Một số mô hình cụ thể

Một phần của tài liệu Đổi mới liên kết nhà trường với doanh nghiệp theo mô hình dự án nhằm nâng cao chất lượng nhân lực Khoa học và Công nghệ ( Nghiên cứu tại trường Đại học Lâm nghi145934.PDF (Trang 74)

11. Kết cấu của luận văn:

3.3.3 Một số mô hình cụ thể

1. Cán bộ khoa học của doanh nghiệp tham gia vào đào tạo

Doanh nghiệp Đổi mới và điều chỉnh cơ cấu ngành nghề đào tạo phù hợp với cơ cấu ngành nghề của doanh nghiệp và nhu cầu xã hội.

Mở thêm các ngành nghề mới mà doanh nghiệp, thị trường lao động có nhu cầu, đặc biệt chú ý đến công nghệ mới, ngành mới phát triển trên thế giới nhằm nâng cao chất lượng, hợp lý về số lượng, cơ cấu ngành nghề và cơ cấu trình độ đào tạo.

Chương trình đào tạo vừa là chuẩn mực đào tạo, vừa là chuẩn mực để đánh giá chất lượng đào tạo, là điều kiện tiên quyết để đảm bảo chất lượng đào tạo. Để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phải đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo theo hướng đào tạo theo nhu cầu xã hội, chức không phải đào tạo cái nhà trường có, giảng viên có điều kiện tổ chức các hoạt động dạy học tích cực, giảm những nội dung, thông tin ghi nhớ máy móc, hàn lâm, sách vở, kết luận áp đặt, tăng cường nêu vấn đề, gợi ý, kích thích khả năng sáng tạo của người học, để họ tự nghiên cứu. Cần cắt giảm đáng kể các phần lý thuyết ít liên quan đến nghề nghiệp hoặc chung chung trừu tượng. Tăng cường rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng sống và làm việc trong môi trường kỷ luật công nghiệp cho

Để làm được điều này điều kiện tiên quyết phải tập trung trí tuệ của các nhà hoạch định chính sách, các nhà lãnh đạo quản lý, các nhà nghiên cứu, đội ngũ giảng viên không chỉ nắm vững lý luận nghiên cứu, cập nhật tri thức tiên tiến của thế giới mà rất cần phải có sự phối hợp chặt trẽ của các nhà doanh nghiệp thành đạt để xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình môn học, ngành học mang tính mềm dẻo phù hợp thực tiễn, hơn nữa phải có cái nhìn tổng thể và dự báo các khả năng có thể xảy ra trong tương lai.

Nhu cầu kiến thức, kỹ năng của người lao động tại các doanh nghiệp luôn thay đổi do những đổi mới dây chuyền công nghệ, công nghệ sản xuất. Nhà trường rất cần sự đóng góp ý kiến để thiết kế nội dung, chương trình đào tạo gắn với nhu cầu của ngành kinh tế mà doanh nghiệp là một đại diện. Sinh viên tốt nghiệp ra trường cần có chuẩn trình độ về thái độ, kiến thức, kỹ năng phù hợp yêu cầu doanh nghiệp và tổ chức sử dụng lao động, là căn cứ quan trọng để nhà trường xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp dạy học cùng với các điều kiện về cơ sỏ vật chất kèm theo đảm bảo phù hợp với thực tiễn cuộc sống luôn vận động và biến đổi không ngừng.

- Xác định mục tiêu đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp: doanh nghiệp với tư cách là người “mua hàng” và người phối hợp “thực hiện” và kiểm tra, “đánh

giá” quá trình sản xuất và “hưởng thụ” chất lượng hàng. Do đó phải xây dựng mục

tiêu, yêu cầu về nhân lực để phối hợp bàn bạc thống nhất.

- Mở các cuộc hội thảo chuyên đề tại doanh nghiệp để bàn về xây dựng nội dung chương trình đào tạo, trong thành phần có mời các SV đã ra trường tham gia thảo luận.

- Thực hiện hợp tác nhà trường và doanh nghiệp, các cơ quan tổ chức kinh tế- xã hội như mời các cán bộ các cơ quan doanh nghiệp tham gia giảng dạy báo cáo chuyên đề, tham gia hội đồng khoa học và đào tạo, xây dựng vườn ươm doanh nghiệp, mô hình doanh nghiệp ảo, ngân hàng ảo, giao lưu, tổ chức hội cựu sinh viên, hội các nhà doanh nghiệp thân thiện với nhà trường…

- Xét về ngành và chuyên ngành cần xây dựng theo hướng đa dạng hoá ngành và chuyên ngành đào tạo, thực hiện đào tạo theo phông rộng, đảm bảo dễ thích nghi hơn với nhu cầu xã hội. Nghiên cứu các chuyên ngành mới phù hợp với

- Xây dựng chương trình đào tạo mềm dẻo, linh hoạt để có thể chuyển từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ, tăng số học phần tự chọn đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của sinh viên, phù hợp mục tiêu của doanh nghiệp.

