B. NỘI DUNG
1.3.1 Bình dân học vụ
Sau khi cách mạng tháng 8 thành công, lúc đó hoàn cảnh nƣớc ta lâm vào tình cảnh vô cùng khó khăn, nền kinh tế kiệt quệ, thiên tai nạn đói hoành hành, thù trong giặc ngoài ra sức chống phá cách mạng, Ngƣời đã kêu gọi toàn dân thực hiện 3 nhiệm vụ trọng đại và cấp bách: diệt giặc đói, giệt giặc dốt, giệt giặc ngoại xâm. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định rõ: “Dốt thì dại, dại thì hèn. Vì không chịu dại, không chịu hèn, cho nên thanh toán nạn mù chữ là một trong những việc cấp bách và quan trọng của nhân dân các nƣớc dân chủ mới”
44
[18,64]. Từ đó Ngƣời khẳng định “Muốn giải thoát nạn mù chữ cho số đông nhân dân mà đại đa số là nông dân thì phong trào bình dân học vụ phải là phong trào quần chúng” [18, tr.205]
Chính phủ lâm thời trong đó có Bác đã đƣa ra các chỉ thị về việc phát triển phong trào bình dân học vụ trong cả nƣớc để diệt giặc dốt. Trƣớc điều kiện cấp bách nhƣ vậy, trong chƣơng trình nội chính của Chính phủ trong đó có Bác đã đƣa ra mục tiêu về giáo dục: Nền giáo dục đang ở thời kỳ tổ chức. Chắc chắn là bậc học sơ học sẽ cấp bách. Trong thời hạn rất ngắn sẽ thi hành lệnh bắt buộc học chữ quốc ngữ để chống nạn mù chữ đến triệt để. Vấn đề vô cùng quan trọng ấy, chúng ta chẳng chờ đến lúc sinh hoạt bình thƣờng mới giải quyết, ngay trong hoàn cảnh eo hẹp này, chúng ta phải kiên quyết tiến hành. Chính phủ do Ngƣời chỉ đạo đã bắt tay ngay vào một chƣơng trình hành đông với những công việc thiết thực để tổ chức nền giáo dục mới.
Năm ngày sau phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, chỉ trong một ngày mồng 8 tháng 9 năm 1945 ba sắc lệnh quan trọng về giáo dục đã đƣợc ban hành:
Sác lệnh 17/SL, thành lập nha Bình dân học vụ trong toàn cõi Việt Nam, chuyên lo việc học cho nhân dân.
Sắc lệnh 19/Sl, quy định hạn trong 6 tháng, làng nào, thị trấn nào cũng phải có lớp học cho nhân dân và thợ thuyền.
Sắc lệnh 20/SL, cƣỡng bách học chữ quốc ngữ và không mất tiền cho mọi ngƣời, hạn trong một năm tất cả ngƣời dân Việt Nam từ 8 tuổi trở lên phải biết đọc biết viết chữ quốc ngữ.
Có thể khẳng định, với quan điểm chỉ đạo của Bác, Bình dân học vụ đã nhanh chóng trở thành phong trào cách mạng sôi nổi nhất khi chính quyền công nông còn rất non trẻ. Bình dân học vụ đã gắn vào phong trào yêu nƣớc, chống ngoại xâm, phá vỡ âm mƣu và kế hoạch bóp chết Cách mạng của lực lƣợng phản động trong và ngoài nƣớc. Bình dân học vụ cũng đã hỗ trợ phong trào tăng
45
gia sản xuất, tƣơng thân, tƣơng trợ, nhƣờng cơm sẻ áo thấm đƣợm tình đồng bào trong việc chống giặc đói. Từ Bình dân học vụ, một kỷ nguyên mới của nền giáo dục cách mạng, do dân, của dân và vì dân đã đƣợc hình thành.
Để hƣớng tới một xã hội không còn ai mù chữ, ai cũng đƣợc học hành, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấy rõ đƣợc vai trò cần thiết của phong trào này. Chính vì vậy, mặc dù đất nƣớc đang trong tình thế vô cũng cấp bách chống lại những thế lực thù địch bên ngoài nhƣng ngƣời vẫn dành sự quan tâm đặc biệt tới việc thúc đẩy mạnh mẽ phong trào Bình dân học vụ.
Có tầm nhìn chiến lƣợc sâu xa, đối với tác dụng của sự nghiệp bình dân học vụ, ngày 1/5/1946 nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động đầu tiên trên đất nƣớc Việt Nam độc lập, Bác Hồ đã gửi thƣ khen ngợi cán bộ, giáo viên Bình dân học vụ, Bác khẳng định Bình dân học vụ nhằm mở mang tri thức cho đồng bào, xây đắp nền văn hóa sơ bộ cho dân tộc.
