Nhóm giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy đại học

Một phần của tài liệu Quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục với việc đổi mới phương pháp giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay (Trang 77)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Nhóm giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy đại học

Trong công tác giáo dục đại học, đội ngũ giảng viên giữ vai trò chủ đạo thông qua việc truyền đạt giúp sinh viên tiếp thu một cách có hiệu quả các tri thức khoa học. Do đó, hiệu quả của công tác đổi mới phương pháp giáo dục đại học trước hết phụ thuộc vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy của mỗi

giảng viên. Theo tác giả, để khắc phục những hạn chế trong phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên, cần tập trung vào một số giải pháp như sau:

Thứ nhất: Nâng cao trình độ cho mỗi cán bộ giảng viên

Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ là yêu cầu Hồ Chí Minh đặt ra đối với tất cả các giáo viên. Chất lượng đội ngũ giáo viên là yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả của công tác giáo dục đại học. Nâng cao chất lượng giáo dục, trước hết cần không ngừng bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho mỗi cán bộ giáo viên, trước hết là trình độ chuyên môn. Một giảng viên chỉ có thể tự tin đứng trên giảng đường đại học khi họ được trang bị một cách bài bản, chuyên sâu về lĩnh vực giảng dạy của mình, am hiểu những vấn đề thực tiễn liên quan đến chuyên ngành giảng dạy, đồng thời nắm bắt được xu thế và tình hình giảng dạy môn học được phân công trong các trường đại học trong nước và thế giới. Để có được những kiến thức đó, họ cần được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ sau tuyển dụng. Đây cũng là một biện pháp để khắc phục tình trạng “cơm chấm cơm” (đại học dạy đại học) còn tồn tại ở nhiều trường đại học Việt Nam hiện nay. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009 – 2020 đề ra mục tiêu đến năm 2020 có 80% giảng viên cao đẳng đạt trình độ thạc sỹ trở lên, trong đó có 15% là tiến sỹ; 100% giảng viên đại học đạt trình độ thạc sỹ trở lên, trong đó có 30% là tiến sỹ. Để thực hiện các mục tiêu trên, Nhà nước, Bộ Giáo dục và các nhà trường cần khuyến khích, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ giảng viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực giảng dạy; tổ chức các chương trình đào tạo đa dạng nhằm nâng cao chuẩn trình độ đào tạo cho đội ngũ giảng viên; thực hiện đề án đào tạo giảng viên cho các trường đại học, cao đẳng với ba phương án đào tạo: Đào tạo ở trong nước, đào tạo ở nước ngoài và kết hợp đào tạo trong và ngoài nước. Tập trung giao nhiệm vụ cho một số trường đại học và viện nghiên cứu lớn trong nước, đặc biệt là các đại học theo hướng nghiên cứu đảm nhiệm việc đào tạo số tiến sỹ trong nước với sự tham gia của các

giáo sư được mời từ những đại học có uy tín trên thế giới [12, tr. 17]; có chính sách hỗ trợ hợp lý (hỗ trợ kinh phí đào tạo, giảm thiểu thời lượng giảng dạy chuyên môn...) để giảng viên yên tâm học tập và công tác.

Bên cạnh trình độ chuyên môn, chất lượng đội ngũ giảng viên còn phụ thuộc vào kỹ năng, nghiệp vụ giảng dạy bởi hoạt động chính của giảng viên là giảng dạy. Hiện nay, công tác tuyển dụng giáo viên của nhiều trường đại học, cao đẳng chưa thực sự quan tâm đến kỹ năng, trình độ nghiệp vụ sư phạm của ứng viên dẫn đến sự thiếu hụt về chất lượng giảng viên. Để nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên, các trường đại học, cao đẳng cần có sự phối hợp với Bộ Giáo dục - đào tạo, các cơ sở đào tạo nghiệp vụ sư phạm để tổ chức các lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ giảng dạy cho giảng viên; khuyến khích các giảng viên học tập nâng cao kỹ năng sư phạm bằng việc xây dựng nó thành một tiêu chí để đánh giá chất lượng giảng viên.

