Quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục

Một phần của tài liệu Quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục với việc đổi mới phương pháp giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay (Trang 29)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2.Quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục

1.3.2.1. Các phương pháp mang tính nguyên tắc trong giáo dục

- Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn – cơ sở nền tảng cho việc xác định

các phương pháp giáo dục khác

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn được coi là nguyên tắc nền tảng cho việc xác định các phương pháp

Về nội hàm khái niệm lý luận và thực tiễn, trong bài Diễn văn khai mạc lớp học lý luận khóa I trường Nguyễn Ái Quốc, Người nêu: “Lý luận là sự tổng

kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử. Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là sự tổng kết kinh nghiệm của phong trào công nhân từ trước đến nay của tất cả các nước” [48, tr. 96]. “Thực tế là các vấn đề mình phải giải quyết, là mâu thuẫn của sự vật…Thực tế bao gồm rất rộng. Nó bao gồm kinh nghiệm công tác và tư tưởng của cá nhân, chính sách và đường lối của Đảng, kinh nghiệm lịch sử của Đảng cho đến các vấn đề trong nước và trên thế giới” [48, tr. 95].

Bàn về mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, Hồ Chí Minh dùng nhiều cách diễn đạt khác nhau: “Lý luận đi đôi với thực tiễn” [48, tr. 611], “Lý luận kết hợp với thực hành” [48, tr. 400], “Lý luận và thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau [43, tr. 307]. Song, điều cốt lõi nhất mà Người muốn nhấn mạnh là: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” [48, tr. 95]. Như vậy, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn được Hồ Chí Minh hiểu trên tinh thần biện chứng: thực tiễn cần tới lý luận soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng để không mắc phải bệnh kinh nghiệm, còn lý luận phải dựa trên cơ sở thực tiễn, phản ánh thực tiễn và phải luôn liên hệ với thực tiễn, nếu không sẽ mắc phải bệnh giáo điều.

Theo Hồ Chí Minh, lý luận có vai trò hết sức to lớn đối với thực tiễn, lý luận “như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi” [43, tr. 273 – 274]. “Làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối vừa chậm chạp vừa hay vấp váp” [44, tr. 357]. Làm mò mẫm chính là biểu hiện của bệnh kinh nghiệm. Kém lý luận, khinh lý luận không chỉ dẫn tới bệnh kinh

nghiệm mà còn dẫn tới bệnh giáo điều. Bởi lẽ, do kém lý luận, khinh lý luận nên không hiểu thực chất lý luận, chỉ thuộc câu chữ lý luận và do đó cũng không thể hiểu được bản chất những vấn đề thực tiễn mới nảy sinh. Do đó, không vận dụng được lý luận vào giải quyết những vấn đề thực tiễn mới nảy sinh. Nếu có vận dụng thì cũng không sát thực tế, không phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng luôn nhắc nhở rằng, có lý luận rồi thì phải kết hợp chặt chẽ với kinh nghiệm thực tế. Người khẳng định: “Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên” [43, tr. 275]. “Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lý luận mà không áp dụng vào công việc thực tế là lý luận suông. Dù xem được hàng ngàn, hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào một cái hòm đựng sách” [43, tr. 274]. Như vậy, lý luận chỉ có ý nghĩa đích thực khi được vận dụng vào thực tiễn, đóng vai trò soi đường, dẫn đắt, chỉ đạo thực tiễn. Đồng thời, khi vận dụng lý luận vào thực tiễn thì phải phù hợp điều kiện thực tiễn.

Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở mỗi người phải quán triệt tốt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trên mọi lĩnh vực hoạt động, công tác, trong đó có công tác giáo dục. Để làm tốt điều này thì một mặt, phải ra sức học tập, nâng cao trình độ lý luận cũng như chuyên môn nghiệp vụ. Mặt khác, phải có phương pháp học tập đúng đắn, học phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tế. Người chỉ rõ, “lý luận rất cần thiết, nhưng nếu cách học tập không đúng thì sẽ không có kết quả. Do đó, trong lúc học tập lý luận, chúng ta cần nhấn mạnh: lý luận phải liên hệ với thực tế” [48, tr. 94].

Điều quan trọng nữa, theo Người, là phải chống giáo điều ngay trong học tập chủ nghĩa Lênin. Khi còn sống Người luôn phê phán kiểu học thuộc lòng câu chữ của chủ nghĩa Mác - Lênin. Theo Người, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là “phải học tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin, học tập lập trường,

quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp ấy mà giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng ta” [48, tr. 95]. “Học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình, là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta. Học để mà làm” [48, tr. 611]. Người cũng căn dặn cán bộ, đảng viên “học tập lý luận thì nhằm mục đích để vận dụng chứ không phải học lý luận vì lý luận, hoặc để tạo cho mình một cái vốn lý luận để sau này đưa ra mặc cả với Đảng” [48, tr. 95]. Người cán bộ, đảng viên phải có thái độ đúng đắn trong nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin. Người cũng lưu ý rằng, không nên coi chủ nghĩa Mác - Lênin là kinh thánh, là những công thức có sẵn, cứng nhắc. Có như vậy thì việc nghiên cứu, học tập, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin mới có hiệu quả.

