Sự vào cuộc của mặt trận nhân dân Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội,

Một phần của tài liệu Xây dựng xã hội học tập trên cơ sở tiếp thu giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục (Trang 57)

B. NỘI DUNG

2.1.3 Sự vào cuộc của mặt trận nhân dân Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội,

xã hội, các tổ chức chính trị xã hội –nghề nghiệp.

a. Hội Khuyến học Việt Nam

“Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, mọi chính sách xã hội đều phải thực hiện theo tinh thần xã hội hóa” – đó là tƣ tƣởng chỉ đạo các cuộc vận động cách mạng của Đảng. Sự ra đời của Hội Khuyến học Việt Nam và những hoạt động của Hội trong nhiều năm qua là sự biểu hiện cụ thể tƣ tƣởng trên đây của Đảng. Hội có nhiệm vụ việc tổ chức cuộc vận động học tập rộng lớn trong nhân dân, hƣớng tới cả nƣớc trở thành xã hội học tập.

Việc thành lập Hội Khuyến học Việt Nam vào cuối thế kỷ XX (ngày 02 tháng 10 năm 1996) là một sáng kiến của Đảng, gắn liền với tên tuổi của Cố Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng, Đại tƣớng Võ Nguyên Giáo và một số lão thành cách mạng. Song, cũng phải nói rằng, sự ra đời của Hội Khuyến học Việt Nam cũng không thể tách khỏi kinh nghiệm thành lập Hội Truyền bá quốc ngữ (ngày 25 tháng 5 năm 1938). Thực chất của việc lập ra hai hội là muốn có những tổ chức, trong đó tập hợp đƣợc nhiều lực lƣợng xã hội để đẩy mạnh cuộc vận động

55

giáo dục, đặc biệt là giáo dục ngƣời lớn. Cái khác nhau ở đây là, Hội Truyền bá quốc ngữ coi việc xóa mù chữ cho quảng đại quần chúng lao động, từ đó, nâng cao dân trí cho mục tiêu giác ngộ cách mạng của các tầng lớp nhân dân, là một sứ mệnh lịch sử. Hội Khuyến học Việt Nam thì lấy việc vận động toàn dân học tập, học tập suốt đời nhƣ một cứu cánh, qua đó đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời từng bƣớc đi vào kinh tế tri thức.

Trong hơn 10 năm qua, Hội Khuyến học Việt Nam đã tập trung hoạt động của mình vào hai lĩnh vực công tác sau:

Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng chính quy, chủ yếu là tạo điều kiện để giúp đông đảo học sinh và sinh viên nghèo có thể theo học tiếp tục, không rời vào tình trạng phải lƣu ban hoặc bỏ học, động viên học sinh và sinh viên giỏi nâng cao thành tích học tập hơn nữa để bộc lộ năng khiếu, phát triển tài năng, hỗ trợ giáo viên khi học gặp khó khăn trong đời sống.

Vận động nhân dân tham gia vào các hình thức học tập không chính quy, phối hợp với các Bộ, Ngành và các lực lƣợng xã hội xây dựng các thiết chế giáo dục, chủ yếu là các cơ sở giáo dục cho ngƣời lớn tại từng cộng đồng dân cƣ. Giáo dục thƣờng xuyên, đào tạo liên tục, học tập suốt đời là hƣớng tổ chức các cơ sở giáo dục tại cộng đồng, góp phần vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng tài năng, xóa nghèo tri thức (Knowlegde poverty), nghèo thu nhập (Imcome peverty) và nghèo nhân văn (Human poverty).

Nhân dân ủng hộ Hội Khuyến học và hƣởng ứng một cách nhiệt tình các hoạt động của Hội bởi các tổ chức của Hội từ cơ sở đến trung ƣơng không có mục đích tự thân, mà trƣớc sau chỉ nhằm vào việc thực hiện đƣợc chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng về giáo dục đã ghi trong Nghị quyết của Đảng và những quyết định của nhà nƣớc.