Đối với mỗi cán bộ giảng viên, cần nhận thức rõ việc nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ là quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình. Giảng viên cần tự giác, nỗ lực học tập không ngừng để làm giàu tri thức, kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực giảng dạy của mình. Trong công tác, cần tích cực giao lưu, trao đổi với các đồng nghiệp, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm giảng dạy của các giảng viên khác nhằm nâng cao kiến thức nghề nghiệp, phương pháp giảng dạy...

- Thứ hai: Cải tiến phương pháp giảng dạy đại học

Trong công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục, Hồ Chủ tịch yêu cầu giáo viên phải không ngừng thi đua tìm cách dạy sao cho dễ hiểu, dễ nhớ, thiết thực. Quan điểm của Người là định hướng cho việc cải tiến phương pháp giảng dạy của giảng viên hiện nay. Mỗi giảng viên cần tự làm mới phương pháp giảng dạy của mình bằng cách:

Một là: Tạo niềm đam mê, hứng thú cho sinh viên đối với môn học.

thú của sinh viên đối với môn học bằng những tình huống thực tế, những câu chuyện dí dỏm, những tấm gương tiêu biểu liên quan đến môn học, giúp sinh viên liên hệ với những tri thức khoa học, say mê trong học tập và nghiên cứu.

Hai là: Khắc phục lối giảng dạy truyền thống, sử dụng các phương pháp

giảng dạy tích cực. Nếu như trước đây, giảng viên chỉ truyền đạt kiến thức một chiều đơn thuần bằng phương pháp thuyết trình thì hiện nay, giảng viên cần đổi mới cách giảng dạy thông qua việc kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Giảng viên cần lựa chọn phương pháp phù hợp với từng nội dung trong bài học như: Phương pháp thuyết trình, phân tích, so sánh, phương pháp nêu và gợi mở vấn đề, phương pháp nêu gương... nhằm tác động một cách tích cực đến khả năng tư duy và nhận thức của sinh viên.

Trong phương pháp giảng dạy truyền thống, giảng viên đóng vai trò chủ đạo; phương pháp giảng dạy tích cực phải lấy người học làm trung tâm. Thay vì ít tương tác với sinh viên như trong cách dạy trước đây, giảng viên cần tăng cường mối liên hệ, tương tác với sinh viên, khuyến khích sinh viên đặt câu hỏi phản biện, đưa sinh viên vào những tình huống có vấn đề cần giải quyết nhằm nâng cao năng lực tư duy, tính tích cực của sinh viên trong học tập.

Phương pháp giảng dạy truyền thống chú trọng việc yêu cầu sinh viên ghi nhớ kiến thức theo kiểu học thuộc lòng. Giảng viên cần khắc phục hạn chế này bằng việc chú trọng giảng dạy một cách chuyên sâu: Khi giảng về một vấn đề nào đó, cần có sự phân tích, đánh giá, so sánh với các vấn đề khác và tổng hợp để sinh viên có thể nắm được bản chất của vấn đề, ghi nhớ một cách hệ thống nội dung bài học, có sự liên hệ với các nội dung khác trong chương trình môn học. Trong giảng dạy, cần chú trọng việc rèn luyện các kỹ năng thực tế cho sinh viên: Phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, liên hệ tri thức khoa học với thực tiễn cuộc sống,...

Ba là: Giảng viên cần lựa chọn đúng nội dung trọng tâm để truyền đạt

lựa chọn được phương pháp học tập tốt nhất đối với từng môn học. Với hình thức đào tạo theo tín chỉ, giảng viên không đơn thuần là người truyền thụ tri thức một chiều mà đóng vai trò là người định hướng, dẫn dắt, hướng dẫn sinh viên tìm và nghiên cứu tài liệu để đạt được mục tiêu môn học. Trong vai trò là người định hướng, giảng viên cần xác định rõ vấn đề cơ bản trong chương trình môn học để sinh viên cần nắm được, từ đó hướng sinh viên đi sâu nghiên cứu để nắm được nội dung cốt lõi. Trong từng chuyên đề, giảng viên cần xác định nội dung trọng tâm, lựa chọn phương pháp hợp lý để truyền đạt tới sinh viên một cách rõ ràng, dễ hiểu nhất; tránh trường hợp giảng viên quá tham kiến thức, đưa ra nhiều vấn đề dàn trải mà không có trọng tâm, trọng điểm làm cho sinh viên cảm thấy rối trong việc tiếp nhận các tri thức cơ bản. Sau khi kết thúc bài học, môn học, giảng viên cần khái quát, nhắc lại những nội dung cơ bản để sinh viên định hình một cách có hệ thống các kiến thức đã học để đảm bảo tính lôgic của môn học.