Các nhà doanh nghiệp muốn có nhân lực chất lượng cao phải có tầm nhìn chiến lược về yếu tố con người để đầu tư phối hợp với nhà trường trong những vấn đề cùng quan tâm, đặt hàng những yêu cầu, mục tiêu thiết yếu, cùng bàn bạc với cơ sở đào tạo về chương trình, ngành nghề đào tạo và nội dung các môn học sao cho lý luận luôn phù hợp với thực tế của cuộc sống đang vận động và biến đổi không ngừng.

2. Doanh nghiệp đầu tư vốn, cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy

Cơ sở vật chất là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng, hiệu quả và hiệu suất đào tạo

Cơ sở vật chất- trang thiết bị giảng dạy có vai trò tích cực trong việc hỗ trợ thầy và trò nâng cao chất lượng đào tạo. Cơ sở vật chất- trang thiết bị giảng dạy phải đồng bộ, đầy đủ theo yêu cầu và hiện đại đủ về số lượng, phù hợp với đặc điểm môn học, với yêu cầu của phương pháp dạy học hiện đại, thư viện điện tử, trung tâm thông tin nối mạng Internet tiếp cận mạng thông tin toàn cầu, truy cập tư liệu, học liệu mở…hỗ trợ cho công tác giảng dạy nghiên cứu khoa học của thầy và trò. Đảm bảo đủ thông tin giáo trình, tài liệu tham khảo, là yếu tố quyết định cho việc nâng cao khả năng tự học cho SV.

Do nhà trường kinh phí còn hạn hẹp nên các doanh nghiệp phối hợp đào tạo theo dự án sẽ góp vốn, cho thuê trang thiết bị nhà xưởng, phân xưởng sản xuất thử, cử người hướng dẫn thực hành thực tập cho người học.

Thông qua việc liên kết đào tạo doanh nghiệp nắm bắt được năng lực, trình độ, ý thức thái độ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyển chọn đúng người đúng việc đúng thời điểm, đồng thời có nguồn thu từ việc phối hợp đào tạo cho thuê cơ sở vật chất trang thiết bị. Nhân lực làm việc theo dự án sẽ có thu nhập thêm ngoài lương để nâng cao chất lượng cuộc sống.

3. Kết hợp hoạt động giảng dạy và NCKH của giảng viên

dục cũng chính là nhà khoa học. Từ những kinh nghiệm thực tiễn qua nhiều thế hệ, con người đã đúc kết, thực nghiệm và khái quát thành tri thức khoa học, được phân loại thành các khoa học với những đối tượng và các phương pháp nghiên cứu riêng. Trước kia chức năng chủ yếu của người giảng viên là truyền thụ tri thức cho người học nhưng ngày nay ngày càng có sự gắn kết chặt trẽ giữa hoạt động khoa học và hoạt động dạy học. Người giảng viên dạy một môn khoa học đồng thời phải nghiên cứu, tìm tòi phát hiện cái mới trong đó, mở rộng, làm sâu sắc, phong phú hơn những tri thức khoa học thuộc môn nghiên cứu giảng dạy và kiến thức liên môn. Giống như nhà khoa học người giảng viên phải vạch ra chân lý khoa học hoặc hướng dẫn người học tìm ra chân lý đó .

Việc phối hợp đào tạo theo mô hình dự án, tạo điều kiện về vật chất, môi trường và các đề tài nghiên cứu theo hướng ứng dụng sẽ đào tạo được đội ngũ cán bộ giảng dạy có kinh nghiệm và thành công trong thực tế, am hiểu những yêu cầu của xã hội về chất lượng đào tạo đồng thời qua việc hợp tác với các kỹ sư của doanh nghiệp giúp họ hiểu rộng hơn, thực tế hơn và cũng có thêm những niềm đam mê nghiên cứu đồng thời có nguồn thu nhập chính đáng từ các đề tài nghiên cứu khoa học góp phần ổn định cuộc sống, có điều kiện để tái sản xuất sức lao động.