Hội Khuyến học Việt Nam trở thành một nhân tố động lực đối với sự nghiệp xây dựng xã hội học tập bởi các lẽ sau:

56

Hội thực sự là lực lƣợng chủ công trong phong trào xây dựng các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bản xã, phƣờng và thị trấn. Đồng hành với Hội là Ngành giáo dục trong tiến trình này. Ngành giáo dục chịu trách nhiệm trƣớc Nhà nƣớc về thành lập ra trung tâm học tập và quản lý nhà nƣớc về hoạt động chuyên môn của chúng. Hội vận động các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân tạo ra những điều kiện để các trung tâm nhanh chóng đƣợc hình thành và kịp thời đi vào hoạt động. Hội đóng góp chính vào việc vận động nhân dân tham gia học tập và tham gia giảng dạy tại các trung tâm.

Trong những lực lƣợng xã hội có chức năng hỗ trợ trẻ em, học sinh, sinh viên về học hành thì trƣớc hết cần kể đến Hội Khuyến học. Với trên 10.000.000 học ính, sinh viên nghèo đƣợc hỗ trợ kịp thời về học bổng, hàng vạn ngƣời thanh thiếu niên học giỏi đƣợc nhận giải thƣởng, hàng vạn thầy, cô giáo có hoàn cảnh khó khăn đƣợc trợ giúp từ Quỹ Khuyến học trong vòng 5 năm qua, Hội đang tiếp nối các chiến sỹ diệt dốt trong các phong trào Truyền bá quốc ngữ, Bình dân học vụ và các cán bộ của phong trào bổ túc văn hóa, góp phần xây dựng một xã hội đƣợc học hành theo phƣơng thức học không mất tiền hoặc mất ít tiền.

Hội viên và các tổ chức cơ sở của Hội hoạt động trên khắp các địa bàn cƣ dân thôn bản, phum sóc, tổ dân cƣ, cụm dân cƣ. Ở đâu có tổ chức của dân cƣ thì ở đó có những hội viên của các tổ hội hoặc các chi hội Khuyến học. Đó là lực lƣợng quan trọng làm nòng cốt cho các cuộc vận động nhân dân đi học, các phong trào Khuyến học, Khuyến tài.

Cùng với lực lƣợng khuyến học nói trên, Hội Khuyến học còn xây dựng hàng triệu gia đình hiếu học, hàng chục vạn dòng họ khuyến học, hàng chục nghìn cộng đồng khuyến học, tổ dân phố khuyến học, nhà trƣờng khuyến học, nhà chùa khuyến học, xứ đạo khuyến học… Lực lƣợng này ngày càng đông đảo

57

về số lƣợng và ngày càng mang lại nhiều hơn những hiệu quả thiết thực cho phong trào Khuyến học, xây dựng xã hội học tập.

Khuyến học, Khuyến tài là một chính sách đƣợc thực hiện theo tinh thần xã hội hóa, đƣợc nhiều Bộ, Ban, Ngành, các lực lƣợng xã hội và kinh tế, các cộng đồng dân cƣ. Cho đến nay, không còn ai nghi ngờ rằng, công tác khuyến học, khuyến tài đã lôi cuốn đông đảo nhân dân tham gia và hình thành những tiêu chí cụ thể cho các tổ chức, cho các cộng đồng tham gia vào công việc nhƣ: gia đình khuyến học, dòng học khuyến học, tổ dân cƣ khuyến học, xứ đạo khuyến học, danh nghiệp khuyến học… Ngoài việc tôn vinh những gia đình hiếu học và đòng họ khuyến học, nhân dân tự đề ra những tiêu chí khác nữa nhằm khuyến khích sự học trong cộng đồng nhƣ gia đình thành đạit, gia đình tiến sỹ, gia đình cử nhân, gia đình liệt sĩ có các con học hết đại học…

Phong trào đó nói lên rằng, nhân dân đang khao khát học hành, đúng nhƣ tục ngữ có trong nhân dân từ ngàn xƣa “Nửa bụng chữ bằng một hũ vàng”.

Hội Khuyến học đang làm nhiệm vụ giƣơng cao lá cờ “Xã hội hóa” trong công tác khuyến học, khuyến tài để cùng với các lực lƣợng trong xã hội hƣớng tới một xã hội học tập.

