Nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Một phần của tài liệu Xây dựng xã hội học tập trên cơ sở tiếp thu giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục (Trang 38)

B. NỘI DUNG

1.2.2Nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục

a. Giáo dục toàn dân – nâng cao dân trí

Dân tộc Việt Nam có truyền thống coi trọng nhân dân. Kế tục truyền thống từ các vua quan hiền tài xƣa “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trƣớc lo trừ bạo”, Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết nhân dân. Chính vì vậy, giáo dục phải thật sự nhằm vào phụng sự nhân dân” [22, tr.276]. Ngƣời đề ra tiêu chí : Giáo dục phải trƣớc hết nâng cao trình độ nhân dân, làm cho mọi ngƣời ai cũng biết chữ. Ngƣời đề ra nhiệm vụ phải thanh toán nạn mù chữ ngay tại cuộc họp thứ nhất của hội đồng chính phủ ngày 3/9/1945.

36

Tiếp đến 4/10/1945 Ngƣời kêu gọi toàn dân chống nạn thất học và ký sắc lệnh thành lập nha Binh dân học vụ để trông nom việc học của dân chúng. Chính nhờ những biện pháp nhƣ vậy mà từ chỗ hơn 95% dân số mù chữ, dân tộc ta đã vƣơn lên thành dân tộc có văn hóa, khoa học.

Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục toàn dân, nâng cao dân trí là một trong những biểu hiện nhân cách văn hóa Hồ Chí Minh. Ngày xƣa Khổng Tử cho rằng ” đàn bà, phụ nữ không cần phải học hành, chỗ của họ là trong xó bếp hay trong phòng the”. Quan niệm đó ăn sâu vào trong đời sống xã hội dƣới thời phong kiến. Hồ Chí Minh là ngƣời cải tạo quan điểm đó, Ngƣời không chỉ giải phóng phụ nữ mà còn khẳng định họ là một nửa của xã hội, đáng kính trọng, có vai trò to lớn trong xã hội, không chỉ nữ giới mà toàn dân đều đƣợc khuyến khích đi học. .

b. Giáo dục nhằm đào tạo con ngƣời mới, giáo dục gắn liền với bảo vệ Tổ quốc và nhân dân.

Hồ Chí Minh nêu rõ: Học để làm việc, làm ngƣời, làm cán bộ , học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, tổ quốc và nhân loại. Ngƣời thƣờng xuyên căn dặn “Phải xây dựng tƣ tƣởng dạy và học để phụng sự Tổ Quốc, Phụng sự nhân dân”, “dạy và học theo nhu cầu của nhân dân”. [19,tr.684]

Nói về nhiệm vụ của nhà trƣờng, Hồ Chí Minh nêu rõ nhiệm vụ chung của nhà trƣờng trong chế độ mới đồng thời nêu những nhiệm vụ cụ thể cho nhà trƣờng trong từng cấp học, bậc học, từng loại trƣờng đào tạo. Trƣờng học của chúng ta là trƣờng học của chế độ dân chủ nhân dân , nhằm mục đích đào tạo những công dân và những cán bộ tốt, những ngƣời chủ tƣơng lai của nƣớc nhà.

Có thể nói cái cốt lõi, tƣ tƣởng bao trùm nhất trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục là tình yêu thƣơng con ngƣời, niềm tin sâu sắc vào bản chất tốt đẹp , vào bản tính lƣơng thiện của con ngƣời, vì mọi ngƣời và cho mọi ngƣời.

c. Nguyên lý giáo dục trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là giáo dục toàn diện

37

Giáo dục nƣớc ta quán triệt tƣ tƣởng của Ngƣời “Vì lợi ích mƣời năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng ngƣời”, chúng ta lấy đó làm mục tiêu, nội dung và phƣơng pháp giáo dục. Ngƣời còn nhắc nhở : “Giáo dục nhằm đào tạo ra những con ngƣời kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta”.

Hồ Chí Minh luôn căn dặn chúng ta phải giáo dục đạo đức cách mạng , giác ngộ lý tƣởng XHCN cho thế hệ trẻ hôm nay. Ngoài lòng trung thành với Tổ Quốc và nhân dân thì còn phải đặc biệt chú ý giáo dục ý chí quyết tâm đƣa đất nƣớc thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. Mục tiêu của đất nƣớc ta giai đoạn hiện nay không chỉ là độc lập , tự do mà còn là hạnh phúc của cả dân tộc và mỗi con ngƣời. Ngƣời từng nói “Nếu nƣớc độc lập mà dân không hƣởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” [56,tr.56]. Do đó hạnh phúc tự do là mục tiêu ta phải phấn đấu. Để cho thế hệ trẻ có động lực, có ý thức vƣơn lên cần phải giúp họ hiểu đƣợc giá trị của truyền thống. Đó là chủ nghĩa yêu nƣớc, ý chí độc lập tự do quyết tâm phấn đấu vì mục tiêu : Dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Muốn vậy cần phải khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, ý chí vƣơn lên.

Theo Ngƣời nội dung giáo dục phải chứa đựng tinh thần dân tộc, tính khoa học và tính nhân dân, phải làm cho Ngƣời hiếu học hiểu đƣợc những truyền thống quý báu của dân tộc nhƣ tinh thần yêu nƣớc nồng nàn, đoàn kết, tƣơng thân, tƣơng ái, anh hùng trong chống giặc ngoại xâm, cần cù trong lao động sản xuất. Để đạt đƣợc mục tiêu đó Hồ Chí Minh chú ý giáo dục toàn diện. Trong việc giáo dục Ngƣời chỉ rõ “Việc giáo dục gồm có: thể dục, đức dục, trí dục, mỹ dục” [20,tr.75]. Đây là những nội dung giáo dục hết sức cơ bản gắn bó chặt chẽ với nền tảng sự phát triển con ngƣời Việt Nam mới.

Trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục toàn diện, Ngƣời luôn chú ý phát triển cả đức lẫn tài. Trong đó đức là nển tảng cho sự phát triển nhân cách của con ngƣời mới.Vì vậy, giáo dục cùng với việc truyển bá tri thức khoa học,

38

ngƣời thầy phải quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, bồi dƣỡng đạo đức cách mạng cho ngƣời học. Mà cái đạo đức Ngƣời nêu đến không cao siêu xa vời mà là nền tảng của đời sống hằng ngày. Đó là lòng yêu quê hƣơng đất nƣớc, niềm tự hào với truyền thống dân tộc. Đó là lối sống có tổ chức, thật thà khiêm tốn giản dị, tinh thần hăng say học tập và trong lao động sản xuất.

Nhƣ vậy, trong quan điểm giáo dục toàn diện, thì giáo dục chính trị tƣ tƣởng đạo đức luôn đi kèm bổ sung cho nhau và làm hoàn chỉnh lẫn nhau đê trở thành phẩm chất cách mạng cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tƣ.

Giáo dục văn hóa – khoa học kỹ thuật và rèn luyện sức khỏe

Theo Hồ Chí Minh giáo dục văn hóa trên cơ sở nâng cao dân trí, đó là nền tảng cho việc tiếp thu khoa học kỹ thuật. Muốn làm việc, con ngƣời phải có sức khỏe. Ngƣời kêu gọi: Mọi ngƣời Việt Nam phải có kiến thức mới tham gia xây dựng đất nƣớc.

Một phần của tài liệu Xây dựng xã hội học tập trên cơ sở tiếp thu giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục (Trang 38)