Cùng với việc chống giáo điều trong học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, còn phải chống giáo điều trong vận dụng lý luận cũng như kinh nghiệm của nước khác, ngành khác. Người căn dặn cán bộ, đảng viên: “Không chú trọng đến đặc điểm của dân tộc mình trong khi học tập kinh nghiệm của các nước anh em, là sai lầm nghiêm trọng, là phạm chủ nghĩa giáo điều” [48, tr. 97]. Để chống căn bệnh giáo điều này, theo Người, biện pháp cơ bản là phải gắn lý luận với thực tiễn cách mạng nước nhà. Học phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tiễn cách mạng, khi vận dụng kinh nghiệm và lý luận phải xuất phát từ thực tiễn nước nhà. Người cũng nhấn mạnh rằng, cùng với việc chống bệnh giáo điều thì phải đề phòng, ngăn ngừa chủ nghĩa xét lại. Bởi lẽ, nếu không có quan điểm đúng đắn trong việc quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn thì người ta dễ nhấn mạnh thái quá những đặc điểm dân tộc để phủ nhận những giá trị phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin. “Nhưng nếu quá nhấn mạnh đặc điểm dân tộc để phủ nhận giá trị phổ biến của những kinh nghiệm lớn, cơ bản của các nước anh em, thì sẽ mắc sai lầm

nghiêm trọng của chủ nghĩa xét lại” [48, tr. 97 – 98]. Đồng thời, Người còn nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải biết dùng lý luận đã học để tổng kết kinh nghiệm thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả công tác. Người nhấn mạnh: “...Cần phải nghiên cứu kinh nghiệm cũ để giúp cho thực hành mới, lại đem thực hành mới để phát triển kinh nghiệm cũ, làm cho nó đầy đủ dồi dào thêm” [43, tr. 511]. Đó chính là quá trình tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm để bổ sung, hoàn thiện, phát triển lý luận. Làm được như vậy cũng có nghĩa là làm cho lý luận được “bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn sinh động” [48, tr. 95]. Đồng thời, thực tiễn mới sẽ được chỉ đạo, soi đường, dẫn dắt bởi lý luận mới. Cứ như vậy, lý luận luôn được bổ sung, hoàn thiện, phát triển bởi những kết luận mới rút ra từ tổng kết thực tiễn. Còn thực tiễn luôn được chỉ đạo, soi đường dẫn dắt bởi lý luận đã được bổ sung bằng những kinh nghiệm thực tiễn mới. Đó là biểu hiện sinh động của việc quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh chính là một nguyên tắc có tính chất phương pháp luận được vận dụng vào giáo dục. Nguyên tắc này là cơ sở nền tảng, định hướng cho việc xác định các phương pháp giáo dục cụ thể.

Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất

Trong hệ thống quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục, học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất là sự thể hiện trực tiếp của nguyên tắc lý luận gắn liền với thực tiễn.

Hồ Chí Minh yêu cầu: Trong hoạt động giáo dục, phải kết hợp chặt chẽ

giữa học và hành. Học là quá trình nhận thức chân lý khoa học, hành là quá

trình rèn luyện để hình thành các kỹ năng lao động và hoạt động xã hội, tức là biến kiến thức đã tiếp thu được thành năng lực hoạt động của từng cá nhân. Theo Hồ Chí Minh, mục đích giáo dục không chỉ giúp học sinh nắm vững

kiến thức mà còn biết vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn, hình thành kỹ năng hoạt động thực tế, học không chỉ để biết mà quan trọng là “học là để áp dụng vào việc làm” [44, tr. 357]. Thông qua hoạt động thực tế, người học mới có thể kiểm nghiệm những tri thức đã học, đồng thời có điều kiện và khả năng gọt rũa, mài sắc và nâng cao hiểu biết của mình. Nói chuyện tại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ hai (7/5/1958), Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở: “Lao động trí óc mà không lao động chân tay, chỉ biết lý luận mà không biết thực hành thì cũng là trí thức có một nửa. Vì vậy, cho nên các cháu trong lúc học lý luận cũng phải kết hợp với thực hành và tất cả các ngành khác đều phải: lý luận kết hợp với thực hành, học tập kết hợp với lao động” [48, tr. 400].

Theo Người, học và hành phải luôn đi đôi với nhau. Học và hành là hai mặt của một quá trình gắn bó mật thiết với nhau, bổ sung, hỗ trợ, làm tiền đề cho nhau phát triển. “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy” [44, tr. 361]. Trong Thư

gửi giáo sư và sinh viên trường dự bị đại học ở Thanh Hóa (4/1952), Người

căn dặn: “các cháu thì học tập cần phải gắn liền với thực hành để mai sau thực hiện mục đích cao quý: Thật thà phụng sự nhân dân” [45, tr. 400]. Người cho rằng, chỉ có thực hành mới là thước đo đúng nhất cho sự hiểu biết của con người về thế giới. Thực hành có vai trò quan trọng cao hơn lý luận vì thực hành có tính chất phổ biến, lại có tính chất thực tế cụ thể. Hơn nữa, “thực hành là nền tảng của lý luận và lý luận lại phụng sự thực hành. Chỉ có thực hành mới là tiêu chuẩn của sự thật” [45, tr. 122].

