúp mọi người yên tâm làm việc, và phá bỏ những rào cản ngăn cách giữa các bộ phận

trong công ty.

REVOLUTION WEALTH (CUỘC CÁCH MẠNG VỀ SỰ THỊNH VƯỢNG), Alvin và Heidi Toffler (Knopf, 2006). Bất kỳ ai muốn vươn tới đỉnh cao trong Alvin và Heidi Toffler (Knopf, 2006). Bất kỳ ai muốn vươn tới đỉnh cao trong tương lai sẽ không thể cưỡng lại sức hấp dẫn của cuốn sách này. Cuốn sách trước đó của họ, Future Shock, the Third Wave and Powershift, đã làm thức tỉnh những

con người thuộc thế hệ số hóa. Ở đây, hai tác giả chỉ ra rằng nền kinh tế trong Thời đại Công nghiệp thiếu những hiểu biết về lĩnh vực tiền tệ của thế kỷ XXI.

Theo họ, việc nối kết khoảng cách giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng thông qua sử dụng một hệ thống điều chỉnh sẽ là sự thay đổi triệt để và bắt buộc cho

những gì chúng ta tính toán, thực hiện và tìm kiếm sự thịnh vượng. TƯ DUY

SÁNG TẠO

HARE BRAIN, TORTOISE MIND (NÃO THỎ, TƯ DUY RÙA), Guy Claxton (The Ecco Press, 1999). Hầu hết những người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thích đưa ra các quyết định nhanh chóng và “ngủ quên trên đó”. Nghiên cứu mới chỉ ra rằng sự kiên nhẫn và bối rối – chứ không phải sự run sợ và chấp nhận – là những nhân tố cần thiết cho sự sáng suốt. Claxton cũng nhấn mạnh cần phải đánh giá lại những kết quả định hướng trong việc giải quyết các vấn đề, hơn là một trực giác chậm chạp của “tư duy rùa”, để bắt kịp tốc độ nhanh nhạy của

“bộ não thỏ”.

HOW THE MIND WORKS (CÁCH TRÍ ÓC LÀM VIỆC), Steven Pinker (W.W. Norton & Company, 1999). Pinker là một tác giả nổi tiếng trong lĩnh vực về não

bộ và tâm lý nhận thức. Trong cuốn sách này, ông cho rằng các lý thuyết về quá trình tính toán và chọn lọc tự nhiên đã giúp chúng ta có được tầm nhìn bao quát, làm việc theo nhóm, các quyền lợi tự do, cũng như quyết tâm tìm kiếm các kỹ

năng tốt hơn. Ngược lại, những điều đó giúp chúng ta hiểu rõ giá trị của nghệ thuật, âm nhạc, văn học và triết học. Cuốn sách dày dặn này trở nên nhẹ nhàng hơn bởi sự hóm hỉnh và hài hước mà Pinker đã dày công mang lại cho độc giả. MANAGING AS DESIGNING (QUẢN LÝ BẰNG SỰ SÁNG TẠO), Richard Boland và Fred Collopy (Stanford Business Books, 2004). Bằng trải nghiệm cá nhân của mình, hai vị giáo sư kinh doanh Boland và Collopy đã khám phá ra sự khác biệt giữa “thái độ quyết định” và “ thái độ sáng tạo”. Nội dung lý thuyết của

họ là các quyết định sẽ mạnh mẽ hơn khi chúng được “sáng tạo”. THE OPPOSABLE MIND (TƯ TƯỞNG ĐỐI LẬP), Roger Martin (Harvard Business School Press, 2007). Theo Martin, một người có tư duy sáng tạo thường

có “khả năng xử lý hai ý tưởng hoàn toàn trái ngược nhau trong đầu”. Ông giải thích: “Nếu không rơi vào trạng thái hoảng loạn hay bị chi phối phải theo một trong hai lựa chọn ban đầu, những người này có khả năng tổng hợp nên một ý tưởng siêu việt hơn bất kỳ điều gì bạn có thể tưởng tượng”. Các doanh nhân cách

tân thường thích “đóng vai phản diện”. Chất vấn bản thân và những người xung quanh để có thể hình dung một phương án thay thế hoàn toàn khác biệt là cách

đạt được tri thức đích thực.

THE RISE OF THE CREATIVE CLASS (SỰ TRỖI DẬY CỦA LỚP NGƯỜI SÁNG TẠO), Richard Florida (Basic Books, 2003). Florida – một nhà hoạch SÁNG TẠO), Richard Florida (Basic Books, 2003). Florida – một nhà hoạch định xã hội – quả quyết rằng lớp người sáng tạo – với 38 triệu người, bao gồm nhà khoa học, kỹ sư, kiến trúc sư, nhà giáo dục, người viết sách, nghệ sĩ và các nhà giải trí – đang là những người có ảnh hưởng quyết định tới tương lai của các công sở và nơi làm việc. Ông kêu gọi tầng lớp sáng tạo hãy khẳng định vị thế của

mình trong xã hội và chịu trách nhiệm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. THE SCIENCES OF THE ARTIFICIAL (KHOA HỌC THẨM MỸ), Herbert Simon (The MIT Press, 1996). Được xuất bản lần đầu cách đây 40 năm, song cho

tới nay, những quan điểm và tư tưởng của Simon vẫn luôn mới mẻ và đầy hấp dẫn. Ở đây ông tiếp tục khám phá cấu trúc của sự phức tạp và tính khoa học của sự sáng tạo. Ông cũng tìm hiểu những chủ đề như sự hỗn loạn, các hệ thống thích ứng và các thuật toán phát sinh để có thể hiểu rõ hơn bản chất tự nhiên của các hệ

thống phức tạp. Là một cuốn sách khá khó song đáng để đọc đối với những ai yêu thích tư duy sáng tạo và kiến thức về thẩm mỹ.

Một phần của tài liệu Sáng tạo Văn hóa của sự đổi mới không ngừng (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w