Thông qua các xưởng sản xuất thực nghiệm, thực hiện hoặc tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học với cơ sở doanh nghiệp và các giảng viên, sinh viên sẽ gắn kết, so sánh giữa lý thuyết và thực tế, an tâm, tự tin hơn với năng lực và kỹ năng sống và làm việc khi tốt nghiệp ra trường.

4. Đào tạo theo địa chỉ để người học sau khi tốt nghiệp có việc làm

Hiện nay, giáo dục đại học phải đổi mới theo hướng đào tạo không bắt buộc gắn với phân công công tác cho sinh viên sau tốt nghiệp. Sinh viên ra trường chủ yếu phải tự tìm việc làm.

Thực tiễn hiện nay đòi hỏi nhà trường phải tìm hiểu thị trường lao động, xem sinh viên của trường sau tốt nghiệp có tìm được việc làm không, công việc có phù hợp với chuyên ngành đào tạo không, khả năng thích ứng của họ với sự thay đổi của cơ chế thị trường và khoa học công nghệ như thế nào và đến đâu. Từ đó đổi mới công tác đào tạo phù hợp hơn để thu hút nhiều sinh viên khá, giỏi vào học ở

Việt Nam đang thiếu nhân lực trầm trọng, do vậy các doanh nghiệp sớm có chiến lược tuyển dụng nhân tài khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đầu tư cho người học, phối hợp với nhà trường là đầu tư cho tương lai của chính bản thân, là cách làm khôn ngoan của các doanh nghiệp có tầm cỡ chiến lược. Nhà trường cần sớm thành lập bộ phận chuyên trách để xây dựng kế hoạch điều tra số và chất lượng người học ra trường có việc làm, có tầm chiến lược về xây dựng kế hoạch dự báo nguồn nhân lực dài hạn và trung hạn phù hợp với thực tiễn hiện nay để thúc đẩy quá trình đào tạo chất lượng và phát triển bền vững.

5. Xây dựng cơ sở đào tạo tại doanh nghiệp, khu công nghiệp

Nguyên tắc nhà trường gắn liền với xã hội đã được nêu lên từ lâu, thực tế hiện nay càng cấp thiết đòi hỏi mức độ hoà nhập của nhà trường vào trong xã hội phải mới về chất sâu sắc và toàn diện hơn.

Trước mắt nhà trường từng bước phải tự chủ để trở thành một “doanh nghiệp đặc biệt” trong cơ chế thị trường đầy biến động bởi:

- Những người có học vấn càng cao, có tài năng thực sự nếu được hoạt động trong môi trường thuận lợi thì sẽ cống hiến cho nền KT-XH càng lớn.

- Dịch vụ giáo dục trở thành ngành sản xuất có lợi nhuận cao với thời gian ngắn, đầu tư ít bị rủi ro được kết hợp chặt chẽ bởi 3 yếu tố: Giáo dục, nghiên cứu khoa học và sản xuất. Các phát minh từ phòng thí nghiệm được triển khai thực hiện trong thời gian rất ngắn gần như là trực tiếp. Hoạt động chuyển giao, cải tiến công nghệ diễn ra thường xuyên.

- Nhà trường phải coi gắn kết với cộng đồng các DN, đào tạo theo đơn đặt hàng là nhiệm vụ cấp bách và cần thiết, phải thích ứng với nhu cầu kinh tế và xã hội, sử dụng sức mạnh xã hội và sự điều tiết của thị trường để từng bước phát triển. Liên kết với các DN nâng cao vị thế và cơ sở vật chất cho nhà trường. Trong nền kinh tế chuyển đổi hiện nay do điều kiện tài chính, cơ sở vật chất còn hạn hẹp trước mắt nhà trường thu hút vốn từ các doanh nghiệp bằng mức “Lợi nhuận thích hợp” hoặc “Vì lợi nhuận một phần”.

- Phát triển giáo dục hiện nay không chỉ về quy mô và số lượng mà thực chất vấn đề về chất lượng đào tạo, đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ và uy tín của nhà trường. Thay vì vốn, hiện nay sức lao động tri thức đã trở thành nhân tố quan trọng

nhất, việc sản xuất ra tri thức tức là sáng tạo cái mới sẽ trở thành hoạt động trọng yếu của nhân loại.

Một phần của tài liệu Đổi mới liên kết nhà trường với doanh nghiệp theo mô hình dự án nhằm nâng cao chất lượng nhân lực Khoa học và Công nghệ ( Nghiên cứu tại trường Đại học Lâm nghi145934.PDF (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)