Học đi đôi với hành cũng là tiêu chí để phân biệt nền giáo dục cũ và nền giáo dục mới. Sự học trong nền giáo dục cũ là theo lối “nhồi sọ”, “tầm chương trích cú”, chủ yếu là học theo sách vở, sản phẩm của nó là những thư sinh, những “con mọt sách”. Trong nền giáo dục mới, sự học kết hợp một cách chặt chẽ giữa những tri thức sách vở với những kinh nghiệm thực tiễn,

tức là tri thức được vận dụng vào để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Do đó, nó góp phần vào việc đào tạo những con người phát triển toàn diện cả về trí tuệ và năng lực công tác. Đó là một trong những ưu điểm nổi bật của nền giáo dục mới xã hội chủ nghĩa so với nền giáo dục kinh viện trước đó.

Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất cũng là một trong những phương

pháp được Hồ Chí Minh đề cập đến nhiều khi bàn về công tác giáo dục. Lao động sản xuất là môi trường để giáo dục, rèn luyện con người. Phẩm chất, nhân cách con người được hình thành trong lao động và các hoạt động xã hội. Do vậy, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất là một phương pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả giáo dục, đặc biệt là đối với các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học – các trường trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực cho các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân.

Sản xuất là nguồn gốc phát triển của xã hội loài người, lao động sẽ làm cho sự hiểu biết của con người về tự nhiên và xã hội từng bước phát triển. Hồ Chí Minh chỉ rõ: Sản xuất là nền tảng của thực hành, “do sự sản xuất vật chất mà người ta hiểu dần các hiện tượng, các tính chất, các quy luật và mối quan hệ giữa người với giới tự nhiên. Lại do hoạt động sản xuất mà dần dần hiểu rõ mối quan hệ giữa người này với người khác” [45, tr. 121]. Chính thông qua lao động sản xuất làm cho lý luận, tri thức của người học được mài sắc thêm, nó là cơ sở, nền tảng để nhận thức, phát hiện và khám phá cái mới. Bàn về sự học đích thực, tri thức hoàn toàn, Người viết: “Một người học xong đại học, có thể gọi là có tri thức. Song y không biết cày ruộng, không biết làm công, không biết đánh giặc, không biết làm nhiều việc khác. Nói tóm lại: Công việc thực tế, y không biết gì cả. Thế là y chỉ có tri thức một nửa. Tri thức của y là tri thức học sách chưa phải là tri thức hoàn toàn. Y muốn thành một người tri thức hoàn toàn, thì phải đem cái tri thức đó áp dụng vào thực tế” [43, tr. 275].

Trong Thư gửi các cán bộ giáo dục, học sinh, sinh viên các trường và các lớp bổ túc văn hóa (31/8/1960), Người đặt ra yêu cầu đối với nền giáo

dục mới: “Giáo dục phải phục vụ đường lối chính trị của Đảng và Chính phủ, phải gắn liền với sản xuất và đời sống của nhân dân” [49, tr. 647]. Nền giáo dục xã hội chủ nghĩa nhằm đào tạo ra những người giỏi về văn hóa, khoa học, trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, những tri thức đó không phải là tri thức suông, giáo điều trong sách vở. Trang bị kiến thức phải giúp cho người học đủ khả năng vận dụng sự hiểu biết vào cuộc sống. Nền giáo dục mới đào tạo ra con người toàn diện phục vụ công cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Vì thế, sự kết hợp giữa lao động sản xuất với học tập không chỉ trang bị cho người học nắm vững những kiến thức cơ bản mà còn đào tạo họ thành những con người có đức tính cần cù, siêng năng và hăng hái tham gia thực hiện đời sống mới, xây dựng xã hội mới. Cho nên cần phải tăng cường mạnh mẽ hơn nữa giáo dục lao động trong nhà trường. Đến thăm trường Chu Văn An (31/12/1958), Người chỉ rõ: “Trường học của ta là trường học xã hội chủ nghĩa. Nhà trường xã hội chủ nghĩa là nhà trường: Học đi với lao động; Lý luận đi với thực hành; Cần cù đi với tiết kiệm” [48, tr. 594]…. Trong thực tiễn chỉ đạo hoạt động giáo dục ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm đến việc xây dựng nhà trường gắn liền với đời sống sản xuất. Việc kết hợp giáo dục với lao động sản xuất thể hiện mối liên hệ giữa tri thức sách vở với những kinh nghiệm trong thực tiễn lao động sản xuất của con người. Thông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục với việc đổi mới phương pháp giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay (Trang 29)