Cuối năm 2005, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Hội Khuyến học Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam đã tặng Hội bức trƣớng thêu chữ vàng:

Hội Khuyến học Việt Nam Khuyến học, Khuyến tài Xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập

Ở đây, khuyến học, khuyến tài vừa đƣợc hiểu nhƣ một chính sách quốc gia manh tính truyền thống, vừa đƣợc hiểu nhƣ một đạo lý của dân tộc, còn xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ chính trị của Hội. Nhiệm vụ đó đƣợc Hội Khuyến học thực hiện thông qua con đƣờng vận động các hình thức khuyến học,

58

khuyến tài đúng với chức năng của Hội. Để thực hiện nhiệm vụ này, Hội Khuyến học Việt nam đã nỗ lực không ngừng trong việc tìm kiếm và sáng tạo ra các hình thức vận động nhân dân trong phong trào toàn dân học tập, học tập suốt đời theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và tham gia chấn hƣng nền giáo dục nƣớc nhà.

b. Gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học

Ở nƣớc ta, từ khi nền Nho học hƣng thịnh thì cũng là giai đoạn hình thành rõ nét truyền thống hiếu học. Trải qua gần một nghìn năm phát triển giáo dục, nhiều gia đình khoa bảng, nhiều dòng họ hiền tài xuất hiện. Có những gia đình hay dòng họ nức tiếng về con đƣờng học hành, đƣợc nhân dân ngợi ca và truyền tùng cho đến ngày nay. Có thể kể đến dòng họ Ngô Thì ở thế kỷ XVIII mà trong đó, Ngô Thì Ức, Ngô Thì Sĩ và Ngô Thì Nhậm là 3 đại diện tiêu biểu cho dòng họ này. Những trƣớc tác của họ đã hình thành nên một “Ngô gia văn phái” nổi tiếng. Ngƣời tiêu biểu xuất sắc là Ngô Thì Nhậm, 29 tuổi đỗ tiến sỹ khoa thi Hội năm Ất Mùi (1775). “Di Hoãn văn tập” và “Hoàng Lê nhất thống chí” là những tác phẩm bất hủ của ông.

Trƣớc dòng họ Ngô Thì, vào thế kỉ XIV- XV, ta thấy xuất hiện gia đình Nguyễn Phi Khanh, ngƣời đỗ khoa thi Thái học sinh năm Giáp Dần, niên hiệu Long Khánh 2 (1374) và con là Nguyễn Trãi, đỗ Đệ nhị giáp, khoa thi Thái học sinh năm Canh Thìn niên hiệu Thánh Nguyên 1 (1400). Hai cha con họ Nguyễn này đã đƣợc ghi tên vào sử sách. Sao Khuê lấp lánh là hình tƣợng của Nguyễn Trãi, một con ngƣời gắn với một trang sử bi – hùng của đất nƣớc.

Gia đình hiếu học, dòng họ thành đạt ở nƣớc ta có rất nhiều, địa phƣơng nào cũng có, thời đại nào cũng có. Tuy nhiên, tùy từng điều kiện cụ thể về kinh tế - xã hội, về hoàn cảnh sinh sống… mà sự xuất hiện của các gia đình hiếu học, dòng họ thành đạt giữa các địa phƣơng có sự ít nhiều khác nhau.

Thăng Long – Hà Nội là vùng đất địa linh nhân kiệt. Theo Đức Lý Công Uẩn, đây là nơi Đế đô, dựa vào đó để tính kế muôn đời, là địa danh có số hiền

59

tài xuất hiện đông hơn cả. Chỉ tính các vị tiến sũ Nho học của vùng đất văn hiến này thì về số lƣợng đã đƣợc cả nƣớc kinh trọng.

Gia đình hiếu học và dòng họ khoa bảng là một nét văn hóa độc đáo ở Việt nam. Ngày nay, nét văn hóa ấy vẫn là độc đáo, song nó biểu hiện ở trình độ cao hơn: gắn việc xây dựng gia đình vào dòng họ chăm lo đến giáo dục với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và từng bƣớc phát triển kinh tế tri thức. Nếu xƣa kia các gia đình hiếu học và dòng họ khoa bảng mang tính tự phát và khép kín lớn, thì ngày nay việc xây dựng các gia đình và dòng họ phát triển giáo dục đã trở thành phong trào tự giác của nhân dân.

Một phần của tài liệu Xây dựng xã hội học tập trên cơ sở tiếp thu giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)