Bốn là: Mỗi giảng viên cần chủ động, tự giác trao đổi, học hỏi kinh nghiệm,

phương pháp giảng dạy từ đồng nghiệp; không ngừng làm giàu kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy, công tác; tích cực tìm hiểu và tiếp thu chọn lọc những yếu tố phù hợp trong phương pháp của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; thi đua đổi mới cách dạy, tìm kiếm những phương pháp giảng dạy mới.

Thứ ba: Ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ hiện đại đã và đang tạo ra một cuộc cách mạng mới trong đời sống xã hội. Ngày nay, khoa học, công nghệ đang len lỏi vào tất cả các lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Trong xu thế mới, việc ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin vào giảng dạy là điều kiện cần thiết để hướng tới một nền giáo dục hiện đại. Khả năng và hiện thực ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục là rất lớn. Công nghệ thông tin hiện nay được xem như một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho việc đổi mới phương

pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học, các hoạt động kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học, quản lý giáo dục... Thực hiện bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin thực chất là giảng viên đã góp phần thay đổi phương pháp dạy học truyền thống, giúp sinh viên học tập, tiếp thu kiến thức một cách chủ động, tích cực hơn. Nếu như trước đây, phấn, bảng là các công cụ hỗ trợ đắc lực việc dạy học thì hiện nay, các loại máy móc, thiết bị công nghệ là phương tiện hỗ trợ để tăng cường vai trò, chức năng và hiệu quả của giảng viên, sinh viên và các tri thức khoa học. Tuy nhiên, cần nhận thức rõ: Sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy không phải đã giải quyết được mọi vấn đề trong giáo dục nói chung, hoạt động dạy học nói riêng. “Việc sử dụng phương tiện kỹ thuật trợ giúp dạy học là con dao hai lưỡi. Nếu biết sử dụng đúng thì sẽ đạt được hiệu quả rất cao, song nếu không thành thạo hoặc không chủ động trước nhiều phương án, nếu xảy ra sự cố kỹ thuật như máy hỏng, đĩa lỗi, mất điện... thì kết quả lại rất thảm hại” [80, tr. 2]. Trên thực tế, không ít giảng viên còn nhầm lẫn giữa phương tiện và phương pháp dạy học, cho rằng cứ áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy là đã đổi mới phương pháp giảng dạy. Ở đây, bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin được coi là tiêu chí của việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Nhiều giảng viên quá lạm dụng sự hỗ trợ của các loại máy móc, dùng nó như phương tiện thay thế việc truyền tải nội dung bài học, đưa toàn bộ nội dung cần truyền đạt tới sinh viên lên máy vi tính và bấm nút, biến sinh viên thành những “thợ chép”, làm giảm hiệu quả hoạt động dạy học. Mặt khác, lại có những giảng viên ngần ngại trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy do công tác chuẩn bị bài giảng tốn nhiều thời gian, công sức, do cơ sở vật chất còn thiếu thốn hoặc do trình độ tin học còn chưa cao... Những suy nghĩ thủ cựu đó đã cản trở con đường đưa nền giáo dục Việt Nam theo hướng hiện đại hóa. Những hạn chế trong nhận thức về vai trò của công nghệ thông tin đối với hoạt động giảng

dạy cần sớm được khắc phục nhằm xây dựng nền giáo dục hiện đại, đẩy nhanh quá trình hội nhập của giáo dục Việt Nam với nền giáo dục thế giới.

