Quá trình đổi mới phương pháp giáo dục đại học ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục với việc đổi mới phương pháp giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay (Trang 63)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Quá trình đổi mới phương pháp giáo dục đại học ở Việt Nam

Trước những năm 1980, phương pháp giảng dạy đại học và kỹ năng truyền thụ tri thức thuần túy mang tính lý thuyết, đơn điệu, thiếu tính phản biện và ít được kiểm chứng thực tiễn. Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, hệ thống giáo dục đại học bắt đầu chuyển đổi theo hướng linh hoạt hóa, đa dạng hóa về loại hình, phương thức, chương trình, nội dung và phương pháp đào

tạo để người học có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn ngành học phù hợp với nhu cầu, khả năng của mình.

Nghị quyết số 04 - NQ/HNTW Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) Về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, ngày 14 tháng 01 năm 1993 đề ra chủ trương: Đổi mới phương pháp dạy

và học ở tất cả các cấp học, bậc học. Kết hợp tốt học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội, áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề [20, tr. 8].

Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII, 1997) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời

kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000 chỉ rõ một trong

những yếu kém của giáo dục Việt Nam, trong đó có giáo dục đại học là: Phương pháp giáo dục - đào tạo chậm đổi mới, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học. Hội nghị chủ trương: Thực hiện giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học, lý luận gắn với thực tế, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội ở tất cả các bậc học, ngành học, đặc biệt là giáo dục đại học [21. tr. 11]. Một trong những giải pháp quan trọng Hội nghị đề đưa ra là: Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục - đào tạo. Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy - học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học. Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên. Từ năm 2001, Bộ giáo dục đã cho thí điểm trong một số trường đại học đào tạo theo học chế Tín chỉ - một hình thức đào tạo tiên tiến trên thế giới,

trạng dạy và học theo lối kinh viện. Ngay từ năm học 2001-2002, Bộ GD-ĐT đã khuyến khích các trường đại học, cao đẳng thực hiện đào tạo theo hình thức này. Trong “Quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng giai đoạn

2001-2010” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định

47/2001/QĐ-TTg đề xuất các trường cần thực hiện quy trình đào tạo linh hoạt, từng bước chuyển việc tổ chức quy trình đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ, phấn đấu để đến năm 2010 hầu hết các trường đại học, cao đẳng đều áp dụng hình thức tổ chức đào tạo này.

Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX (7/2002) chủ trương: Triển khai áp dụng rộng rãi trong các trường đại học và cao đẳng phương pháp giảng dạy tích cực để tăng cường tính chủ động của sinh viên và sử dụng các phương tiện hiện đại như máy chiếu, máy vi tính… để nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy. Các trường coi trọng phương pháp đào tạo, bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu khoa học, thực nghiệm và ứng dụng của sinh viên. Trong giảng dạy, khắc phục lối truyền thụ một chiều, chú trọng các kiến thức về phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và kỹ năng thực hành của sinh viên. Nội dung và phương pháp giảng dạy hướng tới khả năng liên kết giữa các khối kiến thức, khả năng hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật và sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin, kết hợp phương pháp diễn giải với thảo luận, thực hành, thực tập và tự nghiên cứu. Đây là một sự đổi mới đáng kể trong phương pháp giáo dục đại học, góp phần quan trọng vào việc đổi mới toàn diện giáo dục đại học và nâng cao chất lượng đào tạo.

Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 2.11.2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 đề ra nhiệm vụ và giải pháp về đổi mới phương pháp đào tạo: “Triển khai đổi mới phương pháp đào tạo theo 3 tiêu chí: Trang bị cách học, phát huy tính chủ động của người học; sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong

hoạt động dạy và học. Khai thác các nguồn tư liệu giáo dục mở và nguồn tư liệu trên mạng Internet. Lựa chọn, sử dụng các chương trình, giáo trình tiên tiến của các nước. Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích lũy kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và ở nước ngoài” [57, tr. 14].

Đại hội XI của Đảng đánh giá công tác đổi mới giáo dục trong những năm qua, chỉ rõ kết quả đạt được, hạn chế và chủ trương: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp” [22, tr. 130 – 131].

Hội nghị Trung ương 6 khóa XI (2012) của Đảng đã nhận định chất lượng giáo dục và đào tạo nhìn chung còn thấp, nhất là đào tạo đại học và dạy nghề còn chưa đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đào tạo chưa gắn với nhu cầu sử dụng nhân lực. Từ đó, Hội nghị khẳng định sự cần thiết phải đổi mới giáo dục – đào tạo với định hướng: đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc nhận thức và tư duy về giáo dục và đào tạo, về công tác quản lý giáo dục; về nội dung, phương pháp giáo dục; hình thức và phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục; cơ chế, chính sách đầu tư tài chính [xem 23, tr. 7].

Như vậy, đổi mới phương pháp giáo dục đại học là vấn đề luôn được quan tâm, được tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học đáp ứng nhu cầu xã hội.

Một phần của tài liệu Quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục với việc đổi mới phương pháp giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)