B. NỘI DUNG
2.2.3 Những kinh nghiệm bƣớc đầu
Phấn đấu xây dựng nƣớc ta trở thành xã hội học tập là một nhiệm vụ chiến lƣợc trong chính sách phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nƣớc hiện nay. Sở dĩ nhƣ vậy là vì: Chúng ta đang sống ở những năm đầu của thế kỷ XXI thế kỷ mà nhân loại sẽ tiếp tục chứng kiến sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học và công nghệ, điều này đã làm cho lƣợng tri thức của nhân loại ngày càng tăng lên một cách nhanh chóng. Theo tính toán của các nhà khoa học thì cứ sau khoảng 7 đến 10 năm lƣợng tri thức của nhân loại có thể tăng gấp hai lần, nhƣng cùng với đó là sự “lão hóa” về tri thức là khoảng 30 đến 40%. Những biến đổi này đã ảnh hƣởng sâu sắc đến giáo dục đào tạo.
Hiện nay, trên thế giới đã và đang hình thành một xu thế mới, đó là sự chuyển dịch từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức, nghĩa là chuyển từ nền kinh tế dựa vào lao động tài nguyên là chính sang nền kinh tế dựa vào trí tuệ của con ngƣời là chính. Thực trạng này đòi hỏi nền giáo dục phải tạo ra một lực lƣợng lao động xã hội có trình độ học vấn cao có tay nghề lao động tƣơng xứng với xu thế biến đổi này. Nhu cầu, đòi hỏi trên của xã hội khiến cho mô hình giáo dục truyền thống xem việc học là nhiệm vụ của thế hệ trẻ, là hoạt động chỉ diễn ra ở một giai đoạn nhất định trong cuộc đời của mỗi con ngƣời là không con phù hợp nữa mà phải từng bƣớc thay vào đó mô hình xã hội học tập.
67
Từ những lý do trên, việc xây dựng nƣớc ta thành xã hội học tập vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là nhiệm vụ lâu dài, đỏi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa vai trò định hƣớng, chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc với tinh thần trách nhiệm của mỗi ngƣời dân. Trong đó, Bộ giáo dục đào tạo phải đóng vai trò tham mƣu cho Đảng và Nhà nƣớc tỏng việc xác định lộ trình và phƣơng hƣớng tổ chức thực hiện. Những cố gắng và nỗ lực của Đảng và Nhà nƣớc cũng để thực hiện hoài bão của chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng nền giáo dục của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, xây dựng một nên giáo dục đào tạo những con ngƣời toàn diện phục vụi cho sự phát triển của đất nƣớc. Để đƣợc những mục tiêu mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt ra nhƣ vậy, đòi hỏi nền giáo dục nƣớc ta trƣớc mắt phải có sự đổi mới mang tính dột phá toàn diện, đổi mới nhƣ thế nào để đáp ứng đƣợc yêu cầu trên là một vấn đề lớn, không chỉ của riêng ngành giáo dục. Trƣớc mắt, tác giả xin đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng xã hội học tập ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay.
Xây dựng động cơ học tập đúng đắn để hình thành ý thức tự học, học thường xuyên, học suốt đời trong nhân dân.
Mỗi thành viên trong xã hội học tập cần phải nhận thức đƣợc rằng học tập là một nhu cầu tất yếu khách quan. Đây là đòi hoi rbeen trong của mỗi cá nhân mong muốn có đƣợc tri thức mới, đƣợc học tập suốt đời để phục vụ sự phát triển của cộng đồng, xã hội. Con ngƣời lĩnh hội tri thức mới, đồng thời phải biết cách ứng dụng sáng tạo tri thức vào cuộc sống phục vụ nƣớc mạnh, dân giàu, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Mỗi ngƣời dân và các tổ chức liên quan cần làm rõ và hình thành những động cơ học tập đúng đắn cho bản thân mình cũng nhƣ cộng đồng xã hội. Để thực hiện đƣợc định hƣớng phát triển giáo dục: tạo điều kiện cho mọi ngƣời có thể học tập suốt đời, của Đại hội Đảng lần thứ X mỗi cá nhân trong xã hội cần xây dựng một số động cơ học tập đúng đắn nhƣ:
68
Học vì muốn đƣợc tiếp tục phát triển trong lĩnh vực nghề nghiệp. Đây chính là động cơ nghề nghiệp. Những ngƣời có động cơ này trong mọi trƣờng hợp, dù khó khăn vất vả không cam chịu lùi lại sau. Họ luôn tìm cách học hỏi, vƣơn lên trong lĩnh vực nghề nghiệp mà mình đảm nhận. Học để đáp ứng yêu cầu của công việc, đáp ứng đƣợc mọi sự thay đổi của xã hội. Đối với họ, việc học vừa là trách nhiệm, vừa là nhu cầu riêng của cá nhân mà họ phải tìm mọi cách để đáp ứng, điều rất cần cho một xã hội học tập.
Học vì sự phát triển của đất nƣớc, vì sự nghiệp xây dựng đất nƣớc giàu mạnh, dân chủ văn minh “Học để làm việc, làm ngƣời, làm cán bộ. Học để phụng sự Đoàn thể “giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”. Động cơ này nếu hình thành sẽ trở thành một động lực vô cùng mạnh mẽ gắn kết con ngƣời với xã hội, với đất nƣớc. Trên thực tế, những đất nƣớc nào có động cơ này sẽ trở thành sức mạnh đáng kinh ngạc, cụ thể nhƣ Nhật Bản, Trung Quốc… Làm đƣợc điều này là một thành công lớn của giáo dục, là niềm hạnh phúc và tự hào của cả dân tộc. Đúng nhƣ tình thần của chủ tịch Hồ Chí Minh “dân tộc Việt Nam có bƣớc tới đài vinh quang để sánh vai với các cƣờng quốc năm châu đƣợc hay không, chính là nhờ một phần lớn công học tập của các em”.