Giáo dục Việt Nam đang đặt ra mục tiêu: “đẩy mạnh ứng dụng công

nghệ thông tin trong dạy và học. Đến năm 2015, có 80% giáo viên phổ thông,

100% giáo viên, giảng viên các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học sử dụng thành thạo công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học” [12, tr. 20]. Để thực hiện mục tiêu này, các trường đại học cần khuyến khích giảng viên ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy. Khi ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đại học cần lưu ý: Ứng dụng khoa học, công nghệ vào giảng dạy nhưng vẫn phải đảm bảo tốt mục tiêu, nhiệm vụ của bài giảng theo đúng quy định của chương trình; ứng dụng công nghệ phải kích thích được tư duy liên kết, tìm tòi sáng tạo, đẩy mạnh được hoạt động tự học của sinh viên; phát huy cao khả năng và sáng kiến của cá nhân giảng viên và trí tuệ của tập thể để thiết kế, chuẩn bị bài giảng có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.

Thứ tư: Xây dựng các đơn vị chuyên trách về đổi mới phương pháp giảng dạy

Công tác đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên chỉ được tiến hành một cách đồng bộ, thống nhất và có hiệu quả khi sự điều hành, quản lý của các cơ quan, đơn vị chuyên trách. Hiện nay, hầu hết các trường đại học ngoài sư phạm ở nước ta chưa có trung tâm hỗ trợ giảng viên trong nghiệp vụ sư phạm. Đa số các trường giao nhiệm vụ nghiên cứu, nâng cao năng lực dạy và học cho các trung tâm, đơn vị chuyên trách công tác đảm bảo chất lượng. Các trung tâm này chịu trách nhiệm chủ yếu về hoạt động kiểm định và khảo thí. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy đại học không có cơ quan, đơn vị chuyên trách quản lý, dẫn đến tình trạng nhiều giảng viên không biết phải đổi mới phương pháp như thế nào, đơn vị nào hỗ trợ họ trong việc tìm kiếm và

đổi mới phương pháp mà phải tự thân vận động theo chủ trương của Bộ, của nhà trường. Do đó, các trường đại học Việt Nam hiện nay cần phải có đơn vị chuyên trách làm nhiệm vụ nghiên cứu dạy và học. Người hoạt động trong đơn vị này là các giảng viên vừa làm nhiệm vụ giảng dạy, vừa làm nhiệm vụ nghiên cứu về phương pháp dạy và học. Các nhiệm vụ này phải gắn bó chặt chẽ với nhau để đảm bảo công tác nghiên cứu phương pháp phải dựa trên cơ sở những tình huống cụ thể, những kinh nghiệm thực tế. Các đơn vị này phải đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám hiệu với mục đích hỗ trợ một cách tích cực và hiệu quả nhất cho hoạt động giảng dạy của giảng viên.

Các đơn vị này có chức năng, nhiệm vụ: Xây dựng lại những tài liệu đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập cho các giảng viên; thiết kế chương trình, phương pháp giảng dạy và đánh giá, sử dụng công nghệ dạy học, thiết kế và ứng dụng các phần mềm phục vụ đào tạo hỗ trợ nghiệp vụ sư phạm cho tất cả giảng viên của trường; nghiên cứu ứng dụng các công nghệ dạy học mới và các phần mềm phục vụ dạy học và đánh giá; hỗ trợ giảng viên các khoa, bộ môn trong công tác đào tạo: thiết kế chương trình, đánh giá, sử dụng công nghệ và phần mềm dạy học, cung cấp thông tin, tư vấn và tổ chức tập huấn về nghiệp vụ sư phạm; giúp giảng viên phát triển và sử dụng phương pháp giảng dạy tương tác và các phương pháp học tích cực để họ có thể trình bày tài liệu môn học theo các cách và quan điểm khác nhau; theo dõi và quản lý chặt chẽ hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy của các giảng viên; đánh giá chất lượng, hiệu quả đổi mới phương pháp giảng dạy đối với từng giảng viên, tổ chuyên môn thông qua việc xây dựng hệ tiêu chí kiểm định phù hợp với đặc thù từng môn học, chuyên ngành đào tạo;… Bên cạnh đó, cần tăng cường thanh tra

Một phần của tài liệu Quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục với việc đổi mới phương pháp giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)