Ở Pháp về, ngày 20/10/1946, ngƣời đã tiếp đoàn đại biểu Bình dân học vụ của Hải Phòng và ghi vào sổ vàng Bình dân học vụ Hải Phòng: ra sức chống giặc dốt cho dân tộc Việt Nam trở thành dân tộc thông thái. Đồng thời, trong lúc tình hình Hà Nội rất căng thẳng, vì sự khiêu khích của thực dân Pháp, Bác vẫn đến thăm lớp bình dân học vụ ở phố Hàng Bún, Bƣởi, sát nơi Pháp đóng quân, Ngƣời khen: thầy siêng dạy trò siêng học.
Đêm 19/12/1946, cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra, hai hôm sau khi bộ giáo dục đã sơ tán ra ngoại thành, Bác viết cho bộ trƣờng và thứ trƣởng một bức thƣ ngắn, trong thƣ Bác chỉ thị: Bất chấp có chiến tranh, ngành giáo dục – cả Bình dân học vụ cũng nhƣ giáo dục phổ thông – phải hoạt động nhƣ thƣờng, nhƣng phải tùy hoàn cảnh mà bố trí cho hợp lý.
Kháng chiến chống thực dân Pháp thành công, từ năm 1954, hòa bình lập lại trên đất miền Bắc, rồi đến kháng chiến ác liệt chống đế quốc Mĩ xâm lƣợc, ở thập kỷ 60 thế kỷ 20, cho đến lúc Bác đi xa, hầu nhƣ không có năm nào Bác
46
không gửi thƣ cho ngành giáo dục hoặc đến thăm trƣờng học. Trong đó, Bác luôn dành những tình cảm đằm thắm, sự động viên ân cần với thầy và trò ở các lớp Bình dân và Bổ túc văn hóa.
Không chỉ quan tâm đến phong trào nói chung, mà Bác Hồ còn dành một tình cảm đặc biệt với các thầy cô giáo. Ngƣời đánh giá rất cáo, vị trí, vai trò của cán bộ, giáo viên trên mặt trận bình dân học vụ, bổ túc văn hóa. Bác tặng họ danh hiệu cao quý: “Vô danh anh hùng” và dành cho họ những tình cảm đằm thắm, giao cho họ trách nhiệm vẻ vang: “Các cô, các chú có nhiệm vụ giúp cho đồng bào chƣa biết chữ biết chữ, học rồi lại học thêm. Vậy các cô, các chú phải học thêm nữa để dạy nữa. Dân tộc tiến lên cán bộ cũng phải tiến lên. Cán bộ phải tiến lên trƣớc để đƣa dân tộc tiến lên mãi” [18,tr.208]
Thấu hiểu công việc dạy học Bình dân học vụ bổ túc văn hóa có nhiều khó khăn, Bác khuyên nhủ thầy trò phải luôn luôn biết đoàn kết, thƣơng yêu, hiểu biết lẫn nhau, cùng giúp đỡ nhau dạy tốt, học tốt. bác căn dặn cán bộ bình dân học vụ: đồng bào rất ham học, nếu giáo viên biết vận động quần chúng, trau dồi kịnh nghiệm, trao đổi ý kiến, bàn bạc dân chủ thì nhất định mọi khó khăn đều có thể khắc phục.
Từ những trải nghiệm của công việc giảng dạy, huấn luyện cán bộ, từ cuộc đời tự học để vƣơn tới đỉnh cao học vấn, những lần đến thăm thầy trò các lớp bình dân, các lớp bổ túc văn hóa, lớp huấn luyện cán bộ trƣờng thanh niên dân tộc, Bác đã trao đổi kinh nghiệm của bản thân.về việc dạy và học. Bác nhắc nhở phải biết thực hiện những lời dạy quý báu của Khổng Tử và Lê nin: học không biết chán, dạy không biết mỏi; học, học nữa, học mãi, làm cho trong mỗi con ngƣời, phần tốt nãy nở nhƣ hoa mùa xuân và phần xấu mất dần đi để trở thành ngƣời lao động xã hội chủ nghĩa. Bác căn dặn dạy và học phải thiết thực, chu đáo, tổ chức trƣờng lớp phải có kế hoạch, phải biết hợp lý hóa, phải ra sức làm nhƣng không đƣợc vội vàng, bôi bác.
47