Học để thực hiện lời kêu gọi của UNESCO: Học để biết, học để làm, học đẻ cùng chung sống và để tồn tại. Học để làm theo lời dạy của Hồ Chí Minh: Còn sống thì còn phải học, còn phải hoạt động cách mạng. Thời đại mà chúng ta đang sống ngày hôm nay là thời đại của hội nhập, hợp tác để cùng tồn tại, phát triển. Xu hƣớng hội nhập, toàn cầu hóa là một tất yếu. Sự hội nhập của một quốc gia còn nhằm đáp ứng xu hƣớng chung của thời đại về toàn cầu hóa trong thời đại văn minh và nền kinh tế tri thức. Hội nhập cũng để nâng mình lên, nâng trình độ dân trí ngang tầm thời đại và để sánh vai với các nƣớc trong thế giới văn minh tiến bộ. Hội nhập đƣợc tiến hành tốt sẽ còn là dịp tạo ra sự đoàn kết, mở rộng hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm trong các lĩnh vực, nâng cao
69
trình độ tri thức, cập nhật những vấn đề mới, những thành tựu văn minh mà nhân loại tiến bộ đã tạo ra nhằm nâng dân trí của dân tộc mình lên trình độ tiên tiến trên thế giới. Rõ ràng, trong điều kiện hiện nay, theo dòng chảy chung của lịch sử, những kết quả mà công cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại toàn cầu đem lại cùng với tính tất yếu của sự hội nhập khu vực và quốc tế đã đặt trí tuệ của mỗi con ngƣời chúng ta trƣớc những thách thức mới buộc chúng ta phải tự vƣơn lên để vƣợt qua nó.
Học còn là sự thôi thúc của các động cơ cá nhân riêng của bản thân. Chẳng hạn, vì cần có một bằng cấp nào đó để đƣợc đề bạt, cất nhắc; vì danh dự của bản thân trƣớc đồng nghiệp và ngƣời thân… Trong một phạm vi và khuôn khổ cho phép không cản trở đến lợi ích và sự phát triển chung của cả tập thể, các động cơ này hoàn toàn có thể chấp nhận đƣợc. Các động cơ này, trên thực tế rất cần để động viên, khích lệ con ngƣời tự vƣơn lên hoàn thiện tri thức, hoàn thiện nhân cách của chính mình.
Nhu cầu học tập của gia đình, cộng đồng, xã hội là một điều kiện không thể thiếu đƣợc của một xã hội học tập. Đó là đòi hỏi của cả cộng đồng, xã hội hƣớng vào việc học, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho việc học. Nhờ có nhu cầu này mà ý chí, quyết tâm học tập của từng ngƣời cụ thể đƣợc củng cố, phát triển. Khi đó, khẩu hiệu “Học, học nữa, học mãi”, “Học tập suốt đời” đƣợc nêu ra không còn là lời kêu gọi suông mà đã có một sức lôi cuốn mạnh mẽ. Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống vật chất, tinh thần của con ngƣời ngày một nâng cao thì tất yếu nhu cầu này ngày càng đƣợc mở rộng, ngày càng thể hiện tính đa dạng và phong phú theo các cung bậc khác nhau nhằm giúp con ngƣời hiểu biết để cùng chung sống và tồn tại. Nhu cầu này cần đƣợc thể hiện ở từng gia đình, cộng đồng, xã hội. Mỗi gia đình, cộng đồng, xã hội cần trở thành một đơn vị hiếu học. Ai có khả năng cho học tập, ai tích cực chuyên tâm, chăm chú cho việc học phải đƣợc mọi ngƣời tán dƣơng, khen ngợi, động viên kịp thời, đồng
70
thời đƣợc toàn xã hội ủng hộ tạo mọi điều kiện cần thiết cho việc học. Một trong những mô hình hay trong phong trào học tập toàn cộng đồng và xã hội đó là phát triển gia đình hiếu học, là một hình thức nuôi dƣỡng và phát triển tinh thần tự học. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tiễn. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, đã biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”.
Các gia đình hiếu học không chỉ là những mô hình, những tấm gƣơng khuyến học từ cơ sở, góp phần xây dựng xã hội học tập, mà thực sự còn là cái nôi nuôi dƣỡng trí tuệ, phẩm cách cho nhiều thế hệ trẻ tuổi. Gia đình hiếu học còn là nhân tố không thể thiếu gắn kết gia đình – nhà trƣờng – xã hội, tạo nên những sản phẩm giáo dục có chất lƣợng, hỗ trợ thiết thực các công cuộc phổ cập giáo dục ở địa phƣơng, thúc đẩy các phƣơng thức học tập phát triển, gió phần xây dựng gia đình hòa thuận, cộng đồng dân cƣ an ninh và văn hóa. Sự phát triển của gia đình hiếu học là hiện tƣợng giáo dục đặc sắc trong đời sống xã hội, tạo nên tiến trình xây dựng xã hội học tập.
Bƣớc vào thế kỷ XXI, thế kỷ của những tiến bộ khoa học, kỹ thuật với tốc độ phát triển chóng mặt của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại mà đặc trƣng của nó là nền kinh tế tri thức, một nền kinh tế trong đó sự sản sinh, truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu của sự tăng trƣởng, tạo ra của cải cho toàn bộ xã hội. Công nghệ thông tin, Internet nối mạng toàn cầu